Thuốc ảnh hưởng đến sự tích hợp xương của Implant.

Một số loại thuốc có thể gây ra biến chứng trong hoặc sau phẫu thuật cấy ghép, hoặc có thể ảnh hưởng lên sự lành thương, sự tích hợp xương sớm và muộn, và có thể dẫn tới cấy ghép thất bại. Cùng tìm hiểu một số loại thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình này. 

1. Thuốc ảnh hưởng đến quá triển nướu.

  • Thuốc chống động kinh (phenyltoin). Phenyltoin là thuốc chống động kinh và được ghi nhận là gây phì đại nướu khi có sự hiện diện của mảng bám. Quá triển nướu còn xảy ra xung quanh abutment xuyên nướu/niêm mạc nếu có sự tích tụ mảng bám. Loại bỏ phần mô mềm phì đại bằng phẫu thuật cắt nướu (trong trường hợp quá triển ít) hoặc phẫu thuật lật vạt (khi khối lượng mô lớn hơn). Không có dữ liệu về implant nha khoa ở những bệnh nhân sử dụng phenyltoin.
  • Thuốc điều trị cao huyết áp (thuốc khóa kênh calcium). Các thuốc khóa kênh dihydropyridine calcium để điều trị cao huyết áp gây quá triển nướu là một tác dụng phụ thường gặp. Chưa có dữ liệu về nguy cơ quá triển nướu ở những bệnh nhân này khi điều trị cấy ghép.
  • Thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin). Cyclosporin và các thuốc ức chế miễn dịch thường được kê cho bệnh nhân ghép tạng, cũng có thể gây phì đại nướu như một tác dụng phụ thường gặp. Quá triển nướu dường như không liên quan đến mảng bám. Cyclosporin ảnh hưởng nhiều lên các implant đã tích hợp xương, cụ thể là nó ảnh hưởng lên sự chu chuyển xương và làm mất cân bằng xương.

2. Thuốc ảnh hưởng đến quá trình ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs)

Đây là thuốc thường được sử dụng nhất để điều trị trầm cảm, đã được báo cáo là ảnh hưởng đến sự chuyển hóa xương và tác động trực tiếp lên sự tạo xương bằng cách tăng sự biệt hóa hủy cốt bào. Kết quả là chúng làm giảm khối lượng xương và mật độ khoáng xương, đồng thời làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. Trong một nghiên cứu đoàn hệ gần đây, các tác giả nhận thấy điều trị bằng SSRIs có liên quan đến việc tăng nguy cơ thất bại của các implant đã tích hợp xương, do đó cần lập kế hoạch điều trị phẫu thuật cẩn thận ở những bệnh nhân sử dụng SSRI.

3. Nhóm thuốc Bisphosphonate

Bisphosphonate là thuốc được chỉ định để phòng ngừa và điều trị các bệnh lý liên quan đến sự tiêu xương (loãng xương hoặc bệnh Paget), ung thư xương di căn, hội chứng cận ung thư, và đa u tủy. Chúng có thể được sử dụng qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Nguy cơ ở những bệnh nhân sử dụng bisphosphonate đã được ghi nhận, được gọi là nguy cơ hoại tử xương hàm do bisphosphonate (BRONJ). Loạt bệnh nhân phát triển BRONJ sau cấy ghép nha khoa được công bố nhiều nhất cho đến hiện nay là 27 bệnh nhân sử dụng bisphosphonate, cả đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch (alendronate, zoledronic acid, và pamidronate). Thời gian trung bình từ lúc đặt implant đến lúc xuất hiện BRONJ là 16 tháng. Trong một báo cáo loại case khác về BRONJ sau cấy ghép nha khoa, một lần nữa ở cả những bệnh nhân sử dụng bisphosphonate đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, đã cho thấy đặt implant ở vùng răng sau dường như có nguy cơ phát triển BRONJ cao hơn. BRONJ thực sự là vấn đề ở những bệnh nhân điều trị bisphosphonate tiêm tĩnh mạch, nhưng tần số BRONJ ở những bệnh nhân sử dụng bisphosphonate đường uống lại rất ít. Việc sử dụng bisphosphonate đường uống tại thời điểm đặt implant và trong suốt giai đoạn lành thường dường như không ảnh hưởng đến sự thành công sớm của implant. Vào năm 2007, Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật hàm mặt Hoa Kỳ đã đưa ra hướng dẫn dành cho bệnh nhân điều trị bằng bisphosphonate đường uống, dựa trên tình huống lâm sàng của bệnh nhân và thời gian uống thuốc, cho rằng nên thận trọng hơn trước và sau phẫu thuật trong vòng 3 năm sau khi ngưng điều trị bisphosphonate. Hai tổng quan hệ thống cho thấy đặt implant ở những bệnh nhân uống bisphosphonate lâu ngày không dẫn đến BRONJ và không ảnh hưởng đến tỷ lệ tồn tại ngắn hạn của implant. Các tác giả kết luận rằng cấy ghép nha khoa có thể được xem là một thủ thuật an toàn ở những bệnh nhân uống bisphosphonate trong vòng < 5 năm, và implant nha khoa có thể tích hợp xương và duy trì ổn định chức năng ở những bệnh nhân điều trị bằng bisphosphonate. Tóm lại, có sự nhất trí về việc chống chỉ định cấy ghép ở bệnh nhân ung thư điều trị bằng bisphosphonate tiêm tĩnh mạch. Trong khi đó, những bệnh nhân loãng xương được điều trị với bisphosphonate nên được thông báo về nguy cơ cấy ghép thất bại cũng như nguy cơ hoại tử xương và kết quả nâng xoang kém, và do đó, cần phải đạt được sự đồng thuận từ bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật cấy ghép nha khoa.

4. Điều trị corticosteroid

Những tác dụng phụ của corticosteroid gồm có giảm mật độ xương, làm mỏng biểu mô, và ức chế miễn dịch. Do đó, việc sử dụng glucocorticoid toàn thân có thể ảnh hưởng đến sự tích hợp xương của implant và sự lành thương quanh implant. Không có bằng chứng về việc điều trị corticosteroid là chống chỉ định của cấy ghép nha khoa, nhưng cần lưu ý rằng corticosteroid toàn thân có thể gây ức chế trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận, và do đó cần tuân thủ những khuyến cáo tiêu chuẩn khi phẫu thuật miệng ở những bệnh nhân điều trị steroid. Cơ quan kiểm soát thuốc vẫn khuyên rằng bệnh nhân đã kết thúc đợt điều trị corticosteroid toàn thân dưới 3 tuần nhưng có thể đang trong tình trạng căng thẳng, chẳng hạn như chấn thương, phẫu thuật, hoặc nhiễm trùng, và những bệnh nhân có nguy cơ suy giảm tuyến thượng thận, thì nên điều trị bao phủ corticosteroid toàn thân trong giai đoạn này.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *