Thần kinh khứu giác là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ của con người. Chức năng của thần kinh khứu giác rất quan trọng trong việc giúp con người nhận biết mùi vị của thực phẩm, phát hiện các mùi lạ và tham gia vào các hoạt động liên quan đến hương vị như ẩm thực, nấu nướng, và nhiều hoạt động khác. Một số tình trạng bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chức năng của thần kinh khứu giác, gây ra các triệu chứng như mất khả năng nhận biết mùi, sự lẫn lộn giữa các mùi, hoặc cảm giác mùi bất thường.
1. Giải phẫu và sinh lý
– Dây thần kinh khứu giác gồm các phần sau: các sợi thần kinh khứu giác thật sự, hành khứu, giải khứu, ba thành rễ thuộc hệ thần kinh trung ương.
– Các tế bào khứu giác là các neuron lưỡng cực nằm trong lớp biểu bì của niêm mạc mũi, sợi trục ngoại biên có các tiêm mao nằm ở phần trên niêm mạc hốc mũi, vì ở trên cao trong hốc mũi nên khi hít nhẹ các chất có mùi không thể lên tới đây, do đó phải hít mạnh mới có thể ngửi thấy mùi. Các sợi trục trung ương họp thành từng bó khoảng 20 sợi mỗi bên, đây chính là các thần kinh khứu giác thật sự. Các sợi này đi xuyên qua mảnh sàng và tận cùng ở hành khứu, nơi xuyên qua màng cứng của các sợi thần kinh có thể là cửa ngõ để vi trùng xâm nhập hệ thần kinh trung ương.
– Tại hành khứu các sợi trục này sẽ tiếp hợp đi các tế bào mitrale. Hành khứu hình bầu dục dài khoảng 8mm, rộng 4mm. Hai hành khứu nằm song song nhau ở hai bên mảnh sàng. Tế bào thứ hai là tế bào mitrale, mỗi tế bào tiếp hợp với khoảng 1000 tế bào khứu giác, sợi trục tế bào mitrale có bao myelin và tạo thành giải khứu và ba rễ.
– Các rễ khứu giác : Gồm 3 rễ
- Rễ trắng ngoài, còn gọi là rễ hải mã, đi tới hồi hải mã của thùy thái dương (T5).
- Rễ trắng trong, hay rễ thể chai, đi tới đầu thể chai.
- Rễ giữa tận cùng ở mặt trong bán cầu ở hồi dưới thể chai (subcallosal gyms) và phần dưới của cingulate gyms, rễ ngoài tận cùng ở uncus (T5), phần amygdaloid; hai phần này ở hai bên liên hệ nhau qua thể chai.
– Thần kinh khứu giác có chức năng nhận biết mùi, tổn thương sẽ bị mất mùi (anosmie). Nếu bị mất mùi một bên thì người bệnh khó nhận thấy. Sự nhạy bén về mùi thay đổi trong ngày, nhạy nhiều khi ăn và giảm khi no, đây là một yếu tố điều hòa sự thèm ăn.
2. Khám lâm sàng
Dùng các chất bay hơi có mùi nhưng không kích thích mạnh, tốt nhất là: cà phê, kem đánh răng, thuốc lá, benzaldehyde; tránh dùng các chất kích thích mạnh như: dầu, amoniac vì sẽ ảnh hưởng tới dây V.
Trước khi khám phải bảo đảm là mũi bệnh nhân thông, không bị nghẹt hay viêm, lần lượt khám tùng bên, sự cảm nhận mùi có giá trị hơn là xác định mùi.
Mất mùi thường là biểu hiện của tổn thương dây I chứ ít khi là tổn thương của vỏ não.
3. Các rối loạn của thần kinh khứu giác
– Thần kinh I ít khi bị tổn thương riêng rẽ mà thường bị phối hợp với các cấu trúc lân cận, có một số trường hợp mất mùi do bẩm sinh.
– Chấn thương sọ não làm gãy mảnh sàng xương cân hoặc xuất huyết nền sọ có thể chèn ép thần kinh I gây mất mùi vĩnh viễn.
– Nhiễm trùng màng não vùng nền sọ, áp xe thùy trán trước, viêm xương trán hoặc xương cân là nguyên nhân gây mất mùi; ngộ độc do các độc chất: chỉ, calcium cũng làm mất mùi.
– Não úng thủy kéo dài là một nguyên nhân gây mất mùi.
– Mất mùi có thể là triệu chứng lão hóa của người lớn tuổi.
– Sự kích thích quá mức cũng làm mất mùi tạm thời hay vĩnh viễn: thuốc lá, amphetamine, cocaine.
– Tổn thương niêm mạc mũi do các bệnh mãn tính có thể làm giảm tiết chất nhầy, mà đây là môi trường hòa tan các phân tử mùi trong không khí nên bệnh nhân cũng có thể mất mùi tuy không có tổn thương thần kinh I.
– Tổn thương dây V cũng làm mất mùi do niêm mạc mũi bị thoái hóa.
– Các bệnh nhiễm trùng: giang mai, viêm gan, cúm cõng có thể gây mất mùi.
– Dây I cũng có thể bị chèn ép do các dị dạng mạch máu ở động mạch não trước
– Mất mùi do hysterie hoặc giả vờ có thể phát hiện được bằng cách cho ngửi cái mùi kích thích mạnh (dầu, amoniac); bệnh nhân mất mùi thực sự sẽ còn ngửi thấy cảm giác cay trong khi hysterie thì không ngửi thấy gì.
– Mất mùi là triệu chứng sớm của vài loại u não: u màng não ở cánh xương bướm, u rãnh hành khứu (gây hội chứng Foster-Kennedy).
– Hyperoside: Tăng mùi thường gặp ở hysterie, loại tâm thần, chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, tiền triệu cơn migraine
– Paromise, cacosmie thường gặp do bệnh tâm thần, chấn thương sọ não.
– Ảo các khứu giác thường do tổn thương thực thể như các ảo khứu trong tiền triệu của cơn động kinh thái dương.
Tóm lại, hiểu biết về giải phẫu sinh lý và cách khám thần kinh khứu giác là rất quan trọng trong việc đánh giá và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến thần kinh khứu giác. Điều này giúp các chuyên gia y tế có thể xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Nguồn tham khảo: Thần kinh học- ĐH Y TP Hồ Chí Minh
Leave a Reply