Viêm quanh Implant và đặc điểm thiết kế Abutment Implant.

Bài viết này tổng quan các khái niệm sơ lược về viêm niêm mạc quanh Implant, viêm quanh Implant và đồng thời phân tích về các dạng Abutment đối với phục hồi Implant trên bệnh nhân. Cùng tìm hiểu sâu vào vấn đề này.

1. Viêm niêm mạc quanh Implant là gì?

Viêm niêm mạc quanh implant là một tình trạng mà trong đó niêm mạc quanh implant được đặc trưng bởi phản ứng viêm. Theo định nghĩa này thì nó có bệnh căn tương tự như viêm quanh implant. Tuy nhiên, khác với viêm quanh implant, viêm niêm mạc quanh implant chỉ giới hạn ở mô mềm quanh implant và không có dấu hiệu tiêu/phá hủy mào xương vượt quá sự tái cấu trúc bình thường sau lành thương của phẫu thuật cấy ghép. Viêm niêm mạc quanh implant tương tự như viêm nướu ở rằng thật. Giống như viêm nướu, những dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng có thể hồi phục bằng cách cải thiện vệ sinh răng miệng, hoặc kịp thời loại trừ dị vật xâm lấn trong trường hợp phản ứng viêm niêm mạc cấp do dị vật. Viêm niêm mạc quanh implant được đặc trưng mô học bởi sự gia tăng tế bào T ở tổn thương viêm niêm mạc và giới hạn trong hàng rào biểu mô. Những dấu hiệu lâm sàng, chẳng hạn như chảy máu khi thăm khám (BOP), niêm mạc quanh implant đỏ, hoặc mưng mủ, đều có thể là dấu hiệu của viêm niêm mạc quanh implant.

2. Đặc điểm của viêm quanh Implant

Viêm quanh implant, giống như viêm niêm mạc quanh implant, cũng được đặc trưng bởi phản ứng viêm. Tuy nhiên, khác với viêm niêm mạc quanh implant, viêm quanh implant mở rộng ra ngoài mô mềm, thường gây phá hủy sự bám dính mô cứng và mô mềm ở thân implant. So với răng tự nhiên, viêm quanh implant có thể được xem là giống như viêm nha chu. Khác với viêm niêm mạc quanh implant bị giới hạn mô học đến hàng rào biểu mô, viêm niêm mạc quanh implant mở rộng về phía chóp thành túi biểu mô. Phân tích mô học cho thấy có sự hiện diện số lượng lớn tương bào, lympho bào, đại thực bào, và bạch cầu đa nhân. Giống như viêm niêm mạc quanh implant, viêm quanh implant cũng có thể hồi phục nếu các yếu tố bệnh căn tại chỗ và/hoặc toàn thân được giải quyết kịp thời. Tuy nhiên, nếu các yếu tố bệnh căn (chẳng hạn như xi măng dư như trong tình huống lâm sàng trình bày ở đây) không được giải quyết, thì tiêu mào xương có thể xảy ra, từ đó có thể dẫn tới mất tích hợp xương và cấy ghép thất bại.

3. Tổng quan về Abutment Zirconia

Abutment nâng đỡ cho phục hình gắn xi măng (ví dụ như mão trên một implant hoặc cầu răng trên nhiều implant) thường được chế tác theo một trong ba kiểu thiết kế.

viem-quanh-implant
Minh họa abutment đúc sẵn (bên trái), abutment bán giải phẫu (có thể điều chỉnh) (ở giữa), và abutment giải phẫu đặc hiệu cho bệnh nhân (tùy chỉnh CAD/CAM) (bên phải).

Mỗi thiết kế có sự phân nhánh về tiên lượng của việc đặt vị trí bờ so với niêm mạc quanh implant. Thiết kế thô sơ nhất là abutment đúc sẵn. Abutment đúc sẵn thường có chiều cao phần cổ định sẵn để tạo ra hình thể bền và lưu cho phục hình, cùng với các lựa chọn về chiều rộng và chiều cao phần thoát cổ răng, tùy theo hệ thống implant hoặc nhà sản xuất. Abutment đúc sẵn còn đặc trưng bởi bệ phục hình tròn phẳng mà không tính đến những biến thể giải phẫu của niêm mạc quanh implant, và thường làm bằng titanium. Chuyển sang thiết kế hơi phức tạp hơn, nhiều nhà sản xuất implant đã đưa ra thiết kế bán giải phẫu đúc sẵn, chẳng hạn như bệ phục hình dạng vỏ sò, hoặc nhiều lựa chọn về chiều rộng và chiều cao của phần thoát cổ răng hoặc chiều cao phần cổ. Nhiều abutment bán giải phẫu còn có thể được điều chỉnh (bằng cách mài) trong giới hạn cho phép bởi kỹ thuật viên labo để phù hợp với yêu cầu của một kết cấu niêm mạc đặc trưng quanh implant. Loại thiết kế abutment này thường sử dụng vật liệu sinh học titanium hoặc zirconia. Mặc dù có nhiều tính năng vượt trội hơn so với abutment đúc sẵn, nhưng abutment bán giải phẫu vẫn gặp phải một số hạn chế về vị trí bờ và biên dạng của phần thoát cổ răng. Với sự ra đời của công nghệ CAD/ CAM, nhiều nhà sản xuất implant hiện nay đã cung cấp abutment tùy chỉnh giải phẫu toàn bộ, cho phép cắt ra hình thể giải phẫu từ hình thể toàn diện (full contour) dự kiến, giống như mão răng. Những yếu tố như chiều rộng phần thoát, hình dạng phần xuyên niêm mạc, chiều cao abutment, và vị trí bờ so với niêm mạc quanh implant thường có thể được điều chỉnh theo yêu cầu của bác sĩ lâm sàng. Abutment CAD/CAM thường sử dụng titanium màu vàng hoặc truyền thống, hay zirconia với nhiều màu khác nhau. Ở loại thiết kế này, abutment với thiết kế phức tạp hơn sẽ giúp bác sĩ lâm sàng kiểm soát vị trí của bờ phục hình sau cùng so với viền nướu kế cận tốt hơn.

Một nghiên cứu gần đây của Linkevicius và cộng sự đã chứng minh ảnh hưởng của vị trí bờ abutment lên sự lưu giữ xi măng dư lại viền niêm mạc quanh implant. Trong nghiên cứu này, 53 bệnh nhân được điều trị bằng phục hình trên một implant và sử dụng abutment fitanium đúc sẵn để nâng đỡ mão. Như đã trình bày trong câu trả lời cho câu hỏi C, những abutment này có bệ phục hình phẳng tròn. Trong khi đó, về mặt giải phẫu, người ta thấy rằng gờ xương ổ và niêm mạc thường có dạng vỏ sò, đặc biệt là khi có tiếp xúc bên giúp nâng đỡ phần yên ngựa ở kẽ răng. Nghiên cứu này đo đạc 4 vị trí dưới nướu của từng abutment đúc sẵn (gần, xa, ngoài, trong). Phục hình gắn xi măng hở khớp được gắn bởi một bác sĩ lâm sàng giàu kinh nghiệm. Sau khi làm sạch xi măng dư, thì chụp phim quanh chóp. Sau khi sử dụng các phương pháp thăm dò, quan sát, X-quang để xác nhận xi măng dư đã được làm sạch, tiến hành tháo phần đậy lỗ vít và ngay lập tức tháo phức hợp abutment-mão. Khe nướu quanh implant và phức hợp abutment-mão được chụp ảnh, và các dữ liệu này được sử dụng để định lượng diện tích bề mặt của xi măng trên phức hợp implant-abutment so với diện tích bề mặt toàn bộ. Những kết quả của nghiên cứu này cho thấy khi giao diện abutment-mão nằm dưới viền nướu, thì những vùng hội tụ này có sự gia tăng lượng xi măng dự trên lâm sàng có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, các tác giả còn nhận thấy mặc dù phim X- quang không cho thấy bằng chứng về xi măng dư, nhưng đa số phức hợp abutment-mão khi quan sát sau khi tháo khỏi implant đều có xi măng dư. Các tác giả kết luận rằng phim X-quang có thể không phải là một phương pháp đáng tin cậy để giúp bác sĩ lâm sàng đánh giá còn xi măng dư hay không trong quá trình gắn xi măng. Nghiên cứu này cho độc giả thấy rằng abutment đúc sẵn, thường có bệ phục hình đồng nhất/tròn phẳng, có thể vô tình gây ra biến chứng viêm niêm mạc quanh implant hoặc viêm quanh implant sau điều trị vì những lý do nêu trên. Không may là vẫn chưa có những thử nghiệm lâm sàng tiến cứu đánh giá xem liệu abutment CAD/CAM với giải phẫu chính xác có giúp cải thiện tình trạng này bằng cách đặt bệ phục hình ở vị trí giải phẫu chính xác và dễ tiếp cận để bác sĩ lâm sàng có thể làm sạch xi măng trong quá trình gắn hay không.

Các nghiên cứu gần đây đã đánh giá ảnh hưởng của công thức xi măng hoặc loại xi măng lên khả năng phát hiện xi măng dư tại giao diện abutment- mão trên phim X-quang của bác sĩ lâm sàng. Theo Linkevicius và cộng sự, phần lớn trường hợp có xi măng dư trên thực tế đã không bị phát hiện bằng phim X-quang thông thường. Wadhwani và cộng sự đã đánh giá mật độ bức xạ tương đối của các loại xi măng thường được sử dụng để gắn phục hình trên implant. Trong cả hai nghiên cứu trên cùng với một nghiên cứu được công bố của Peffe và cộng sự, các xi măng thường sử dụng đã được chuẩn bị trong các đĩa chuẩn hóa có độ dày từ 0.5 đến 2.0 mm. Các mẫu xi măng này sau đó được đặt cạnh một chêm aluminum bức xạ tiêu chuẩn để đánh giá độ cản quang tương đối của xi măng. Chụp phim X-quang chuẩn hóa ở 60 và 70 kVp đồng thời chuẩn hóa mẫu bằng độ xám so với chêm. Trong cả hai nghiên cứu, các tác giả nhận thấy độ xám cao nhất đều được ghi nhận ở những xi măng chứa kẽm (ví dụ như TempBond Original, TempBond NE, và Fleck’s). Các xi măng được quảng cáo là đặc hiệu cho implant (ví dụ như Improv, Premier Implant Cement) hoặc chỉ bị phát hiện ở mẫu dày nhất 2.0 mm hoặc hoàn toàn không bị phát hiện. Kết quả từ những nghiên cứu ban đầu về vấn đề này cho thấy xi măng chứa kẽm có thể phù hợp với phục hình trên implant hơn, nhờ có độ cản quang tương đối cao hơn. Phát hiện trên phim X- quang (mặc dù không phải luôn luôn đầy đủ) được xem là rất quan trọng để có thể giảm nguy cơ dư xi măng sau khi gắn phục hình trên implant. Như vậy, đây có vẻ là một công cụ hữu ích để làm giảm tỷ lệ biến chứng sinh học do xi măng.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *