Khái quát về tiểu máu: Định nghĩa, chẩn đoán và điều trị

Tiểu máu là tình trạng mà nước tiểu có màu đỏ do có chứa máu. Vấn đề này có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, tiểu máu có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hoặc chỉ là một tình trạng tạm thời. Trong bài viết này sẽ khái quát về tiểu máu từ định nghĩa, chẩn đoán và điều trị theo Bộ Y tế 2015. 

1. Định nghĩa 

Tiểu máu là tình trạng nước tiểu có máu. Có tiểu máu đại thể và tiểu máu vi thể.

– Tiểu máu đại thể: khi nước tiểu đỏ sẫm màu, nhận biết được bằng mắt thường.

– Tiểu máu vi thể: mắt thường không nhận thấy, chỉ phát hiện được khi làm xét nghiệm tế bào học nước tiểu với số lượng hồng cầu > 10.000 hồng cầu/ml.

 Nguồn: Blood In Urine Chattanooga TN

2. Chẩn đoán

2.1. Chẩn đoán xác định

Có hồng cầu trong nước tiểu ở các mức độ khác nhau (vi thể hoặc đại thể). Có thể phát hiện nước tiểu có máu bằng mắt thường hoặc có thể phát hiện hồng cầu niệu vi thể bằng xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu hoặc xét nghiệm tế bào niệu.

– Triệu chứng lâm sàng: tùy theo nguyên nhân gây tiểu máu sẽ có triệu chứng lâm sàng tương ứng

+ Tiểu máu đại thể hoặc vi thể,

+ Có thể kèm theo tiểu buốt, dắt, khó, ngắt quãng, bí tiểu,

+ Có thể có sốt có hoặc không rét run

+ Có thể cơn đau quặn thận, đau hố thắt lưng 1 hoặc 2 bên,

+ Có thể đau tức, nóng rát vùng bàng quang

– Cận lâm sàng:

+ Xét nghiệm nước tiểu để khẳng định đái máu: có hồng cầu niệu ở các mức độ

Để tìm nguyên nhân tiểu máu cần làm thêm một số thăm dò, tùy thuộc lâm sàng:

+ Tế bào niệu: tìm tế bào ác tính

+ Cấy Vi khuẩn

+ Siêu âm hệ thận – tiết niệu

+ Chụp bụng không chuẩn bị

+ Protein niệu 24h

+ Soi bàng quang, có thể tiến hành trong giai đoạn đang tiểu máu.

+ Chụp bể thận ngược dòng

+ Chụp cắt lớp vi tính

+ Chụp mạch

+ Định lượng các Ig

+ Sinh thiết thận: hiển vi quang học và miễn dịch huỳnh quang

2.2. Khái quát về các chẩn đoán phân biệt

– Nước tiểu đỏ không do tiểu máu do:

+ Một số thức ăn

+ Một số thuốc (rifampicine, metronidazole…)

– Chảy máu niệu đạo: chảy máu từ niệu đạo không phụ thuộc vào các lần đi tiểu tiện.

– Nước tiểu lẫn máu: ở phụ nữ đang có kinh nguyệt

– Myoglobine niệu khi có tiêu cơ

– Hemoglobine niệu khi có tan máu trong lòng mạch, porphyline niệu (nước tiểu đỏ sẫm không có máu cục). Cần xét nghiệm tế bào học để khẳng định có tiểu máu.

2.3. Khái quát các nguyên nhân tiểu máu

Các nguyên nhân có thể gây tiểu máu:

* Đái máu do nguyên nhân tiết niệu: trước hết phải cảnh giác với khối u thận tiết niệu gây ra tiểu máu.

– Tiểu máu do sỏi thận, tiết niệu:

– Tiểu máu do khối u:

+ Khối u nhu mô thận

+ U biểu mô tiết niệu

+ U bàng quang

+ U tuyến tiền liệt

– Tiểu máu do nhiễm trùng tiết niệu

– Tiểu máu do chấn thương:

+ Chấn thương vùng thắt lưng

Chấn thương vùng hạ vị

+ Chấn thương niệu đạo

* Tiểu máu do nguyên nhân thận:

– Viêm cầu thận:

+ Viêm cầu thận cấp:

+ Viêm cầu thận mạn:

– Viêm kẽ thận:

* Tiểu máu do các nguyên nhân hiếm gặp:

– Nghẽn, tắc mạch thận (động mạch và tĩnh mạch)

– Tắc tĩnh mạch chủ

– Sán máng

Các thăm dò chuyên sâu có thể thực hiện:

– Nội soi bàng quang: tiến hành khi đang có tiểu máu

– Chụp bể thận ngược dòng, chụp cắt lớp vi tính, chụp mạch: khi có tiểu máu từ 1 bên niệu quản cần tiến hành để tìm kiếm khối u thận kích thước nhỏ hoặc dị dạng mạch máu.

– Sinh thiết thận: khi có đái máu từ 2 bên niệu quản ở bệnh nhân trẻ tuổi nghĩ nhiều đến bệnh thận IgA.

3. Khái quát về các phương pháp điều trị

– Điều trị triệu chứng:

Nội khoa:

+ Thuốc cầm máu: Transamin đường uống hoặc truyền tĩnh mạch

+ Truyền máu nếu mất nhiều máu

+ Kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng: Sulfamid, Quinolone, có thể phối hợp với nhóm khác tùy theo diễn biến lâm sàng và kết quả cấy vi khuẩn máu và nước tiểu.

+ Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu máu cần phối hợp thêm thuốc khác

Ngoại khoa:

Trong một số trường hợp nếu có tắc nghẽn nhiều đường tiết niệu do máu cục tạo thành, cần can thiệp ngoại khoa tạm thời dẫn lưu, lấy máu cục tai bang quang, trước khi giải quyết nguyên nhân.

– Điều trị nguyên nhân: can thiệp ngoại khoa tùy vào nguyên nhân tiểu máu và tình trạng lâm sàng cụ thể của bệnh nhân.

Tóm lại, tiểu máu là tình trạng nước tiểu có màu đỏ do có chứa máu, có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu hoặc chỉ là một tình trạng tạm thời. Việc chẩn đoán và điều trị tiểu máu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Để phòng ngừa tiểu máu, các biện pháp đơn giản như uống đủ nước, duy trì vệ sinh sạch sẽ, đi tiểu đúng cách và giảm tiêu thụ các thực phẩm có chứa oxalate có thể giúp giảm nguy cơ tiểu máu. Ngoài ra, việc đi khám định kỳ và thực hiện các bài kiểm tra định kỳ là một cách hiệu quả để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu.

Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng tiểu máu nào, nên đến ngay  được phát hiện và chẩn đoán kịp thời. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và giảm nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu.

Nguồn tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận – tiết niệu theo Bộ Y tế 2015.

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *