Yếu tố bề mặt và lành thương – tích hợp xương Implant.

Sự thành công của cấy ghép nha khoa được dựa trên việc đạt được sự ổn định cơ học tại vị trí implant, sau đó là sự ổn định sinh học theo thời gian nhờ sự tích hợp xương. Đặc điểm bề mặt implant và nhiều yếu tố khác chẳng hạn như tính tương hợp sinh học của vật liệu làm implant, chất lượng và khối lượng xương, tình trạng tải lực, và thiết kế implant – có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ và chất lượng tích hợp xương. Bài viết này nội dung tổng quan về yếu tố bề mặt liên quan đến quá trình lành thương – tích hợp xương của Implant. Cùng tìm hiểu.

1. Đặc điểm giao diện Xương – Implant là gì?

Sự thành công của cấy ghép nha khoa được dựa trên việc đạt được sự ổn định cơ học tại vị trí implant, sau đó là sự ổn định sinh học theo thời gian nhờ sự tích hợp xương. Sự bám dính xương trực tiếp vào implant thường đạt 50-80% bề mặt, tùy thuộc vào vị trí cấy ghép và mô mềm, nhưng đã được báo cáo là luôn hiện diện tại giao diện. Tuy nhiên, việc implant có tiếp xúc xương-implant lớn hơn sẽ tạo ra độ ổn định cao hơn là chưa rõ ràng.

Một nghiên cứu siêu cấu trúc nhận thấy xương khoáng hóa không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt implant, nhưng được liên kết bởi một lớp chất nền vô định hình, dày đặc, nằm xen giữa, có độ dày trong khoảng 20 đến 500 nm, bất kể thời gian đặt implant là bao lâu. Do lớp xen giữa này không hiện diện khi có giao diện mô sợi với implant, nên các nhà nghiên cứu giả thuyết rằng chất nền này có nguồn gốc từ khuôn xương hữu cơ. Ở lớp gần nhất, proteoglycans lắng đọng calcium, thỉnh thoảng tiếp xúc trực tiếp với titanium, đã được ghi nhận.

2. Yếu tố ảnh hưởng đến sự tích hợp xương của Implant

Đặc điểm bề mặt implant và nhiều yếu tố khác chẳng hạn như tính tương hợp sinh học của vật liệu làm implant, chất lượng và khối lượng xương, tình trạng tải lực, và thiết kế implant – có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ và chất lượng tích hợp xương. Các nghiên cứu chính trong hơn 40 năm qua đã tập trung vào việc tăng cường cấu trúc và tính chất hóa học của bề mặt implant, với mục tiêu là gia tăng tiếp xúc xương- implant.

Mặc dù một số thay đổi bề mặt đã được chứng minh là đem lại kết quả hứa hẹn trong các nghiên cứu ngắn hạn, nhưng vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về việc chúng đem lại ưu thế cho sự tồn tại dài hạn của implant hoặc sự duy trì mào xương so với bề mặt implant không xử lý.

Do đó, lớp phủ lỗ rỗ lên bề mặt, lần đầu tiên được phát triển trong phẫu thuật chỉnh hình, sau này đã được ứng dụng vào nha khoa để tăng cường độ bền của implant nhờ sự tăng trưởng xương vào bên trong các lỗ của lớp phủ.

yeu-to-be-mat
Ví dụ về các phương pháp xử lý bề mặt lỗ rỗ bao gồm (A) mạ kim loại điện phân (anodization), (B) phủ hydroxyapatite, (C) phủ titanium cấu trúc xốp, và (D) phủ hàn thiêu kết.

Tuy nhiên, tất cả các lớp phủ lỗ rỗ lên bề mặt hiện nay có độ lỗ rỗ giới hạn và kích thước lỗ không đồng đều cho sự tăng trưởng xương bên trong, và thường bị nứt, bị dát mỏng, hoặc bị hòa fan trong môi trường sinh học.

3. Những thay đổi yếu tố bề mặt có ảnh hưởng đến sự lành thương – tích hợp xương

Một số vật liệu sinh học có độ lỗ rỗ cao đã được phát triển để sử dụng trong phẫu thuật chỉnh hình và nha khoa để khắc phục những thiếu sót của lớp phủ lỗ rỗ. Trong suốt những năm 1970, các nhà nghiên cứu đã giới thiệu implant lưới sợi titanium làm bằng các dây titanium uốn cong, thiêu kết. Vật liệu có độ lỗ rỗ tối thiểu 50% và hầu hết lỗ được báo cáo là đủ lớn cho sự phát triển xương bên trong.

Mặc dù thiết kế đã đạt được sự tăng trưởng xương giữa các vòng dây và có sự tạo xương xung quanh thân implant, nhưng luôn có giao diện mô sợi giữa xương và phần kim loại của implant. Đây có thể là do thực tế là thiết kế implant hình trụ thì không có các ren phía ngoài cho sự ổn định và không đủ hàng rào ngăn ngừa biểu mô tăng trưởng xuống dưới.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.

1. Albrektsson T. Hard tissue implant interface. Aust Dent J 2008;53(Suppl 1):S34-S38.

2. Lian Z, Guan H, Ivanovski S, et al. Effect of bone to implant contact percentage on bone remodeling surrounding a dental implant. Int J Oral Maxillofac Surg 2010;39(7):690-698.

3. Brånemark P-I. Introduction to osseointegration. In: BrånemarkP-1, ZarbGA, AlbrektssonT (eds), Tissue-Integrated Prostheses, Osseointegration in Clinical Dentistry, 1st reprinting. Chicago, IL: Quintessence; 1985, pp 11-76.

4. Albrektsson T. Bone tissue response. In: BrånemarkP-1, ZarbGA, AlbrektssonT (eds), Tissue-Integrated Prostheses, Osseointegration in Clinical Dentistry, 1st reprinting. Chicago, IL: Quintessence; 1985, pp 129-143.

5. Vandamme K, Naert I, Sloten JV, et al. Effect of implant surface roughness and loading on peri-implant bone formation. J Periodontol 2008;79(1):150-157

6. Hujoel P, Becker W, Becker B. Monitoring failure rates of commercial implant brands; substantial equivalence in question? Clin Oral Implants Res 2013;24(7):725-729.

7. Spector M. Historical review of porous-coated implants. J Arthroplasty 1987;2(2):163-177.

8. Lüthy H, Strub JR, Schärer P. Analysis of plasma flame- sprayed coatings on endosseous oral titanium implants exfoliated in man: preliminary results. Int J Oral Maxillofac Implants 1987;2(4):197-202.

9. Weiss MB, Rostoker W. Development of an endosseous dental implant (I). Quintessence Int Dent Dig 1977;8(9):87-91.

10. Weiss MB, Rostoker W. Development of a new endosseous dental implant. Part I: animal studies. J Prosthet Dent 1981;46(6):646-651.

11. Weiss MB, Rostoker W. Development of a new endosseous dental implant. Part II: human studies. J Prosthet Dent 1982;47(6):633-645.

12. Weiss MB. Titanium fiber-mesh metal implant. J Oral Implantol 1986;12(3):498-507


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *