Thuật ngữ viêm màng não vô khuẩn “aseptic meningitis” chỉ hội chứng nhiễm trùng màng não nhưng khi cấy vi trùng âm tính. Viêm màng não vô khuẩn bao gồm các hội chứng lâm sàng do bất kỳ tác nhân gây bệnh nào, phần lớn là do siêu vi, một số ít có thể là vi trùng Mycoplasma, Rickettsia, hoặc không rõ nguyên nhân. Tổn thương màng não trong viêm màng não hầu như không có tổn thương đặc hiệu cho từng loại. Có hai loại viêm màng não: Viêm màng não cấp tính vô khuẩn và viêm màng não mãn tính và tái phát.
1. Nguyên nhân của viêm màng não vô khuẩn cấp
– Nguyên nhân viêm màng não vô khuẩn cấp: là bệnh có thể gặp trong lâm sàng thần kinh, tỷ lệ khoảng 10-27 trường hợp trong 000 dân. Phần lớn là do nhiễm siêu vi, nhóm siêu vi thường gặp là Enterovirus, Coxsackievirus, siêu vi quai bị, HSV-2 lymphocytic choriomeningitis (LCM), Adenovirus, EBV, Leptospirosis, Mycoplasma pneumoniae, siêu vi cúm.
– Nguyên nhân viêm màng não tái phát và mạn tính: Đặc điểm lâm sàng của loại này diễn tiến không rõ ràng, kéo dài, đôi khi như viêm màng não bán cấp. Dịch não tủy là xét nghiệm cần thiết cho chẩn đoán. Viêm màng não mãn tính và tái phát vô khuẩn cần phân biệt nguyên nhân:
- Ổ nhiễm trùng nằm gần màng não; thông thường những nguyên nhân này bắt nguồn từ vùng tai mũi họng, một sang thương kiểu phản ứng viêm màng não. Dịch não tủy có phản ứng tế bào nhẹ, chủ yếu là lympho bào, tuy nhiên cũng có thể có tế bào đơn nhân hoặc đa nhân trong giới hạn dưới 50%. Đạm tăng nhẹ, đương không giảm. Khi cố chẩn đoán, việc dùng kháng sinh trị liệu có hiệu quả tốt
- Viêm màng não bán cấp hay mạn tính do nhiễm khuẩn, nhóm nguyên nhân này chủ yếu là: giang mai, nhiễm nấm Cryptococcus và lao, bệnh Lyme,… Việc sử dụng ngày càng nhiều liệu pháp làm suy giảm miễn dịch như dùng corticoid kéo dài và sự lan tràn của bệnh AIDS đã làm tăng tỷ lệ nhiễm nấm hệ thần kinh trung ương, phổ biến là nhiễm Cryptococcus, và cũng là biến chứng của bệnh Hodgkin, ..
- Viêm màng não mãn tính vô khuẩn cố thể do sự thâm nhiễm màng mềm, hay sự phản ứng viêm của các mạch máu nhỏ như bệnh sarcoidosis, bệnh Behcet, granulomatous, viêm động mạch. Tắc nghẽn nhiều mạch máu nhỏ bởi lấp mạch gây nên phản ứng màng não và tế bào lympho bao gồm tăng Eosinophil. Lâm sàng có thể là hội chứng màng não đơn thuần hoặc hội chứng não-màng não.
- Viêm màng não do u tân sinh với sự lan tràn ở màng não – tủy mềm, chẳng hạn sự phản ứng màng não ở lứa đẻ bị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp gây viêm màng não lymphoma, hay viêm màng não bạch cầu cấp “leukemic meningitis”, nhất là những bệnh nhân đang điều trị hóa chấ t thuốc này không qua hàng rào máu não.
– Cuối cùng là nhóm viêm màng não không rõ nguyên nhân, nhiều triệu chứng lâm sàng có thể gợi ý cho hướng chẩn đoán như nhiễm ký sinh trùng, bệnh toàn thể, một khi không rõ nguyên nhân thì vấn đề chẩn đoán được nghiên cứu tư dịch não tủy, sinh thiết màng não sẽ giúp cho chẩn đoán chính xác hơn.
2. Triệu chứng của viêm màng não vô khuẩn cấp
Viêm màng não là thể thường gặp; thường là viêm màng nhện, ít khi lan đến màng cứng. Triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, xuất hiện từ từ hay đột ngột.
- Đau đầu là triệu chứng sớm và thường gặp ở tất cả các bệnh nhân. Đau cố thể ở vùng trán, thái dương hay ộ hốc mắt. Đau tái đi tái lại hay ngắt quãng và ngày càng nặng, kéo dài trong nhiều tuần, thời gian về sau càng dài và xuất hiện những triệu chứng khác.
- Sốt cũng thường thấy, sốt 38-40°C. sốt cũng rất thất thường trong ngày; một số trường hợp khác thân nhiệt bình thường.
- Dấu hiệu màng não như cứng gáy, dấu Brudzinski and Kernig cũng thường gặp.
- Dấu hiệu mắt; nhìn đôi, giảm thị lực, thị trường bị thu hẹp, nystagmus, sợ ánh sáng, phù gai thị.
- Bệnh nhân có thể buồn nôn hay nôn vọt, nằm có, kích thích lẫn lộn, choáng váng, chóng mặt, một vài trường hợp có đau cổ họng kèm theo…
- ở giai đoạn muộn hơn xuất hiện các triệu chứng tâm thần: rối loạn về khí sắc, buồn rầu, lo lắng. Các triệu chứng này thay đổi trong ngày.
- Những dấu thần kinh khác: Liệt thần kinh VI một bên hoặc hai bên, liệt thần kinh VII trung ương và ngoại biên, liệt nửa người, động kinh cục bộ, rối loạn tiêu hóa: táo bón. Phản xạ nhạy tứ chi, dấu Babinski, Hoffmann, Clonus. Triệu chứng về tâm thần, biểu hiện về tâm thần nhiều khi rõ rệt với trạng thái kích thích làm bệnh nhân đi lại lộn xộn, kích động, la hét, bực tức, nói nhiều hoặc ngược lại là vô cảm, trì trệ tâm thần, lú lẫn, khiếm khuyết trí não, ảo giác, ảo thinh hay một rối loạn tâm thần thực sự.
- Một vài thể lâm sàng viêm màng não có thể gặp: viêm màng não do siêu vi quai bị, bệnh nhân có hạch dưới mang tai, viêm tinh hoàn…
3. Xét nghiệm dịch não tủy
Phản ứng dịch não tủy thường xảy ra sớm khi có triệu chứng màng não, áp lực có thể tăng nhẹ, màu trắng trong. Thành phần tế bào biến đổi sớm xu hướng tăng tế bào lympho, trong một vài trường hợp có thể tăng tế bào đơn nhân với số lượng trung bình, tế bào đa nhân có thể tăng nhưng hiếm khi chiếm tỷ lệ trên 50%, trong một vài trường hợp tăng Eosinophil có thể gặp trong nhiễm ký sinh trùng. Thành phần sinh hóa: protein tăng nhẹ hoặc trong giới hạn bình thường, glucose trong dịch não tủy bình thường, khi có giảm glucose cần xem lại chẩn đoán, hiếm gặp trương hợp glucose giảm dưới 25 mg/dl. Thông thường, khi có hội chứng màng não, dịch não tủy là chỉ định cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán sđm. Vì thế, bên cạnh các xét nghiệm tế bào, sinh hóa, cần làm ngay soi tươi tìm vi nấm, vi trùng và cấy.
4. Điều trị
Bệnh có thể diễn tiến trầm trọng nhưng cũng có thể bình phục hoàn toàn, tỷ lệ tử vong khác nhau tùy theo nguyên nhân.
Điều trị nguyên nhân: là do , nấm Cryptococcus, Lyme, ký sinh trùng…
Viêm màng não sarcoma: Prednisolon 80mg/ ngày cho uống trong 3 tuần, sau giảm liều dần.
Liệu pháp điều trị hỗ trợ như viêm não cấp.
Nguồn tham khảo: Thần kinh học- Đại học Y TP Hồ Chí Minh
Leave a Reply