Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và chỉ định phẫu thuật

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) (infective endocarditis) là nhiễm khuẩn màng trong của tim do vi khuẩn hoặc vi nấm, và một số trường hợp hiếm do Chlamydia hay Rickettsia.

1. Định nghĩa

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) (infective endocarditis) là nhiễm khuẩn màng trong của tim do vi khuẩn hoặc vi nấm, và một số trường hợp hiếm do Chlamydia hay Rickettsia. Nhiễm khuẩn màng trong của động mạch (shunt động – tĩnh mạch, ống động mạch còn tồn tại, hẹp eo động mạch chủ) tuy gọi đúng tên là viêm nội mạc động mạch nhiễm khuẩn (infective endarteritis) nhưng về lâm sàng và bệnh học cũng giống VNTMNK.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn 

2. Tổng quan

Thảo luận với đơn vị phȁu thuật tim mạch về chỉ định phȁu thuật thay van. Phȁu thuật cần đặt ra nếu tình trạng nhiễm khuẩn hoạt động hoặc nếu suy tim tiến triển do tổn thương phá hủy van. Thời gian thích hợp phụ thuộc vào một số yếu tố:

  • Sự dung nạp của huyết động với tổn thương.
  • Tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Sự xuất hiện của biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
  • Tình trạng nhiễm khuẩn
  • Nhiễm khuẩn dai dẳng hoặc tái phát (dựa vào chỉ số lâm sàng và xét nghiệm) mặc dù điều trị kháng sinh thích hợp có thể là do vi khuẩn kháng thuốc hoặc áp xe (tổ chức cạnh van, ngoài tim).
  • Loại vi khuẩn : X em xét phȁu thuật sớm với viêm nội tâm mạc do nấm hoặc viêm nội tâm mạc van nhân tạo do E. coli hoặc S. aureus.

Lựa chọn phẫu thuật

Viêm nội tâm mạc van hai lá và van ba lá , trong đó ư u tiên sửa van nếu có thể. Áp xe vòng van động mạch chủ, có thể cần phȁu thuật thay gốc động mạch chủ. Xử trí các biến chứng thủng vách liên thất, vỡ phình xoang valsalva (nếu có).

Chú ý: Nguy cơ tử vong tăng thêm do phȁu thuật liên quan đến VNTMNK là 2 – 5%.

Nguy cơ tử vong tăng nếu bệnh nhân có sốc tim hoặc nằm viện kéo dài.

3. Chỉ định phẫu thuật VNTMNK van tim bên trái

Chỉ định và thời điểm phẫu thuật van tim bên trái trong VNTMNK (van tự nhiên và van nhân tạo) (theo ESC 2015)

 

Chỉ định phẫu thuật

 

T.gian

 

Loại

 

B.chứng

1. Suy tim
VNTMNK trên van ĐM chủ hoặc VHL tự nhiên hoặc nhân tạo hở cấp nặng, tắc nghẽn hoặc rò gây phù phổi hoặc sốc tim không kiểm soát 24h I B
VNTMNK trên van ĐM chủ hoặc VHL tự nhiên hoặc nhân tạo hở hoặc tắc nghẽn nặng gây

triệu chứng suy tim hoặc rối loạn huyết động

trên siêu âm tim

Vài ngày I B
 

2. Không kiểm soát được nhiễm khuẩn

Không kiểm soát được nhiễm khuẩn tại chỗ (áp xe, giả phình mạch, đường rò, sùi lớn thêm) Vài ngày I B
Nhiễm trùng do nấm hoặc các chủng vi sinh vật đa kháng Vài ngày/ 1-2

tuần

I C
Cấy máu dương tính dai dẳng dù đã điều trị

kháng sinh thích hợp và kiểm soát các ổ di bệnh

Vài ngày IIa B
VNTMNK trên van nhân tạo gây ra bởi tụ cầu hoặc vi khuẩn gram (-) không thuộc nhóm HACEK Vài ngày/ 1-2

tuần

IIa C
 

3. Dự phòng tắc mạch

VNTM van ĐM chủ hoặc VHL tự nhiên hoặc nhân tạo kèm sùi dai dẳng kích thước > 10 mm có 1 hoặc nhiều lần tắc mạch dù đã điều trị kháng sinh thích hợp Vài ngày I B

 

VNTM van ĐM chủ hoặc VHL tự nhiên với kích thước sùi > 10 mm, với hẹp khít hoặc hở van nặng và nguy cơ phȁu thuật thấp Vài ngày IIa B
VNTM van ĐM chủ hoặc VHL tự nhiên hoặc nhân tạo với cục sùi rất lớn (> 30 mm) Vài ngày IIa B
VNTM van ĐM chủ hoặc VHL tự nhiên hoặc nhân tạo với cục sùi lớn (> 15 mm) và không có chỉ định phȁu thuật khác Vài ngày IIb C

Chú thích: VNTMNK: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn; VHL: Van hai lá; HACEK: Haemophilus, Actinobacillus, Cardiobacterium, Eikenella, Kingella spp.

4. Chỉ định phẫu thuật VNTMNK van tim bên phải

VNTMNK trên van tim bên phải thường là bệnh lý nguyên phát do lạm dụng thuốc đường tĩnh mạch và nguy cơ tái phát cao nếu không khắc phục được nguyên nhân. Vấn đề phȁu thuật chỉ được đặt ra trong các trường hợp:

Triệu chứng lâm sàng không cải thiện, không đáp ứng với điều trị nội khoa.

Tác nhân gây bệnh khó kiểm soát (ví dụ: Nấm) hoặc tình trạng nhiễm khuẩn huyết kéo dài > 7 ngày dù đã điều trị đủ kháng sinh (thường gặp S. aureus và S. aeruginosa).

Tổ chức sùi van ba lá vȁn có kích thước > 20 mm sau thuyên tắc động mạch phổi tái phát do cục sùi bắn đi hoặc có tắc mạch nghịch thường.

Suy tim phải thứ phát do hở van ba lá nặng và kém đáp ứng với thuốc lợi tiểu.

5. Kết luận

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (endocarditis) là một bệnh lý nghiêm trọng của hệ thống tim mạch, khi các vi khuẩn xâm nhập vào tầng trong của niêm mạc tim, gây ra sưng và viêm. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, bao gồm suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, hay thậm chí là tử vong.

Mặc dù việc sử dụng kháng sinh có thể giúp kiểm soát bệnh tình, nhưng trong một số trường hợp, phẫu thuật vẫn là một lựa chọn tốt để loại bỏ các tổn thương trên niêm mạc tim, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và phát triển lại. Chỉ định phẫu thuật trên viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn được xác định dựa trên nhiều yếu tố bao gồm tuổi, tình trạng sức khỏe, chủng loại vi khuẩn gây ra bệnh, mức độ tổn thương niêm mạc tim, và tình trạng của van tim.

Thực hiện phẫu thuật trên viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn đòi hỏi sự phối hợp giữa các chuyên gia về tim mạch, phẫu thuật và nhiễm trùng học. Quá trình phẫu thuật thường bao gồm loại bỏ van tim bị tổn thương và thay thế bằng van nhân tạo, hoặc sửa chữa vết thương trên van tim. Để đảm bảo kết quả tốt nhất, bệnh nhân cần được giám sát chặt chẽ và điều trị kháng sinh trong thời gian dài sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, phẫu thuật cũng mang lại một số rủi ro và biến chứng, bao gồm nhiễm trùng sau phẫu thuật, xuất huyết, suy tim, rối loạn nhịp tim, và thậm chí là tử vong. Do đó, quyết định phẫu thuật cần được đưa ra sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố rủi ro và lợi ích.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *