Phân biệt các loại chóng mặt như thế nào?

Chóng mặt là ảo giác vận động của cơ thể hay môi trường xung quanh, có thể kết hợp với những triệu chứng khác như chao đảo (cảm giác thân thề bị ngã tđi ngã lui trong không gian), chứng nhìn dao động, cảm giác cơ thể bị ném mạnh hay bị lôi kéo vào không gian, buồn nôn, nôn, vã mồ hôi và thất điều dáng đi. Chổng mặt là một kích thích sinh lý hoặc rối loạn bệnh lý của hệ tiền đình, hộ thị giác, hệ cảm-giác sâu.

Chóng mặt là ảo giác vận động của cơ thể hay môi trường xung quanh

1. Chóng mặt sinh lý

Chóng mặt sinh lý là một dạng chóng mặt không liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào, mà thường xảy ra khi đứng lên từ tư thế nằm hoặc ngồi lâu. Đây là một hiện tượng phổ biến và thường xảy ra ở người trưởng thành.

Chóng mặt sinh lý xảy ra khi não có sự mất cân đối trong ba hệ (tiền đình, thị giác và cảm giác sâu) hoặc hệ tiền đình khi gặp những vận động đầu mà nó chưa thích nghi, ví dụ say sóng do đi xe tàu, bệnh không gian thường gặp trong vận động đầu chủ động trong môi trường không có trọng lực.

Chóng mặt sinh lý cụ thể xảy ra khi các mạch máu trong cơ thể tăng đột ngột, khiến cho huyết áp giảm và dẫn đến sự thiếu máu não tạm thời. Triệu chứng của chóng mặt sinh lý cụ thể bao gồm cảm giác xoay vòng, chóng mặt, mất cân bằng, khó thở và buồn nôn.

Để giảm thiểu triệu chứng của chóng mặt sinh lý cụ thể, người bệnh có thể thực hiện những biện pháp đơn giản như đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi lâu dần dần, hít thở sâu và chậm, và tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường lưu thông máu.

Mặc dù chóng mặt sinh lý thường không đe dọa tính mạng, nhưng nếu triệu chứng diễn ra quá thường xuyên và kéo dài thì người bệnh nên đi khám bác sĩ để loại trừ bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác.

2. Chóng mặt bệnh lý

Nguyên nhân thông thường nhất là do rối loạn chức năng hệ tiền đình, chóng mặt thường kèm theo buồn nôn, rung giật nhãn cầu, thất điều dáng di. Chóng mặt do bệnh lý hệ thị giác, hộ cảm giác sâu và hệ thần kinh trung ương sẽ bù trừ chống lại chóng mặt một cách nhanh chóng.

3. Chẩn đoán phân biệt

– Chóng mặt phải phân biệt với hoa mắt gồm những cảm giác bệnh nhân thường mô tả như đầu óc quay cuồng, ngất xỉu, hay choáng váng, trái ngược với chóng mặt không kết hợp ảo giác vận động, những cảm giác này xảy ra trong điều kiện não bị rối loạn cung cấp máu, ví dụ như kích thích thần kinh X quá mức, hạ huyết áp tư thế, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, thiếu oxy, hạ đường máu, và có thể lên đến cực điểm mất ý thức, ngất.

– Chẩn đoán phân biệt

Bước đầu tiên trong chẩn đoán chóng mặt là xác định vị trí của quá trình bệnh lý thuộc trung ương hay ngoại biên, tổn thương tiền đình ngoại biên từ mê đạo ở tai trong hay phần tiền đình của dây VIII , tiền đình trung ương tổn thương nhân tiền đình và các đường liên hệ. Hiếm hơn, chóng mặt có nguồn gốc vỏ não xảy ra như một triệu chứng phối hợp với cơn động kinh cục bộ. Các đặc tính của chóng mặt và các triệu chứng phối hợp sẽ giúp chẩn đoán phân biệt giữa chóng mặt trung ương và chóng mặt ngoại biên.

  • Chóng mặt ngoại biên thường không liên tục, ngắn và khó chịu hơn chóng mặt trung ương. Rung giật nhãn cầu thường gặp trong chóng mặt ngoại biên, không cố hướng rõ ràng và không theo chiều dọc. Thường kèm ù tai mất thính lực.
  • Chóng mặt trung ương có thể có triệu chứng thân não hay tiểu não, rung giật nhãn cầu theo chiều dọc, không có hướng hay nhiều hướng vâ có thể khác nhau ở hai mắt.

Bảng Phân biệt chóng mặt trung ương và ngoại biên

Ngoại biên Trung ương
Chóng mặt Thường ngắt quãng, nặng nề Thường liên tục, nhẹ
Rung giật nhãn cầu Luôn luôn hiện diện một hướng không bao giờ theo chiều dọc Có thể không có, một hoặc hai hướng, có thể theo chiều dọc
Giảm thinh lực, ù tai Thường có Hiếm có
Dấu hiệu thân não Không

Bảng Phân biệt chóng mặt do tiền đình và không tiền đình

Tiền đình Không tiền đình
Mô  tả chung Sự quay  tròn (xung quanh  chuyển động), quay vòng, say rượu, tròng trành, say sóng, mất thăng bằng. Cảm giác bập bềnh, di động, cơ thể tách rời, lảo đảo, quay tròn bên trong (xung quanh không chuyển dộng).
Diễn biến Cơn Thường xuyên
Yếu tố làm tăng Chuyển động đầu, thay đổi vị trí Tổn thương, tăng thông khí, loạn nhịp tim
Triệu chứng phối hợp Buồn  nôn, nôn, lảo đảo, ù tai, giảm thính lực,   tổn   thương   thị   giác, nhìn dao động Đổ mồ   hôi, tái nhợt, dị cảm , đánh trống ngực, ngất,  khó tập trung, đau đầu căng cơ.

Phân biệt các loại chóng mặt là rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến chóng mặt. Chóng mặt là một triệu chứng khá phổ biến và có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau. Vì vậy, phân biệt các loại chóng mặt giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Các loại chóng mặt có thể được phân biệt dựa trên các đặc điểm như tần suất, thời gian và cường độ của triệu chứng, cùng với các triệu chứng khác như đau đầu, mất cân bằng, buồn nôn. Phân biệt các loại chóng mặt giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị chính xác và hiệu quả.

Nguồn tham khảo: Thần kinh học- ĐH Y TP Hồ Chí Minh


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *