Khi nào chỉ định cắt đoạn dạ dày?

Hiện nay với sự phát triển và ứng dụng rất tốt thuốc ức chế tiết acid dịch vị đã làm thay đổi kết quả điều trị trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng. Tỷ lệ phẫu thuật cắt đoạn dạ dày chỉ còn trong một số trường hợp nhất định, chủ yếu là trong các trường hợp nghi ngờ hoặc đã chẩn đoán là ung thư. Dưới dây là một số chỉ định của phẫu thuật cắt đoạn dạ dày.

1. Chỉ định

Loét hành tá tràng có biến chứng thủng, hẹp, chảy máu, điều kiện cho phép (tại chỗ và toàn thân)

Ung thư dạ dày vùng hang môn vị gây biến chứng thủng, hẹp, chảy máu mà điều kiện toàn thân không cho phép nạo vét hạch.

Chỉ định cắt đoạn dạ dày trong trường hợp loét hành tá tràng có biến chứng thủng

2. Chống chỉ định

Có một số chống chỉ định đối với phẫu thuật nói chung, bao gồm:

– Bệnh nhân không đủ sức khỏe để chịu đựng phẫu thuật hoặc gây ra nguy cơ cao cho bệnh nhân.
– Bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc hoặc chất gây nghiện có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật hoặc làm tăng nguy cơ biến chứng.
– Bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến huyết áp cao, tim mạch hoặc tiểu đường không được điều chỉnh tốt.
– Bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến hô hấp hoặc đường tiêu hóa nghiêm trọng.
– Bệnh nhân có các bệnh lý nội tiết hoặc miễn dịch nghiêm trọng.
– Bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến hệ thống thần kinh hoặc trí não.
– Bệnh nhân có sự dị ứng với một số loại thuốc hoặc vật liệu được sử dụng trong phẫu thuật.

Những chống chỉ định này phải được xem xét cẩn thận trước khi quyết định phẫu thuật, và bệnh nhân cần phải được tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng sức khỏe của mình và các tùy chọn điều trị khác.

3. Chuẩn bị

3.1. Người thực hiện:

– Phẫu thuật viên chính chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung

– 02 phẫu thuật viên phụ

– 01 bác sỹ gây mê

– Kíp dụng cụ viên, chạy ngoài, phụ mê: 03 điều dưỡng

3.2. Người bệnh:

– Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh

– Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi

– Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,… trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều

– Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân

– Kháng sinh dự phòng

3.3. Phương tiện: 

Bộ dụng cụ đại phẫu, chỉ khâu, máy cắt nối…

3.4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 180 phút

4. Các bước tiến hành

4.1. Tư thế:

Người bệnh nằm ngửa

4.2. Vô cảm:

Gây mê nội khí quản. Trường hợp nguy cơ cao khi gây mê nội khí quản có thể gây tê ngoài màng cứng và gây tê tại chỗ.

4.3. Kỹ thuật:

– Bước 1: đường mổ trắng giữa trên dưới rốn hoặc trên rốn

– Bước 2: đánh giá thương tổn trong mổ

– Bước 3: xác định mốc cắt dạ dày:

. dưới môn vị 2-3 cm

. Bờ cong nhỏ: chỗ động mạch vị trái gặp bờ cong nhỏ

. Bờ cong lớn: chỗ gặp nhau của động mạch vị mạc nối phải và trái

– Bước 4: Đóng mỏm tá tràng kín, trong trường hợp khó đóng mỏm tá tràng nên đặt dẫn lưu mỏm tá tràng và đặt hệ thống dẫn lưu cạnh mỏm tá tràng.

– Bước 5: Lập lại lưu thông theo kiểu Billroth I (Péan), hoặc Billroth II (Polya, Frinsterer) hay Roux-en-Y tùy theo kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Miệng nối trước hoặc qua mạc treo đại tràng ngang.

– Bước 6: lau rửa sạch ổ bụng, đặt dẫn lưu

– Bước 7: đóng bụng theo các lớp giải phẫu.

5. Theo dõi và xử trí biến chứng

– Chảy máu: thường trong 48h đầu hoặc những ngày tiếp theo. Chảy máu đỏ tươi, số lượng nhiều qua dẫn lưu, toàn trạng thay đổi (nhợt, lo âu, mạch nhanh, huyết áp tụt) cần mổ kiểm tra lại, cầm máu.

– Theo dõi áp xe tồn dư, tình trạng bục miệng nối, nhiễm trùng vết mổ để có chỉ định can thiệp kịp thời.

– Theo dõi tình trạng chung: mạch, huyết áp, viêm phổi

. Truyền dịch: tính đủ năng lượng, lượng dịch vào cho từng người bệnh cụ thể.

. Kháng sinh: sử dụng kháng sinh dự phòng hoặc sử dụng kháng sinh điều trị khi có chỉ định, tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể.

6. Ưu điểm của phẫu thuật cắt đoạn dạ dày

Ưu điểm của phẫu thuật cắt đoạn dạ dày bao gồm:

– Giảm đau và các triệu chứng khác của bệnh lý dạ dày.
– Giảm nguy cơ ung thư dạ dày vì phần lớn ung thư dạ dày bắt nguồn từ niêm mạc dạ dày.
– Điều trị được các trường hợp bệnh lý nghiêm trọng của dạ dày như chảy máu, loét dạ dày và ung thư dạ dày.
– Dạ dày còn lại vẫn còn hoạt động bình thường để tiêu hóa thức ăn.

7. Hạn chế

Hạn chế của phẫu thuật cắt đoạn dạ dày bao gồm:

– Nguy cơ mắc các biến chứng sau phẫu thuật như chảy máu, nhiễm trùng, đau và sưng.
– Cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật để đảm bảo hồi phục tốt nhất và tránh các biến chứng.
– Có thể dẫn đến hấp thụ chậm của các chất dinh dưỡng và vitamin, gây ra tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng và gầy sút cân.
– Cần tuân thủ chế độ ăn uống và đổi thói quen ăn uống để đảm bảo tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả.
– Không phù hợp cho một số trường hợp bệnh nhân, bao gồm những người có tình trạng sức khỏe không ổn định, những người già, những người có bệnh lý nghiêm trọng khác, và những người có tình trạng dinh dưỡng kém.

Do đó, quyết định phẫu thuật cắt đoạn dạ dày cần được đưa ra sau khi bệnh nhân được tư vấn kỹ lưỡng và xem xét các tùy chọn điều trị khác.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *