Quy trình phẫu thuật cắt u tá tràng theo Bộ Y tế

U biểu mô đệm dạ dày ruột là những khối u trung mô phổ biến nhất của ống tiêu hóa, gặp 50% ở dạ dày, 30% ở ruột non, 5% ở đại – trực tràng và 5% ở thực quản. Trong những khối u biểu mô đệm của ruột non có 12-18% gặp ở tá tràng, phẫu thuật cắt bỏ u vẫn là phương pháp điều trị tốt nhất. Điều trị phẫu thuật u biểu mô đệm tá tràng nên lựa chọn phẫu thuật cắt đoạn tá tràng vì khối u ít có xu hướng xâm lấn rộng và di căn hạch.

1. Chỉ định

U biểu mô đệm tá tràng khu trú ở một phần tá tràng.

2. Chống chỉ định

U tá tràng có xâm lấn đầu tụy.

3. Chuẩn bị

3.1. Người thực hiện:

Kíp phẫu thuật viên tiêu hóa và kíp bác sỹ gây mê hồi sức, kỹ thuật viên có kinh nghiệm.

3.2. Người bệnh:

– Các xét nghiệm cơ bản chẩn đoán.

– Soi dạ dày sinh thiết hoặc siêu âm nội soi.

– Đặc biệt cần lưu ý nâng cao thể trạng người bệnh trước phẫu thuật bằng nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.

– Chuẩn bị mổ:

+ Chế độ ăn: nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.

+ Kháng sinh dự phòng trước mổ.

3.3. Phương tiện:

Bộ dụng cụ mổ mở đại phẫu tiêu hóa, chỉ khâu,…

3.4. Kiểm tra hồ sơ:

Thủ tục hành chính, chuyên môn

4. Các bước tiến hành

4.1. Tư thế:

Người bệnh nằm ngửa, kê một gối đệm dưới lưng ngang đốt sống lưng 12 (D12).

4.2. Vô cảm:

Gây mê toàn thân có giãn cơ

4.3. Kỹ thuật:

– Thì 1: Mở bụng đường trắng giữa trên dưới rốn, đánh giá tổn thương.

+ Đánh giá dịch ổ bụng, tình trạng phúc mạc.

+ Đánh giá các cơ quan khác trong ổ bụng.

+ Đánh giá tổn thương tại tá tràng, đầu tụy.

+ Đánh giá di căn hạch.

– Thì 2: làm động tác Kocher di động toàn bộ tá tràng khỏi phúc mạc thành sau. Cắt đôi tá tràng ở dưới môn vị khoảng 2 cm (có thể dùng máy cắt thẳng 45 mm), phẫu tích tách Dạ dày tá tràng khỏi đầu tụy, tránh không làm tổn thương nhu mô tụy. Chú ý phần nhu mô đầu tụy cạnh nhú tá tràng bé gắn chặt với thành tá tràng nên phải bộc lộ lớp cơ thành tá tràng tại bình diện phẫu tích để tránh làm tổn thương tụy. Bộc lộ nhú tá tràng bé, cắt đôi và khâu buộc ống Santorini. Phẫu tích tìm đoạn ống mật chủ trong tụy và nhú tá tràng lớn ở mặt sau của đầu tụy. Cắt đôi phần dưới tá tràng bảo tồn lỗ của nhú tá tràng lớn (có thể dùng máy cắt thẳng 45 mm). Cắt đôi bó mạch vị mạc nối phải để di động hoàn toàn hang môn vị.

– Thì 3: Phục hồi lưu thông tiêu hóa: đóng kín đầu dưới tá tràng, nối đầu trên tá tràng với 1 quai hỗng tràng kiểu chữ Y, miệng nối tận – bên trước mạc treo đại tràng ngang. Nối chân quai chữ Y (miệng nối hỗng – hỗng tràng tận – bên)

– Thì 4: kiểm tra, đặt dẫn lưu, đóng bụng.

5. Theo dõi và xử trí tai biến

5.1. Theo dõi:

– Theo dõi như mọi trường hợp phẫu thuật đường tiêu hóa nói chung.

– Sau phẫu thuật phối hợp 2 loại kháng sinh từ 5 đến 7 ngày, bồi phụ đủ nước – điện giải, năng lượng hàng ngày. Chú ý bù đủ albumine, protid máu.

5.2. Xử trí tai biến:

– Chảy máu: chảy máu trong ổ bụng, cần theo dõi sát, cần thiết phải phẫu thuật lại ngay qua nội soi hoặc mổ mở.

– Tắc ruột sau mổ: kiểm tra xem do dãn ruột cơ năng hay tắc ruột cơ học. Nếu do nguyên nhân cơ học phải mổ kiểm tra và xử lý nguyên nhân.

– Áp xe hoặc viêm phúc mạc do rò, bục miệng nối: điều trị nội hoặc phẫu thuật lại tùy thuộc mức độ của biến chứng.

6. Ưu điểm của phẫu thuật cắt u tá tràng

Phẫu thuật cắt u tá tràng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho u tá tràng và có nhiều ưu điểm như sau:

  • Loại bỏ hoàn toàn u tá tràng: Phẫu thuật cắt u tá tràng là phương pháp loại bỏ hoàn toàn u tá tràng, giúp ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của bệnh.
  • Giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống: U tá tràng bị bệnh có thể gây ra đau và khó chịu cho bệnh nhân. Sau khi cắt bỏ u tá tràng bị bệnh, bệnh nhân có thể giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Ngăn ngừa tái phát bệnh: Sau khi cắt bỏ u tá tràng bị bệnh, nguy cơ tái phát bệnh sẽ giảm đáng kể, giúp bệnh nhân yên tâm hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
  • Phục hồi sau phẫu thuật nhanh chóng: Phẫu thuật cắt u tá tràng thường được thực hiện bằng phương pháp tiếp cận qua đường tiêu hóa, giúp giảm thiểu sự đau đớn và thời gian phục hồi sau phẫu thuật.
  • Tăng cơ hội sống sót: Phẫu thuật cắt u tá tràng là một phương pháp điều trị hiệu quả và có thể giúp tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân.

7. Hạn chế

Phẫu thuật cắt u tá tràng có một số hạn chế như sau:

  • Nguy cơ phẫu thuật: Phẫu thuật cắt u tá tràng là một phẫu thuật lớn và có nguy cơ cao. Bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương đường tiêu hóa, hoặc các vấn đề khác liên quan đến phẫu thuật.
  • Phục hồi sau phẫu thuật: Bệnh nhân có thể cần một thời gian phục hồi lâu sau phẫu thuật. Trong thời gian này, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định ăn uống và hoạt động theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe và phục hồi nhanh chóng.
  • Ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa: Cắt bỏ một phần u tá tràng có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bệnh nhân, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ tái phát: Dù đã cắt bỏ phần u tá tràng bị bệnh, nhưng nguy cơ tái phát vẫn có thể xảy ra. Do đó, bệnh nhân cần được kiểm tra thường xuyên sau phẫu thuật để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến u tá tràng.
  • Chi phí phẫu thuật: Phẫu thuật cắt u tá tràng là một phẫu thuật đắt tiền và có thể gây áp lực tài chính đối với bệnh nhân và gia đình.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *