Bệnh động mạch cảnh do xơ vữa

Bệnh động mạch cảnh do xơ vữa  là một bệnh lý phổ biến và nguy hiểm, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Bệnh xảy ra khi các tế bào xơ vữa tích tụ trong thành của động mạch, gây ra sự co bóp và hẹp động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến các bộ phận của cơ thể.

Bệnh động mạch cảnh do xơ vũa
Bệnh động mạch cảnh do xơ vũa


1. Định nghĩa


Bệnh động mạch cảnh do xơ vữa là tình trạng hẹp hoặc tắc động mạch cảnh chung và/ hoặc động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ do xơ vữa. Bệnh động mạch cảnh do xơ vữa diễn biến từ từ, có thể không gây ra triệu chứng hoặc có triệu chứng như thiếu máu não thoáng qua, đột quỵ thiếu máu não.

Bệnh động mạch cảnh là bệnh lý do sự tích tụ và cứng đơ của mảng xơ vữa trên tường động mạch, gây hẹp động mạch và giảm lưu lượng máu đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch cảnh do xơ vữa bao gồm:

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh động mạch cảnh do xơ vữa, do các chất độc hại trong thuốc lá gây ra viêm, tăng mức đường trong máu và tăng mức cholesterol xấu trong máu.
  • Tăng huyết áp: Áp lực máu cao kéo dài là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây xơ vữa động mạch.
  • Rối loạn lipid máu: Tăng mức cholesterol xấu (LDL) và giảm mức cholesterol tốt (HDL) trong máu có thể gây xơ vữa động mạch.
  • Đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường có thể gây hỏng mạch máu và gây xơ vữa động mạch.
  • Mỡ máu cao: Các mức triglycerides và lipoprotein máu cao cũng có thể gây xơ vữa động mạch.
  • Tiểu đường: Đái tháo đường có thể gây độ dày của tường động mạch.
  • Tuổi tác: Từ 40 tuổi trở lên, nguy cơ mắc bệnh động mạch cảnh do xơ vữa tăng lên.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao hơn so với nữ giới.
  • Di truyền: Các yếu tố di truyền cũng có thể góp phần vào việc phát triển bệnh động mạch cảnh do xơ vữa.
  • Chế độ ăn uống: ăn nhiều chất béo, đường và muối cũng là một yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch.

2. chẩn đoán


2.1. Triệu chứng lâm sàng


Phần lớn người bệnh không có triệu chứng lâm sàng, phát hiện nhờ nghe thấy tiếng thổi động mạch cảnh hoặc siêu âm Doppler thường quy (tiếng thổi mạch cảnh có độ nhạy và độ đặc hiệu khoảng 60% trong phát hiện hẹp ý nghĩa động mạch cảnh). Trong khám lâm sàng, chú ý phát hiện các dấu hiệu thần kinh (triệu chứng, di chứng đột quỵ) và tim mạch (tìm nguồn gốc của thuyên tắc như rung nhĩ, hẹp van hai lá,thông liên nhĩ, lỗ bầu dục…).Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là triệu chứng chính, nếu không có triệu chứng thần kinh, cần khai thác kỹ tiền sử đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua trong vòng 6 tháng trước.Triệu chứng chính của đột quỵ nguồn gốc từ động mạch não giữa do hẹp động mạch cảnh trong: Tê bì, liệt nửa người đối bên; mù thoáng qua; thất ngôn…

2.2. Thăm dò cận lâm sàng


2.2.1. Siêu âm Doppler động mạch cảnh:

Là thăm dò đầu tiên để chẩn đoán và đánh giá mức độ hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ (độ nhạy và độ đặc hiệu > 80% với hẹp từ 70 – 99%, và > 95% với tắc hoàn toàn động mạch cảnh).
– Các đặc điểm của mảng xơ vữa cần mô tả trên bản siêu âm động mạch cảnh:
+ Vị trí.
+ Kích thước: Bề dày, bề rộng, chiều dài.
+ Bề mặt: Nhẵn hay có loét hay không.
+ Độ đậm âm (so sánh với cơ ức đòn chũm: Rỗng âm, giảm âm hơn, đồng âm, tăng âm hơn).
+ Cấu trúc âm bên trong mảng xơ vữa, để đánh giá mức độ ổn định của mảng xơ vữa: Đồng nhất hay không đồng nhất.
– Đánh giá mức độ hẹp của động mạch cảnh, đặc biệt là động mạch cảnh trong để quyết định thái độ điều trị. Có 2 phương pháp để đánh giá mức độ hẹp:
+ Dựa theo phương pháp đo đạc trực tiếp siêu âm 2D và siêu âm màu, đánh giá % đường kính lòng mạch bị hẹp (hình 2)
+ Dựa trên tốc độ và tỉ lệ tốc độ dòng chảy qua vị trí hẹp.
– Nhược điểm: Khó thăm dò được tổn thương đoạn động mạch cảnh trong đoạn xa ở ngoài sọ hoặc khi bệnh nhân có cổ ngắn và không đánh giá được chính xác mức độ hẹp khi các tổn thương vôi hoá nặng.


2.2.2. Chụp cắt lớp vi tính mạch máu

– Là phương pháp quan trọng đánh giá tuần hoàn động mạch cảnh cả trong sọ và ngoài sọ (độ nhạy 75 – 100%, độ đặc hiệu 63 – 95% với hẹp > 70% động mạch cảnh).
– Nhược điểm: Giá thành cao, cần sử dụng thuốc cản quang, khó đánh giá mức độ hẹp với tổn thương vôi hoá nặng…

2.2.3. Chụp cộng hưởng từ mạch máu

– Sử dụng 2 chuỗi xung CE và TOF, cho phép đánh giá toàn bộ động mạch cảnh trong, ngoài sọ và nhu mô. Độ nhạy 91 – 95%, độ đặc hiệu 88 – 92% trong chẩn đoán hẹp khít động mạch cảnh.
– Ưu điểm so với siêu âm Doppler và chụp cắt lớp vi tính là ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng vôi hoá động mạch.
– Nhược điểm: Thời gian lâu, giá thành cao, những bệnh nhân đeo máy tạo nhịp tim không có chức năng chụp cộng hưởng từ hoặc mắc chứng sợ buồng tối sẽ không thể chụp được.

2.2.4. Chụp động mạch cảnh qua da:

– Là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán. Tuy nhiên, đây là thăm dò gây chảy máu, vì vậy, chỉ thực hiện khi những thăm dò không xâm nhập chưa đánh giá được chính xác hoặc có kết quả không thống nhất và/hoặc khi dự kiến can thiệp qua da.
– Có 2 phương pháp đánh giá mức độ hẹp động mạch cảnh là ECST và NASCET, trong đó công thức ECST thường đánh giá mức độ hẹp nặng hơn .


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *