Huyết khối tĩnh mạch cửa là hậu quả của nhiều bệnh lý: bệnh lý ác tính tại chỗ và toàn thân, bệnh lý tăng đông máu, nhiễm trùng… Huyết khối tĩnh mạch cửa tuỳ vào diễn biến mà chia làm cấp và mạn tính. Trong trường hợp huyết khối cấp tính, khu trú có thể tiến hành phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch cửa.
1. Chỉ định
Huyết khối tĩnh mạch cửa cấp tính, khu trú ở thân chính hoặc nhánh chia đầu tiên ngoài gan: nhánh phải và nhánh trái.
2. Chống chỉ định
– Huyết khối tĩnh mạch cửa mạn tính
– Huyết khối lan rộng vào các nhánh tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch lách, các nhánh trong gan.
– Ung thư giai đoạn cuối, di căn xa, di căn phúc mạc.
– Bệnh lý nội khoa nặng: bệnh tim mạch, hô hấp, rối loạn đông máu…
3. Chuẩn bị
3.1. Người thực hiện:
Là phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hoá, mạch máu.
3.2. Người bệnh:
– Người bệnh phải được làm đầy đủ xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh, đánh giá toàn thân (tim mạch, hô hấp, đông máu).
– Ngày trước mổ phải được vệ sinh thân thể, cạo lông bộ phận sinh dục, thụt tháo sạch.
– Người bệnh cần được giải thích đầy đủ về bệnh lý, về quy trình phẫu thuật, các tai biến rủi ro có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật.
3.3. Phương tiện:
– Khung van xích nâng thành bụng.
– Bộ dụng cụ đại phẫu tiêu hoá.
– Đoạn mạch nhân tạo có chiều dài, khẩu kính tương ứng.
– Bộ dụng cụ mạch máu: clamp mạch máu các loại, dụng cụ khâu nối mạch máu: chỉ prolene 5/0 6/0…
– Chỉ tiêu 3.0, 4.0, chỉ không tiêu 4.0, 5.0…
– Máy siêu âm trong mổ (nếu có)
4. Các bước tiến hành
4.1. Tư thế:
– Người bệnh nằm ngửa, 2 tay dạng vuông góc với người.
– Phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh, người phụ 1 và 2 đứng bên trái, dụng cụ viên đứng cùng bên phẫu thuật viên.
4.2. Vô cảm:
Gây mê nội khí quản, đặt sonde dạ dày, đặt sonde tiểu, vein ngoại vi và trung ương. Thường kê một gối nhỏ ở mũi ức để bộc lộ rõ đường mổ, sát trùng toàn bộ ổ bụng từ dưới núm vú đến xương mu.
4.3. Kỹ thuật:
– Bước 1 – mở bụng: tùy theo thương tổn: đường trắng giữa, đường dưới sườn mở rộng lên mũi ức hoặc đường chữ J.
– Bước 2: Đánh giá thương tổn đại thể dịch ổ bụng, tổn thương phúc mạc, hạch cuống gan, tổ chức u.
– Bước 3: Bộc lộ tĩnh mạch cửa vùng cuống gan: tĩnh mạch cửa nằm sau ống mật chủ và động mạch gan.
– Bước 4: Mở tĩnh mạch cửa, lấy huyết khối. Có thể luồn forgaty để lấy huyết khối đoạn trên và dưới vị trí mở.
– Bước 5: Khâu lại tĩnh mạch cửa bằng chỉ prolene 5/0, 6/0, khâu ngang để tránh hẹp lòng tĩnh mạch cửa.
– Bước 6: Lau ổ bụng, đặt dẫn lưu: đặt dẫn lưu dưới gan, đóng bụng.
5. Theo dõi và xử trí tai biến
5.1. Theo dõi:
Khi người bệnh rút được ống nội khí quản thì được chuyển về bệnh phòng, thở Oxy > 48h, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch >72h, các xét nghiệm sinh hóa máu, đông máu, công thức máu được thực hiện vào ngày 1, 3, 5, 7 sau mổ.
5.2. Biến chứng và xử trí:
– Chảy máu: máu chảy qua dẫn lưu, bụng chướng tăng dần, mạch nhanh, huyết áp tụt, hồng cầu, hematocrit giảm. Xử trí: truyền máu, hồi sức tích cực, mổ lại cầm máu
– Hẹp, tắc tĩnh mạch cửa: biểu hiện dịch ổ bụng chảy nhiều, men gan tăng. Siêu âm doppler thấy huyết khối gây tắc hoặc hẹp TM cửa. Xử trí: dùng chống đông, mổ lại lấy huyết.
6. Ưu điểm của phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch cửa
Phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch cửa là một phương pháp điều trị tắc nghẽn tĩnh mạch cửa, trong đó bác sĩ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ các khối máu tụ trong tĩnh mạch cửa. Sau đây là một số ưu điểm của phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch cửa:
- Hiệu quả cao: Phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch cửa cho phép loại bỏ hoàn toàn các khối máu tụ trong tĩnh mạch cửa, giúp phục hồi lưu thông máu ở vùng gan và vùng ruột non. Nếu được thực hiện đúng cách, phẫu thuật này có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như ung thư gan hoặc viêm gan mãn tính.
- Giảm nguy cơ tái phát: Phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch cửa giúp giảm nguy cơ tái phát tắc nghẽn tĩnh mạch cửa, giúp bệnh nhân có thể hồi phục nhanh chóng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Điều trị hiệu quả các biến chứng: Phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch cửa có thể giúp điều trị các biến chứng liên quan đến tắc nghẽn tĩnh mạch cửa.
- Không tác động đến các cơ quan khác: Phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch cửa được tiến hành trực tiếp trên tĩnh mạch cửa, không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
7. Hạn chế
Mặc dù phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch cửa có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có một số hạn chế và rủi ro nhất định, bao gồm:
- Nguy cơ nhiễm trùng: Phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch cửa có nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là nếu không tiến hành đúng cách hoặc không tuân thủ các quy trình vệ sinh và phòng chống nhiễm trùng.
- Chảy máu: Phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch cửa có thể gây ra chảy máu trong quá trình phẫu thuật hoặc sau đó. Bệnh nhân có nguy cơ cao chảy máu nên được đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng phương pháp điều trị này.
- Tổn thương tĩnh mạch cửa: Trong quá trình phẫu thuật, tĩnh mạch cửa có thể bị tổn thương hoặc chúng có thể bị xé rách. Điều này có thể gây ra các vấn đề lưu thông máu nghiêm trọng hoặc các biến chứng khác.
- Phục hồi sau phẫu thuật: Bệnh nhân cần thời gian phục hồi sau phẫu thuật, và đôi khi cần phải hạn chế hoạt động trong một thời gian ngắn sau phẫu thuật. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và thời gian nghỉ làm việc.
- Chi phí: Phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch cửa có chi phí cao hơn so với các phương pháp điều trị khác cho tắc nghẽn tĩnh mạch cửa. Điều này có thể là một hạn chế đối với những bệnh nhân không có bảo hiểm y tế hoặc không có khả năng chi trả chi phí phẫu thuật.
Nguồn tham khảo: Bộ Y tế
Leave a Reply