Ghi điện não là một phương pháp chẩn đoán phổ biến trên lâm sàng để ghi lại hoạt động điện học của não, từ đó có thể phát hiện ra những sóng điện não bất thường để góp phần giúp các bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh động kinh. Qua bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các phương pháp ghi điện não thường được áp dụng trên lâm sàng.
1. GHI ĐIỆN NÃO THƯỜNG QUY
1.1. ĐẠI CƯƠNG
Ghi điện não đồ là phương pháp ghi hoạt động điện học của não bằng các điện cực đặt ở da đầu một cách chuẩn mực.
Giá trị của ghi điện não chủ yếu với chẩn đoán bệnh động kinh.
1.2. CHỈ ĐỊNH
– Bệnh động kinh.
– Các nghi ngờ tổn thương não
– Chẩn đoán chết não.
1.3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các tổn thương không phải của não bộ.
1.4. CHUẨN BỊ
1.4.1. Người thực hiện
01 bác sĩ chuyên khoa thần kinh và 01 điều dưỡng viên
1.4.2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc
Ngoài buồng ghi điện não yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ, thì cần phải có:
– Máy ghi điện não: 01 (mỗi máy ghi điện não gồm 1 máy khuếch đại và một bộ phận ghi cơ hoặc số hóa).
– Máy in: 01 chiếc
– Màn hình vi tính: 01 chiếc
– Điện cực: 40 cái
– Bộ dây mắc điện cực: 02 bộ
– Nước muối sinh lý: 01 chai
– Pass: 01 type.
– Dây đất: 01 dây
– Giấy ghi điện não: 60 trang/bản ghi
– Mực in.
1.4.3. Người bệnh
– Phải nằm yên trong quá trình ghi điện não.
– Phải hợp tác được với người ghi để thực hiện một số biện pháp hoạt hóa.
– Da đầu sạch.
1.4.4. Hồ sơ bệnh án
– Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, chẩn đoán bệnh
– Tiền sử sản khoa và tiền sử bệnh tật liên quan.
1.5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1.5.1. Kiểm tra hồ sơ
Đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh
1.5.2. Kiểm tra người bệnh
– Phù hợp với tiêu chuẩn đề ra.
– Tình trạng sức khỏe trước khi làm.
1.5.3. Thực hiện kỹ thuật
– Người bệnh có thể nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi.
– Điều dưỡng mắc điện cực theo vị trí chuẩn.
– Test chuẩn máy.
– Ghi điện não theo các đạo trình chuẩn, thời gian ghi ít nhất 20 phút. Trong quá trình ghi có thực hiện 1 số nghiệm pháp hoạt hóa như thở sâu, nhắm mở mắt, nháy đèn…
– In bản ghi điện não.
– Đọc kết quả điện não.
1.6. THEO DÕI
– Sự hợp tác của người bệnh trong quá trình ghi.
– Quan sát người bệnh để phát hiện nhiễu bản ghi.
– Có cơn co giật trong quá trình ghi.
– Có các biểu hiện bất thường nguy hiểm về bệnh của người bệnh.
1.7. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Không có tai biến của quá trình ghi điện não thông thường.
2. GHI ĐIỆN NÃO GIẤC NGỦ
2.1. ĐẠI CƯƠNG
Điện não đồ giấc ngủ thực chất là một nghiệm pháp hoạt hóa điện não đồ thông thường, nhưng có ý nghĩa lớn với 1 số loại động kinh chỉ xuất hiện khi ngủ: Các động kinh nguyên phát ở trẻ nhỏ, hội chứng nhọn sóng liên tục trong giấc ngủ…
2.2. CHỈ ĐỊNH
– Bệnh động kinh.
– Đặc biệt động kinh khi ngủ.
2.3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Các tổn thương không phải của não bộ.
2.4. CHUẨN BỊ
2.4.1. Người thực hiện
– Một bác sĩ chuyên khoa thần kinh
– Một điều dưỡng viên
2.4.2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc
Ngoài buồng ghi điện não yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ, thì cần phải có:
– Máy ghi điện não: 01 (mỗi máy ghi điện não gồm 1 máy khuếch đại và một bộ phận ghi cơ hoặc số hóa).
– Máy in: 01
– Màn hình vi tính: 01
– Điện cực: 40
– Bộ dây mắc điện cực: 02
– Nước muối sinh lý: 01 chai
– Pass: 01 type.
– Dây đất: 01
– Giấy ghi điện não: 60 trang/bản ghi
– Mực in.
2.4.3. Người bệnh
– Phải ngủ yên.
– Phải hợp tác được với người ghi để thực hiện một số biện pháp hoạt hóa.
– Da đầu sạch.
2.4.4. Hồ sơ bệnh án
– Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ.
– Tiền sử sản khoa và tiền sử bệnh tật liên quan.
– Chẩn đoán bệnh.
2.5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
2.5.1. Kiểm tra hồ sơ: đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh.
2.5.2. Kiểm tra người bệnh
– Người bệnh đã ngủ, thở đều.
– Tình trạng sức khỏe trước khi làm.
2.5.3. Thực hiện kỹ thuật
– Người bệnh có thể ngủ ở tư thế nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi.
– Điều dưỡng mắc điện cực theo vị trí chuẩn.
– Test chuẩn máy.
– Ghi điện não theo các đạo trình chuẩn, trong quá trình ghi theo dõi các sóng điện não ở giai đoạn khác nhau của giấc ngủ (4 giai đoạn), theo dõi hiện tượng động mắt hoặc không (trong quá trình ngủ 75%-90% không động mắt).
– In bản ghi điện não.
– Đọc kết quả điện não (chú ý động mắt và các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ).
2.6. THEO DÕI
– Sự hợp tác của người bệnh trong quá trình ghi.
– Quan sát người bệnh để phát hiện nhiễu bản ghi.
– Có cơn co giật trong quá trình ghi.
– Có các biểu hiện bất thường nguy hiểm về bệnh của người bệnh.
2.7. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Không có tai biến của quá trình ghi điện não thông thường.
3. GHI ĐIỆN NÃO VIDEO CHẢN ĐOÁN ĐỘNG KINH
3.1. ĐẠI CƯƠNG
Ghi điện não video là phương pháp ghi điện não hiện đại, nếu được ứng dụng rộng rãi sẽ góp phần làm tăng giá trị của ghi điện não, vì có sự đối chiếu được giữa hoạt động kịch phát trên điện não với các triệu chứng lâm sang giúp các chẩn đoán phân biệt được với các bệnh lý tâm thần và đặc biệt ổ khu trú trong các cơn động kinh cục bộ phức tạp rất có ý nghĩa trong điều trị, đặc biệt trong phẫu thuật.
3.2. CHỈ ĐỊNH
– Bệnh động kinh, đặc biệt là động kinh cục bộ.
– Phân biệt được cơn động kinh với các cơn tâm thần hoặc các cơn giật cơ của não hay tủy.
3.3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các bệnh không liên quan đến động kinh.
3.4. CHUẨN BỊ
3.4.1. Người thực hiện
– Một bác sĩ chuyên khoa thần kinh
– Một điều dưỡng viên
3.4.2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc
Ngoài các phương tiện ghi điện não đồ thông thường thì cần:
– Máy quay video: 01.
– Một phần mềm nối giữa máy quay phim với máy ghi điện não
3.4.3. Người bệnh
– Phải nằm yên trong một thời gian dài.
– Phải hợp tác được với người ghi
– Da đầu sạch.
3.4.4. Hồ sơ bệnh án
– Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ.
– Tiền sử sản khoa và tiền sử bệnh tật liên quan.
– Chẩn đoán bệnh.
3.5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
3.5.1. Kiểm tra hồ sơ: đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh.
3.5.2. Kiểm tra người bệnh
– Đạt tiêu chuẩn đề ra.
– Tình trạng sức khỏe trước khi làm.
3.5.3. Thực hiện kỹ thuật
– Người bệnh có thể ngủ ở tư thế nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi.
– Điều dưỡng mắc điện cực theo vị trí chuẩn.
– Kiểm tra lại máy quay phim và phần kết nối giữa máy quay và máy ghi điện não.
– Test chuẩn máy.
– Ghi điện não theo các đạo trình chuẩn, thời gian ghi điện não video thường là 24 giờ, ngoài ra còn phụ thuộc vào loại cơn của từng người bệnh, thời gian xảy ra cơn vào ban đêm hoặc ban ngày mà có thể ghi điện não vào các thời điểm đó. Nhưng thời gian không dưới 8 giờ.
– In bản ghi điện não (xem lại toàn bộ thời gian ghi và in lại những đoạn bệnh lý).
– Đọc kết quả điện não
3.6. THEO DÕI
Ngoài việc phát hiện các bất thường nguy hiểm về bệnh của người bệnh thì theo dõi người bệnh ghi điện não video rất thuận lợi nhờ có máy quay phim ghi lại toàn bộ trạng thái của người bệnh trong suốt quá trình ghi.
3.7. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Không có tai biến của quá trình ghi điện não video.
Nguồn tham khảo: Bộ Y tế
Xem thêm: Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Leave a Reply