Bệnh cơ tim phì đại được định nghĩa là sự tăng độ dày bất thường (phì đại) của thành thất trái mà không giải thích được bằng các tình trạng tăng gánh huyết động, tỷ lệ bệnh là 1:500 dân. Đây là loại bệnh lý cơ tim đa dạng cả về biểu hiện lâm sàng, cấu trúc tim và diễn biến tự nhiên.
1.Định nghĩa
Bệnh cơ tim phì đại được định nghĩa là sự tăng độ dày bất thường (phì đại) của thành thất trái mà không giải thích được bằng các tình trạng tăng gánh huyết động, tỷ lệ bệnh là 1:500 dân. Đây là loại bệnh lý cơ tim đa dạng cả về biểu hiện lâm sàng, cấu trúc tim và diễn biến tự nhiên. Đa số người mắc có thể biểu hiện gần như bình thường trong suốt cuộc đời, tuy nhiên bệnh cơ tim phì đại được ghi nhận là nguyên nhân đột tử do tim liên quan đến gắng sức phổ biến nhất ở người dưới 35 tuổi.
2. Chẩn đoán trên siêu âm tim
Siêu âm tim vȁn là thăm dò tiêu chuẩn vàng do tính phổ biến rộng rãi. Siêu âm tim giúp xác định, đánh giá mức độ và vị trí vùng thất trái phì đại cũng như tắc nghẽn đường ra thất trái. Các dấu hiệu đặc trưng trên siêu âm tim bao gồm:
- Phì đại lệch tâm ở vùng vách liên thất (> 15 mm): Vách liên thất phì đại nhiều so với thành sau thất trái, giảm vận động vách liên thất. Tuy nhiên, bất kỳ kiểu hình phì đại nào cũng có thể gặp.
- Buồng thất trái nhỏ.
- Dấu hiệu SAM (Systolic Anterior Motion): Sự di chuyển ra trước của van hai lá trong thì tâm thu.
- Đóng van ĐM chủ giữa tâm thu và rung cánh van ĐM chủ.
Bệnh cơ tim phì đại
3. Điều trị
Khoảng 50% số ca bệnh cơ tim phì đại đột tử xảy ra trong hoặc ngay sau khi gắng sức thể lực mạnh. Do đó, bệnh nhân cần được tư vấn tránh những môn thể thao đối kháng có cường độ cao. Điều trị bệnh cơ tim phì đại bao gồm:
- Giảm nhẹ triệu chứng bao gồm g iải phóng tắc nghẽn đường ra thất trái.
- Điều trị rối loạn nhịp.
- Xác định nh ữ ng bệnh nhân có nguy cơ đột tử để xét chỉ định cấy máy phá rung tự động (ICD).
- Sàng lọc họ hàng bậc 1 của bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại.
3.1 Điều trị triệu chứng
3.1.1 Thuốc chẹn beta giao cảm
Trong bệnh cơ tim phì đại, thuốc chẹn chọn lọc beta 1 giao cảm (nebivolol, bisoprolol, metoprolol… là nhóm điều trị triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, chóng mặt và ngất. Nhóm thuốc này làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện
đổ đầy tâm trương, do đó có hiệu quả trong điều trị triệu chứng đau thắt ngực và khó thở khi gắng sức, tuy nhiên có thể phải dùng thuốc với liều cao.
3.1.2 Thuốc chẹn kênh canxi
Các thuốc chẹn kênh canxi nhóm nondihydropyridine (verapamil và diltiazem) có hiệu quả tương đương thuốc chẹn beta giao cảm và được chỉ định cho những bệnh nhân không dung nạp hoặc có chống chỉ định với thuốc chẹn beta giao cảm. Cần theo dõi sát ở những bệnh nhân có tắc nghẽn đường ra thất trái nặng (chênh áp ≥100 mmHg) hoặc tăng áp lực động mạch phổi tâm thu bởi có thể gây phù phổi.
3.1.3 Các thuốc giãn mạch
Nên tránh tối đa có thể các thuốc giãn tĩnh mạch và động mạch (bao gồm cả các thuốc nhóm nitrate và các thuốc ức chế phosphodiesterase) ở những bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại có kèm hẹp đường ra thất trái.
3.1.4 Các thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu quai và lợi tiểu nhóm thiazide có thể cân nhắc sử dụng ở bệnh nhân có hẹp đường ra thất trái và cần được theo dõi sát trong trường hợp điều trị giảm triệu chứng khó thở khi gắng sức.
Digoxin là chống chỉ định trong các trường hợp có hẹp đường ra thất trái.
3.2 Điều trị rối loạn nhịp tim:
Chẹn beta giao cảm và amiodarone là những thuốc chống rối loạn nhịp được lựa chọn cho các rối loạn nhịp trên thất. Amiodarone có thể làm giảm tần suất tái phát của các cơn nhịp nhanh thất không bền bỉ cũng như nhu cầu cắt cơn nhịp nhanh bằng máy tạo nhịp.
Kiểm soát tần số đáp ứng thất ở bệnh nhân rung nhĩ: Dùng thuốc chẹn beta giao cảm hoặc thuốc chẹn kênh canxi nhóm non-dihydropyridine. Nếu không kiểm soát được tần số đáp ứng thất bằng thuốc, có thể cân nhắc chỉ định triệt đốt nút nhĩ thất và cấy máy tạo nhịp.
Điều trị dự phòng huyết khối tương tự như những trường hợp rung nhĩ khác.
3.3 Giải phóng tắc nghẽn đường ra thất trái
Tắc nghẽn đường ra thất trái có thể được điều trị bằng thuốc, phȁu thuật hoặc can thiệp làm mỏng vách liên thất bằng tiêm cồn.
Điều trị nội khoa: Các thuốc được lựa chọn gồm chẹn beta giao cảm và verapamil. Có thể chỉ định thêm d isopyramide, một thuốc inotrope âm tính ở những bệnh nhân có chênh áp lớn qua đường ra thất trái gây triệu chứng.
Phẫu thuật cắt gọt vách liên thất: Phȁu thuật cắt gọt vách liên thất (phȁu thuật Morrow) trực tiếp làm mỏng đoạn gần của vách liên thất. Phȁu thuật này có nguy cơ gây block nhĩ thất độ cao phải cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, và các biến chứng mạn tính như hở chủ.
Can thiệp làm mỏng vách liên thất bằng cồn: G ây nhồi máu cơ tim tại đoạn gần của vách liên thất bằng cách tiêm cồn vào nhánh vách thứ nhất hoặc thứ hai của động mạch liên thất trước. Ban đầu, thủ thuật này cho kết quả rất hứa hẹn; tuy nhiên một tỷ lệ đáng kể (20 – 25%) bệnh nhân bị block nhĩ thất hoàn toàn và phải cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn. Ngoài ra, vấn đề liên quan đến thủ thuật này còn có những ảnh hưởng lâu dài do nhồi máu cơ tim, đặc biệt là quá trình tái cấu trúc thất trái và nguy cơ rối loạn nhịp nguy hiểm.
Cấy máy tạo nhịp: Cấy máy tạo nhịp 2 buồng với thời gian dȁn truyền nhĩ thất ngắn cho thấy có thể cải thiện triệu chứng cũng như chênh áp ở một nhóm nhỏ các bệnh nhân.
Leave a Reply