Điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em?

Mục đích điều trị tiêu chảy kéo dài là phục hồi cân nặng và chức năng cung cấp đủ dịch thích hợp để dự phòng và điều trị mất nước, dinh dưỡng hợp lý để không làm tiêu chảy nặng thêm, bổ sung vitamin và khoáng chất, kháng sinh khi có nhiễm trùng.

1. Tiêu chảy kéo dài là gì?

Tiêu chảy kéo dài là đợt tiểu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài trên 14 ngày. 

Nguyên nhân thường gặp là:

  • Vi khuẩn: Shigella, Salmonella, Yersinia enterocolitica, Escherichia coli, Clostridium difficile, Campylobacter jejuni, Vibrio cholerae, Mycobacterium avium complex
  • Virus: rotavirus, adenovirus, astrovirus, norovirus, cytomegalovirus, HIV   
  • Ký sinh trùng: Cryptosporidium, Giardia, Entamoeba histolytica, Isospora, Strongyloides
  • Chế độ ăn không hợp lý: ăn nhiều đƣờng, thực phẩm dinh dƣỡng chứa sorbitol, mannitol, hoặc xylitol
  • Kém hấp thu đường: Bất dung nạp lactose, thiếu men sucrase-isomaltase, thiếu men lactase, bất dung nạp glucose-galactose, bất dung nạp fructose…

Triệu chứng lâm sàng:

  • Thời gian đợt tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày, số lần tiêu chảy trong ngày khi giảm, khi tăng. Trẻ có thể có tiền sử mắc nhiều đợt tiêu chảy cấp trước đó hoặc tiêu chảy kéo dài.
  • Phân lỏng nhiều nước: tiêu chảy xuất tiết hoặc tiêu chảy thẩm thấu
  • Phân có nhiều nước lỏng hoặc khi đặc khi lỏng, lổm nhổm, mùi chua hoặc khẳn, màu xanh hoặc vàng, có bọt, nhầy khi không dung nạp đường, carbohydrat hoặc mỡ.
  • Phân có nhiều nhầy hồng có máu, ỉa phải rặn khi tiêu chảy xâm nhập, có liên quan tới vi khuẩn, lỵ, Campylobacter, Entamoeba histolytica và Giardia.
  • Trẻ biếng ăn, khó tiêu hoặc xuất hiện tiêu chảy trở lại khi thức ăn lạ.
  • Trẻ có thể mất nước, rối loạn điện giải: kích thích, khát nước dữ dội, li bì, chướng bụng, liệt ruột cơ năng, loạn nhịp tim, môi khô đỏ, thở nhanh sâu, rối loạn nhịp thở.
  • Thiếu dinh dưỡng, vitamin và yếu tố vi lượng
  • Tình trạng nhiễm khuẩn: sốt, li bì, biếng ăn, bú kém, môi khô, lưỡi bẩn,…

2. Điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em?

2.1 Mục tiêu điều trị tiêu chảy kéo dài

Phần lớn bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo dõi cẩn thận. Tuy nhiên một số trẻ cần điều trị tại bệnh viện tới khi ổn định, tiêu chảy ít đi và trẻ đang phục hồi cân nặng, những trẻ này bao gồm

  • Trẻ bị nhiễm khuẩn nặng như viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn huyết
  • Trẻ có mất nước 
  • Trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng

2.2 Bù nước và điện giải

Phác đồ A: Điều trị những trường hợp tiêu chảy chưa có biểu hiện mất nước . Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường phòng mất nước . Cách cho uống như sau:

Số lượng uống: Cho trẻ uống nước sau mỗi lần đi ngoài với số lượng nước như sau:

phac-do-A
Phác đồ A

Các loại dịch dùng trong tiêu chảy: Dung dịch ORESOL (ORS) áp lực thẩm thấu thấp là tốt nhất

Cách cho uống:

  • Trẻ < 2 tuổi, cho uống từng thìa, trẻ lớn cho uống từng ngụm một bằng cốc hoặc bằng bát.
  • Trẻ bị nôn, dừng lại đợi 5-10 phút sau lại tiếp tục cho uống.
  • Cần động viên người mẹ chịu khó cho con uống, vì chỉ có cho uống mới tránh được hậu quả nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy.

Phác đồ B: Điều trị các trường hợp mất nước vừa và nhẹ, cho bệnh nhi uống ORS dựa theo cân nặng hay tuổi (nếu không cân được)

Lượng ORS cho uống trong 4 giờ đầu (ml)

Nếu biết cân nặng có thể tính lượng dịch cần bù bằng công thức:

Số lượng nước (ml) uống trong 4 giờ = Cân nặng bệnh nhi x 75 ml.

Cách cho uống:

  • Trẻ nhỏ 2 tuổi thì cho uống từng thìa, cứ 1-2 phút cho uống 1 thìa, đối với trẻ lớn cho uống từng ngụm bằng chén.
  • Nếu trẻ nôn cho ngừng uống 10 phút sau đó cho uống chậm hơn.
  • Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước; nếu hết triệu chứng mất nước chuyển sang phác đồ A, trẻ còn dấu hiệu mất nước vừa và nhẹ thì tiếp tục theo phác đồ B. Nếu nặng lên thì chuyển sang phác đồ C .

Phác đồ C: Áp dụng trong những trường hợp mất nước nặng

– Truyền tĩnh mạch ngay 100ml/kg dung dịch Ringe Lactate (hoặc dung dịch muối sinh lý) chia số lượng và thời gian như sau:

phac-do-C
Phác đồ C

Cứ 1-2 giờ đánh giá lại bệnh nhân. N- Lại truyền một lần nữa với số lượng và thời gian tương tự nếu mạch quay còn yếu hoặc không bắt được. Nếu tình trạng mất nước không tiến triển tốt thì truyền nhanh hơn.

Ngay khi bệnh nhân có thể uống được, hãy cho uống ORS (5ml / kg /giờ).

Nếu không truyền được, tuỳ từng điều kiện cụ thể có thể chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để truyền dịch hoặc đặt ống thông dạ dày cho ORS với số lượng 20ml/kg/giờ (tổng số 120ml/kg)

Cho ăn trở lại ngay khi trẻ có thể ăn được như tiếp tục bú mẹ hoặc cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng.

2.3 Dinh dưỡng trong điều trị

Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy kéo dài. Phần lớn bệnh nhân được điều trị tại nhà bằng cách hướng dẫn chế độ ăn hợp lý. Đảm bảo mục tiêu về chế độ dinh dưỡng: 

  • Giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa trong chế độ ăn
  • Cung cấp đầy đủ cho trẻ năng lượng, protein, vitamin và yếu tố vi lượng giúp phục hồi niêm mạc ruột
  • Tránh cho trẻ ăn uống các thức ăn làm tăng thêm tiêu chảy

Nên có chế độ ăn thích hợp theo lứa tuổi cho trẻ điều trị ngoại trú, hạn chế đường lactose

Những trẻ điều trị tại bệnh viện cần có chế độ ăn đặc biệt. Khẩu phần ăn hằng ngày phải đảm bảo cung cấp ít nhất 110kcal/kg

Trẻ < 4 tháng:

  • Bú mẹ liên tục, thường xuyên, kéo dài
  • Nếu không có sữa mẹ, uống sữa giảm hoặc không có lactose, sữa protein thủy phân.

Trẻ > 4 tháng:

  • Khuyến khích tiếp tục bú mẹ,
  • Chế độ ăn đặc biệt giảm lactose, tăng số lần (6 bữa hoặc hơn) và tổng năng lượng khoảng 150 kcal/kg/ngày
  • Nếu trẻ ăn uống kém cần nuôi ăn qua sonde dạ dày

2.4 Bổ sung kẽm, vitamin và khoáng chất

Theo WHO và UNICEF tất cả trẻ bị tiêu chảy kéo dài cần được bổ sung kẽm trong suốt giai đoạn trẻ bị tiêu chảy và cho trẻ uống khi đói:

  • Trẻ <= 6 tháng: 10mg/ngày
  • Trẻ > 6 tháng: 20mg/ngày

Khi trẻ bị tiêu chảy cần được khám mắt thường quy để phát hiện mờ giác mạc hoặc tổn thương kết mạc. Nếu trẻ có tổn thương này phải cho uống ngay vitamin A và cho uống nhắc lại vào ngày hôm sau với liều: 

  • 200 000 đơn vị/liều cho trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi
  • 100 000 đơn vị/liều trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng
  • 50 000 đơn vị/liều cho trẻ dưới 6 tháng

Tất cả trẻ bị tiêu chảy kéo dài cần được bổ sung khoáng chất hằng ngày trong 2 tuần, liều được khuyến cáo cho trẻ 1 tuổi là:

  • Folate 50ug
  • Đồng 1mg
  • Magnesium 80mg

2.5 Sử dụng men vi sinh

Hiệu quả làm giảm thời gian mắc tiêu chảy kéo dài, giảm số lần đi ngoài, rút ngắn thời gian nằm viện khi bổ sung probiotics trong điều trị

2.6 Điều trị nhiễm trùng đặc hiệu

Chỉ sử dụng kháng sinh khi có các nhiễm khuẩn ngoài ruột hoặc tại ruột

Các nhiễm khuẩn ngoài ruột như: viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng đường tiểu và viêm tai giữa. Chỉ định kháng sinh điều trị những bệnh lý này nên theo các hướng dẫn chuẩn

Nhiễm khuẩn tại đường ruột: 

khang-sinh-nhiem-trung-tai-duong-ruot
Kháng sinh nhiễm trùng tại đường ruột

Giảm tần suất tiêu chảy kéo dài có ý nghĩa quan trọng làm giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng.

Tham khảo bộ y tế 2015


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *