Nội nha không phẫu thuật lần đầu – Các phương án thay thế khác.

Lựa chọn điều trị đầu tiên khi điều trị nội nha không phẫu thuật lần đầu thất bại là điều trị nội nha lại không phẫu thuật. Những phương án điều trị khác bao gồm phẫu thuật nội nha, cắm lại răng có chủ đích và cấy chuyển răng tự thân. Nếu răng vẫn có những yếu tố bất lợi như phục hồi sau nội nha kém, nguy cơ sâu răng, nguy cơ nha chu cao thì phục hồi bằng implant thường là lựa chọn thay thế tốt nhất. Đánh giá toàn diện ca bệnh và nguy cơ trên từng răng của từng bệnh nhân luôn luôn cần thiết. Bài viết này tổng quan về các phương án thay thế khác trong quá trình điều trị nội nha không phẫu thuật lần đầu. Cùng tìm hiểu

1. Quyết định nhổ răng và thay thế răng

Nếu răng điều trị nội nha không phẫu thuật lần đầu thất bại trong lành thương thì trước tiên nên điều trị lại không phẫu thuật. Trong một số ít trường hợp điều trị lại vẫn không hiệu quả thì có thể thực hiện vi phẫu nội nha. Nếu như vậy vẫn không làm lành thương được thì răng nên được nhổ.

dieu-tri-noi-nha-khong-phau-thuat-lan-dau-1
Sơ đồ luồng các lựa chọn chính khi điều trị không đem lại sự lành thương. Phần lớn các trường hợp đều lành thương sau điều trị nội nha không phẫu thuật lần đầu, chỉ một số ít không lành thì nói chung giải quyết tốt nhất bằng cách điều trị nội nha lại không phẫu thuật. Tỉ lệ rất nhỏ các trường hợp không lành thương sau điều trị nội nha lại không phẫu thuật thì xử lí tốt nhất bằng phương pháp cắt chóp vi phẫu; tuy nhiên, còn có một loạt các lựa chọn cho từng trường hợp cụ thể khác cần được cân nhắc trước khi quyết định nhổ răng.

Thiếu cấu trúc răng còn lại, nguy cơ sâu răng và nguy cơ nha chu cao cũng là những nguyên nhân hợp lí để nhổ và thay thế răng.

Duy trì lượng cấu trúc răng còn lại khi điều trị nội nha quan trọng hơn bất cứ lựa chọn phục hồi nào. Phục hồi thực hiện trên những răng có lượng ngà còn lại nhiều thì tỉ lệ tồn tại lâu dài cao hơn đáng kể so với răng có lượng ngà còn lại ít; tuy nhiên, ngay cả khi với lượng ngà còn lại tối thiểu, tỉ lệ tồn tại 10 năm cũng lên đến 84%.
Bệnh lý sâu răng, tất nhiên cũng là một mối quan tâm của những bệnh nhân đã trải qua điều trị, vì nó là nguyên nhân gây ra bệnh lý tủy và buộc phải điều trị nội nha. Hệ thống đánh giá nguy cơ sâu răng, chẳng hạn như CAMBRA, nên được áp dụng thường xuyên. Tuy nhiên, giá trị tiên đoán của chúng có thể còn hạn chế. Những tài liệu ghi chép về sâu răng gần đây có thể có giá trị hơn trong việc đánh giá sâu răng ở một bệnh nhân có răng đã điều trị nội nha.

Nguy cơ nha chu rõ ràng là rất khó định lượng. Chỉ có những răng tiên lượng cực tốt hoặc không còn hi vọng cứu chữa thì mới dễ định lượng. Còn những trường hợp ở giữa, tương đối khá hoặc còn đang nghi ngờ, thì có thể đi theo 1 trong 2 cách. Các đánh giá nguy cơ dựa trên bệnh nhân có giá trị tiên đoán tốt hơn ở những bệnh nhân đang có nguy cơ tiến triển nha chu chứ không phải là những bệnh nhân có răng mất.

Luôn luôn phải thực hiện việc đánh giá toàn diện và đánh giá nguy cơ để lựa chọn phương án điều trị tối ưu cho những răng riêng biệt trên mỗi bệnh nhân riêng biệt khi điều trị điều trị nội nha không phẫu thuật lần đầu thất bại.

2. Các phương án thay thếđiều trị nội nha không phẫu thuật lần đầu: phục hình cố định, phục hình tháo lắp và implant

Nếu quyết định răng đã điều trị đó phải nhổ thì câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là có nên thay thế răng đó hay không. Mất một răng có thể ít ảnh hưởng đến chức năng của xoang miệng hoặc cơ thể nói chung, nhưng mất nhiều răng thì gây ra nhiều vấn đề hơn, vì mỗi răng đều giữ một vai trò nhất định. Hơn nữa, thẩm mỹ cũng rất quan trọng với bệnh nhân.
Tiếp theo là xác định phương thức thay thế. Hàm giả tháo lắp bán phần có chi phí hợp lí nhưng có rất ít bệnh nhân ưa thích. Hàm giả tháo lắp có thể tạo áp lực lên răng trụ. Răng giả cố định, cầu răng là những loại hình thay thế được ưa thích hơn; tuy nhiên các bài tổng quan hệ thống cho thấy chúng có tỉ lệ thành công và tỉ lệ tồn tại lâu dài thấp hơn so với implant. Chúng cũng đòi hỏi phải loại bỏ một lượng lớn mô răng lành mạnh của răng trụ, trừ những trường hợp không cần sửa soạn thêm nữa. Dù vậy, nó vẫn có thể là một lựa chọn cho những bệnh nhân nghèo không có đủ điều kiện phẫu thuật cắm implant hoặc những bệnh nhân đã có sẵn một sửa soạn trên răng trụ.

Mão răng trên implant cũng là một lựa chọn để thay thế. Các bài tổng quan hệ thống cho thấy phương pháp này có tỉ lệ thành công và tỉ lệ tồn tại lâu dài cao hơn so với răng giả cố định. Răng implant có tỉ lệ tồn tại lâu dài tương đương với răng điều trị nội nha không phẫu thuật lần đầu. Răng implant có tỉ lệ tồn tại cao hơn so với răng điều trị nội nha không phẫu thuật lần đầu thất bại được điều trị bằng vi phẫu nội nha, nhưng trước đó không được điều trị bằng hình thức nội nha lại không phẫu thuật. Răng implant cũng đồng thời có tỉ lệ tồn tại cao hơn răng cắm lại và răng cấy chuyển. Mặc dù sự thành công của việc cắm ghép implant đã đem lại một thay đổi lớn trong việc lập kế hoạch điều trị, nhưng vẫn cần cân nhắc kĩ trước khi quyết định nhổ răng và thay thế răng. Răng implant có tỉ lệ biến chứng cao, đòi hỏi nhiều can thiệp hỗ trợ. Răng implant có thể bị chống chỉ định vì lí do bệnh nhân, như bệnh nhân đang tuổi phát triển, đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loạn chảy máu, điều trị bisphosphonate liều cao, xạ trị đầu mặt cổ; không thực hiện được vì lí do giải phẫu, chẳng hạn như gần kênh răng dưới; hoặc không thực hiện được do quá phức tạp, chẳng hạn như trường hợp thông xoang hàm trên. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho rằng răng tự nhiên mới là răng có giá trị nhất. Răng implant không tốt hơn răng thật, chi phi cao hơn đáng kể so với việc giữ lại răng, về cả chi phí ban đầu và chi phí điều trị tiếp tục. Các phần trước đề cập đến điều trị nội nha không phẫu thuật lần đầu truyền thống, về độ tồn tại lâu dài, các biện pháp lấy bệnh nhân làm trung tâm, tiên lượng và các thủ thuật thay thế khi điều trị nội nha không phẫu thuật lần đầu thất bại và những phương án điều trị khác đã được thực hiện nhưng không thành công, hoặc không thể thực hiện được, răng có nguy cơ sâu răng, nguy cơ nha chu cao. Răng implant nên được xem xét trước tiên khi lựa chọn thay thế một răng đơn lė.

Nguồn: Clinical Guide for Optimal Treatment Outcome – Springer International Publishing Switzerland 2017


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *