Bệnh van động mạch phổi trong thực hành lâm sàng

Bệnh van động mạch phổi là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, khiến cho van động mạch phổi bị suy thoái và không thể hoạt động bình thường. Bệnh này có thể dẫn đến suy tim, đột quỵ hoặc thậm chí tử vong. Việc chẩn đoán bệnh van động mạch phổi khá khó khăn và thường đòi hỏi nhiều bước kiểm tra và xét nghiệm.

Bệnh van động mạch phổi

Bệnh van động mạch phổi

1.Hẹp van động mạch phổi

1.1 Nguyên nhân

Bẩm sinh (hầu hết các trường hợp), carcinoid, thấp tim, hoặc do chèn ép.

1.2 Triệu chứng cơ năng

Hầu như không có. Nếu hẹp van nặng kéo dài có thể xuất hiện khó thở khi gắng sức, đau đầu, ngất (do không có khả năng tăng cung lượng tim). Cuối cùng có thể gây triệu chứng hở van ba lá do suy thất phải.

1.2 Triệu chứng thực thể

Sóng ‘a’ nổi trội trong sóng áp lực tĩnh mạch cảnh, thất phải. Đôi khi có rung ở khoang liên sườn 2 trái. Nghe tiếng T2 tách đôi (do van động mạch phổi đóng muộn hơn), tiếng đóng van động mạch phổi êm dịu hơn (ngoại trừ hẹp trên van), tiếng thổi tâm thu tống máu nghe được bờ trên xương ức bên trái, rõ nhất thì hít vào.

1.3.Cận lâm sàng

  • Điện tâm đồ: Dày thất phải và giãn nhĩ phải.
  • X-quang ngực thẳng: Động mạch phổi giãn, đôi khi có vôi hoá van, nếu nặng gây giảm tưới máu phổi.
  • Siêu âm tim: Xác định chẩn đoán và đánh giá vị trí hẹp (tại van, trên van hoặc đường ra thất phải) và mức độ hẹp. Hẹp van ĐM phổi nặng: vận tốc dòng chảy qua vị trí hẹp >4 m/s hoặc chênh áp tối đa > 60 mmHg. Có thể phối hợp với tổn thương khác như thông liên nhĩ, còn ống động mạch, Fallot.
  • Thông tim: đánh giá mức độ tắc nghẽn và ảnh hưởng huyết động.

1.4.Điều trị

  • Điều trị nội khoa với hỗ trợ giảm triệu chứng suy thất phải bao gồm lợi tiểu, hạn chế dịch.
  • Can thiệp xâm lấn được khuyến cáo khi:
  • Chênh áp trung bình qua van trên > 64 mmHg trên siêu âm tim hoặc >40 mmHg khi nghỉ (trên thông tim)
  • Hẹp van ĐMP vừa – nặng có triệu chứng lâm sàng của hẹp van ĐMP hoặc suy thất phải.
  • Nong van bằng bóng là lựa chọn điều trị nếu hẹp tại van, hiệu quả cao, an toàn, kết quả lâu dài tốt; hở van động mạch phổi khá phổ biến sau nong van nhưng hiếm khi gây hậu quả lâm sàng nghiêm trọng.
  • Phȁu thuật sửa van thường có hiệu quả với tỷ lệ tái phát thấp. Thay van động mạch phổi được chỉ định nếu không thích hợp với các điều trị trên hoặc hở van ĐM phổi nghiêm trọng sau sửa van.

2. Hở van động mạch phổi

2.1 Nguyên nhân

Bất kỳ nguyên nhân nào của tăng áp lực mạch phổi (gây giãn vòng van), viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, bệnh mô liên kết (bệnh Marfan), do thủ thuật (sau nong van động mạch phổi qua da), carcinoid.

2.2 Đặc điểm lâm sàng

Triệu chứng xuất hiện khi tăng áp lực mạch phổi hoặc suy thất phải gồm khó thở khi gắng sức, phù ngoại vi, đau bụng, lơ mơ.

2.3 Khám lâm sàng

Thất phải lớn, đôi khi có rung miu vùng van động mạch phổi. Nghe tiếng T2 đến muộn, mạnh (khi có tăng áp động mạch phổi) hoặc êm (khi có hẹp van phổi). Tiếng thổi của hở van động mạch phổi nghe rõ nhất khoang liên sườn 3 – 4 bên trái xương ức, trong thì hít vào.

2.4 Cận lâm sàng

  • Điện tâm đồ: Dày thất phải (nếu có tăng áp lực mạch phổi), block nhánh phải/ dạng rsR ở V1.
  • X-quang ngực: Động mạch phổi và thất phải lớn.
  • Siêu âm tim: Siêu âm 2D cho thấy giãn, phì đại thất phải. Vách liên thất di động nghịch thường nếu quá tải thể tích thất phải. Hở động mạch phổi có thể thấy được bằng Doppler màu và định lượng Doppler xung. Hở van động mạch phổi nặng với dòng màu trào ngược lấp đầy đường ra thất phải.

2.5 Điều trị

  • Điều trị suy tim phải theo phác đồ thông thường.
  • Nếu hở van động mạch phổi do giãn vòng van thứ phát do tăng áp động mạch phổi, điều trị nguyên nhân tăng áp động mạch phổi có thể làm giảm mức độ nặng của hở van ĐM phổi (ví dụ phȁu thuật thay van hai lá).
  • Nếu có triệu chứng suy thất phải với hở van động mạch phổi nặng, thay van động mạch phổi nên được cân nhắc. Chỉ định thay van động mạch phổi ở bệnh nhân không có triệu chứng còn chưa rõ ràng.

3. Tổng kết

Bệnh van động mạch phổi là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, khiến cho van động mạch phổi bị suy thoái và không thể hoạt động bình thường. Đây là một bệnh lý khó chẩn đoán và thường cần nhiều bước kiểm tra và xét nghiệm để xác định chính xác.

Các triệu chứng của bệnh van động mạch phổi bao gồm khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, hoặc ngất xỉu. Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp như siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ hạt nhân (MRI). Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng có thể được sử dụng để đánh giá mức độ suy giảm của van động mạch phổi.

Điều trị cho bệnh van động mạch phổi phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, phẫu thuật thay van động mạch phổi hoặc phẫu thuật ghép van có thể cần thiết. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng bệnh van động mạch phổi có liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống và lối sống không lành mạnh. Hiểu rõ về bệnh van động mạch phổi sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, từ đó giảm thiểu nguy cơ các biến chứng nguy hiểm.

Tóm lại, bệnh van động mạch phổi là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, đòi hỏi sự chẩn đoán và điều trị kịp thời để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *