Hẹp eo động mạch chủ và chẩn đoán

Hẹp eo động mạch chủ được định nghĩa là sự thu hẹp của ĐM chủ ở gần vị trí của dây chằng động mạch ngay phía xa nguyên ủy của ĐM dưới đòn trái, gây cản trở dòng máu trước chỗ hẹp, dần tới tăng áp lực, phì đại thất trái và suy tim.

1. Định nghĩa

Hẹp eo động mạch chủ được định nghĩa là sự thu hẹp của ĐM chủ ở gần vị trí của dây chằng động mạch ngay phía xa nguyên ủy của ĐM dưới đòn trái, gây cản trở dòng máu trước chỗ hẹp, dần tới tăng áp lực, phì đại thất trái và suy tim. Chỗ hẹp eo có thể là thắt hẹp hoặc hẹp hình ống trên đoạn dài và có tuần hoàn bàng hệ. Các bất thường đi kèm thường gặp là van ĐM chủ hai lá van, còn ống động mạch hoặc thông liên thất.

2. Dịch tễ học

  • Tỷ lệ hiện mắc hẹp eo ĐM chủ khoảng 4/10.000 trẻ mới sinh và 6 – 8% trường hợp tim bẩm sinh, tỷ lệ nam nữ là 1,7:1.
  • Di truyền: Mặc dù không có đột biến gen đặc hiệu nào được xác định, tuy nhiên đã có những báo cáo về các trường hợp hẹp eo ĐM chủ có tính chất gia đình. Hẹp eo ĐM chủ có thể gặp trong hội chứng Williams-Beuren, hội chứng Sturge-Weber. 30% bệnh nhân hội chứng Turner có hẹp eo ĐM chủ và 5 – 15% bệnh nhân nữ hẹp eo ĐM chủ có hội chứng Turner.
  • Có thể gặp hẹp eo ĐM chủ mắc phải do quá trình viêm trong một số bệnh lý như viêm mạch Takayasu hoặc xơ vữa động mạch.

3. Sinh lý bệnh

Cơ chế sinh lý bệnh chính xác vȁn chưa rõ ràng. Hai giả thuyết chính được đưa ra: giảm dòng máu tới tử cung dȁn tới kém phát triển quai ĐM chủ của bào thai và sự lan rộng bất thường của mô từ ống ĐM vào thành ĐM chủ của thai nhi.

Trong hẹp eo ĐM chủ, thành ĐM chủ có những bất thường như hoại tử dạng nang lớp áo giữa, tăng độ cứng và giảm khả năng co giãn, tăng cao thành phần collagen và giảm khối lượng cơ trơn ở đoạn trước hẹp.

hẹp eo động mạch chủ

Hẹp eo động mạch chủ

4. Triệu chứng cơ năng

Biểu hiện lâm sàng của hẹp eo ĐM chủ phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh, mức độ hẹp eo ĐM chủ và sự phát triển tuần hoàn bàng hệ.

Trẻ sơ sinh có hẹp eo ĐM chủ nặng có thể biểu hiện triệu chứng suy tim và/hoặc sốc khi ống ĐM đóng lại. Trẻ có thể không có triệu chứng nếu hẹp eo ĐM chủ mức độ không nặng hoặc tồn tại ống ĐM.

Đến tuổi trưởng thành hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng. Triệu chứng thường khởi phát khi có tăng huyết áp nhiều: đau đầu, các triệu chứng của suy tim hoặc tách thành ĐM chủ. Đau chi dưới cách hồi có thể gặp khi hoạt động gắng sức.

5. Triệu chứng thực thể

  • Khi bắt mạch có thể thấy ĐM đùi nảy chậm hơn so với ĐM cánh tay.
  • Tăng huyết áp ở chi trên.
  • Huyết áp thấp hoặc không đo được huyết áp ở chi dưới.
  • Tiếng thổi tâm thu tống máu ở vùng cao cạnh ức trái và vùng dưới xương vai trái.
  • Có thể nghe thấy tiếng thổi do các tổn thương khác đi kèm như tiếng thổi tâm thu của hẹp van ở ĐM chủ hai lá van.

6. Chẩn đoán phân biệt

  • Hội chứng thiểu sản tim trái.
  • Đứt đoạn quai ĐM chủ.
  • Giả hẹp eo ĐM chủ.
  • Tắc nghẽn đường ra thất trái, bao gồm hẹp dưới van và trên van ĐM chủ. Hẹp van ĐM chủ rất khít.
  • Bệnh ĐM ngoại biên.
  • Tách thành ĐM chủ.

7. Tiếp cận chẩn đoán

Đo huyết áp hai tay và huyết áp ở chân để tìm sự chênh lệch huyết áp.

Nếu nghi ngờ có hẹp eo ĐM chủ, khi thăm khám nên chủ động bắt mạch để tìm dấu hiệu ĐM đùi nảy chậm hơn ĐM cánh tay. Đây là dấu hiệu điển hình của hẹp eo ĐM chủ.

Điện tâm đồ: Có thể thấy phì đại thất trái, bất thường đoạn ST-T.

Siêu âm tim qua thành ngực: Mặt cắt trên hõm ức giúp đánh giá quai ĐM chủ.

Tất cả bệnh nhân có hẹp eo ĐM chủ nên ít nhất 1 lần chụp CLVT hoặc CHT hệ mạch máu để đánh giá đầy đủ ĐM chủ và các mạch máu trong sọ.

8. Cận lâm sàng

8.1 Xét nghiệm:

Không có xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán hẹp eo ĐM chủ.

8.2 Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh:

8.2.1 Đánh giá hình ảnh hẹp eo ĐM chủ

Tình trạng ống động mạch

Đóng.

Còn ống ĐM.

Dòng máu từ ĐM chủ sang ĐMP (hẹp eo ĐM chủ sau ống ĐM điển hình).

Dòng máu từ ĐMP sang ĐM chủ (hẹp eo ĐM chủ trước ống ĐM hoặc tăng áp lực ĐMP).

Tuần hoàn bàng hệ

Ít (điển hình của bệnh nhân dưới 2 tuổi). Nhiều.

Nối giữa các đoạn hẹp eo.

ĐM vú trong tới ĐM liên sườn đoạn xa ĐM chủ. Vòng nối quanh xương vai tới đoạn xa ĐM chủ.

Các bất thường quai ĐM chủ khác

Đứt đoạn quai ĐM chủ.

Quai ĐM chủ đôi với hẹp một hoặc cả hai quai. Hẹp eo ĐM chủ đoạn gần ĐM dưới đòn trái.

Viêm mạch chủ Takayasu, Rubella, hội chứng William, u xơ thần kinh (neurofibromatosis), mucopolysaccharidosis và các nguyên nhân khác gây hẹp ngoài đoạn eo ĐM chủ.

Bất thường ĐM dưới đòn

Không có hoặc hẹp lỗ vào ĐM dưới đòn trái. ĐM dưới đòn phải lạc chỗ.

Phần gần của hẹp eo. Phần xa của hẹp eo.

Nguyên ủy cả hai ĐM dưới đòn ở phía xa đoạn hẹp eo.

Các bất thường phối hợp với hẹp eo ĐM chủ

Thường gặp

Van ĐM chủ hai lá van với hẹp và hở van. Còn ống ĐM.

Thông liên thất.

Hội chứng Turner.

Hiếm gặp

Chuyển vị hai đại động mạch. Thất phải hai đường ra.

Hội chứng Shone (van hai lá hình dù, màng ngăn nhĩ trái, hẹp van ĐM chủ và hẹp eo ĐM chủ).

8.2.2 X-quang ngực:

  • Ấn lõm xương sườn (Posterior rib notching) ở các xương sườn thứ 3-9 do các ĐM bàng hệ lớn gây lõm xương sườn theo thời gian.
  • Dấu hiệu “số 3” được hình thành do giãn cung ĐM chủ và ĐM dưới đòn trước hẹp tạo thành đoạn trên, chỗ thắt lại của ĐM chủ tại vị trí hẹp tạo thành đoạn eo và giãn sau hẹp của đoạn xa ĐM chủ xuống tạo thành phần dưới.

8.2.3. Siêu âm tim:

  • Nhìn chung siêu âm tim ít giá trị với những bệnh nhân sau phȁu thuật hoặc đối với người trưởng thành có thể cửa sổ siêu âm không thuận lợi như trẻ em.
  • Hẹp eo ĐM chủ có thể quan sát thấy ở mặt cắt trên hõm ức.
  • Siêu âm Doppler màu và Doppler xung có thể xác định vị trí hẹp eo ĐM chủ. Siêu âm Doppler liên tục giúp ước tính mức độ nặng của hẹp eo ĐM chủ.
  • Tìm các bệnh bẩm sinh phối hợp, đánh giá kích thước buồng tim và chức năng tim.

8.2.4 Chụp CLVT và CHT:

  • Theo khuyến cáo của ACC/AHA năm 2008, bệnh nhân trưởng thành có hẹp eo ĐM chủ nên được chụp CLVT hoặc CHT động mạch chủ ít nhất 1 lần để đánh giá đầy đủ về ĐM chủ.
  • Có khả năng phát hiện được hẹp eo ĐM chủ và những bất thường kèm theo với độ chính xác rất cao (> 95%).
  • Cho phép quan sát toàn bộ hệ thống ĐM chủ bao gồm ĐM chủ lên, quai ĐM chủ, ĐM chủ xuống, van ĐM chủ và tuần hoàn bàng hệ.
  • Được chỉ định để theo dõi liên tục sau phȁu thuật để đánh giá tình trạng giãn ĐM chủ hoặc hình thành phình mạch mới.
  • CHT được ưu tiên hơn CLVT vì giảm nguy cơ thời gian phơi nhiễm với tia xạ.

8.2.5 Thông tim:

Có thể sử dụng để đánh giá chênh áp tối đa qua vị trí hẹp eo ĐM chủ, tuy nhiên thường được thực hiện khi phối hợp với can thiệp.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *