Phẫu thuật tăng sống hàm – Tổng quan chung.

Phẫu thuật tăng sống hàm là một nhóm các kỹ thuật được sử dụng để làm tăng kích thước ngoài- trong hoặc trên-dưới của sống hàm. Hiện nay có một số kỹ thuật, và tái tạo xương có hướng dẫn GBR là một trong số đó. Mỗi kỹ thuật có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và tiên lượng thay đổi tùy từng trường hợp. Tình huống lâm sàng sẽ cho biết kỹ thuật nào được lựa chọn. Bài viết này sẽ giới thiệu qua về kỹ thuật cũng như minh hoạ một ca lâm sàng sử dụng phương pháp này.

1. Phân loại sống hàm theo Seibert

Có một số cách phân loại biến dạng sống hàm, nhưng phân loại được sử dụng phổ biến nhất là phân loại của Seibert năm 1983. Phân loại này ban đầu được đề xuất cho cải thiện mô mềm, nhưng hiện nay nó đã được thay đổi và sử dụng rộng rãi trong trường hợp chuẩn bị vị trí cấy ghép.

Seibert phân loại sống hàm thành 3 loại dựa trên hình dạng của nó. Loại I là thiếu hồng theo chiều ngang (ngoài-trong), trong khi loại II và loại III lần lượt là thiếu hồng theo chiều đứng và thiếu hồng cả chiều ngang lẫn chiều đứng. Trong tình huống này, tiêu sống hàm chủ yếu xảy ra theo chiều ngang, nhưng có tiêu mà xương nhẹ, nên nó được xếp loại III Seiberf.

phau-thuat-tang-song-ham-1
Phân loại sống hàm theo Seibert Có 3 loại biến dạng sống hàm theo Seibert là: Loại I – tiêu xương theo chiều ngoài trong; Loại II – tiêu xương theo chiều trên-dưới; Loại III – kết hợp tiêu xương theo chiều ngoài-trong và trên-dưới.

2. Tổng quan về kỹ thuật

Phẫu thuật tăng sống hàm là một nhóm các kỹ thuật được sử dụng để làm tăng kích thước ngoài- trong hoặc trên-dưới của sống hàm. Hiện nay có một số kỹ thuật, và tái tạo xương có hướng dẫn GBR là một trong số đó. Mỗi kỹ thuật có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và tiên lượng thay đổi tùy từng trường hợp. Tình huống lâm sàng sẽ cho biết kỹ thuật nào được lựa chọn. Trước đây, GBR được thực hiện chỉ sử dụng màng đơn thuần, nhưng hiện nay, xương ghép kết hợp với màng đã trở thành tiêu chuẩn điều trị cho GBR. GBR đã được chứng minh là một kỹ thuật rất đáng tin cậy trong việc đạt được kích thước ngang (ngoài-trong) nhằm tạo thuận lợi cho việc đặt implant, như chúng tôi đã thực hiện cho bệnh nhân này.

Giống như những quy trình phẫu thuật nha chu khác, các yếu tố toàn thân của bệnh nhân, chẳng hạn như đái tháo đường hoặc cao huyết áp không kiểm soát, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến kết quả của kỹ thuật này. Do đó, lựa chọn bệnh nhân và vị trí phù hợp là rất quan trọng để tăng khả năng thành công.

Biến dạng sống hàm nghiêm trọng thường ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ lẫn chức năng. Ghép mô mềm, mô cứng, hoặc cả hai có thể góp phần làm giảm những khiếm khuyết này; tái cấu trúc mô mềm thường hữu ích trong việc điều trị những trường hợp nhẹ. Thiếu hổng nặng có thể phải ghép một thì mô cứng và mô mềm. Việc lựa chọn điều trị phẫu thuật còn phụ thuộc vào loại phục hình. Ví dụ, nếu lên kế hoạch làm cầu răng thì ghép mô mềm được ưu tiên hơn, trong khi đó, ghép mô cứng được ưu tiên hơn nếu điều trị cấy ghép nha khoa được lựa chọn.

tang-song-ham-2
Ví dụ một ca lâm sàng cụ thể: Sau giai đoạn điều trị ban đầu, bệnh nhân được nhổ răng #12 và #22. Sau khi gây tê tại chỗ vị trí phẫu thuật, nhổ răng không sang chấn sử dụng periotome và kềm thông dụng; không lật vạt. Khâu đóng mép mô mềm. Cắt chỉ sau 2 tuần, và chờ thêm 6 tuần để lành thương. Sau 8 tuần, bệnh nhân được thực hiện tái tạo xương có hướng dẫn cho vùng #12 – #22. Sau khi gây tê tại chỗ, lật vạt toàn phần mặt ngoài và mặt trong. Rạch giữa mào xương tại vị trí #12 đến #22, mở rộng sang răng kế bên giống như đường rạch trong khe nướu. Khoan xương vỏ của xương bên dưới bằng mũi khoan tròn nhỏ để tế bào máu từ xương thuận lợi đi vào miếng ghép. Tạo của sổ màng xương của vạt phía ngoài để cải thiện sự di động của phần vạt phía thân răng, cho phép đóng kín ban đầu mà không gây căng. Kích thước của màng được xác định dựa trên kích thước của thiếu hổng và được cắt tỉa tương ứng. Màng phải mở rộng qua thiếu hồng ít nhất 3 mm.

 

tang-song-ham-5
Xương hạt đồng loại được hòa tan bão hòa trong nước cất khử ion rồi cho vào vùng thiếu hồng. Màng được lèn vào bên dưới vạt phía ngoài và phía trong để bao phủ hoàn toàn xương hạt. Vạt được định vị và khâu cố định bằng chỉ không tiêu. Đầu tiên sử dụng mũi khâu đệm ngang để kéo mép vạt lại gần nhau, sau đó khâu mũi rời để đóng kín ban đầu
Gắn phục hình tạm (bằng nhựa Essix) cho bệnh nhân vào ngày phẫu thuật, đảm bảo hở vị trí phẫu thuật ít nhất 2 mm. Cắt chỉ sau 2 tuần, ngoài trừ mũi khâu đệm ngang được giữ lại thêm 2 tuần nữa. Vùng này được lau nhẹ nhàng với chlorhexidine trước và sau khi cắt chỉ. Các răng kế cận được làm sạch mảng bám nhẹ nhàng bằng dụng cụ cạo vôi tay, và gắn cầu răng tạm #12 – #22 vào cùng buổi hẹn. (A, B) Phục hình tạm sau 4 tuần phẫu thuật tái tạo xương có hướng dẫn GBR

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *