Bài viết nhằm đánh giá tỷ lệ kết quả điều trị nội nha có phẫu thuật theo tiêu chuẩn của Strindberg về điều trị nội nha. Việc nắm được những dữ liệu thu được từ các nghiên cứu đối với quá trình điều trị sẽ phần nào giúp Nha sĩ có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn trên lâm sàng. Cùng tìm hiểu.
1. Tỷ lệ kết quả điều trị nội nha có phẫu thuật
Kết quả của những nghiên cứu ban đầu theo tiêu chuẩn của Strindberg về điều trị nội nha vào lần tái khám cuối cùng sau thời gian theo dõi 4 năm được trình bày ở bảng dưới đây.
Quần thể vi khuẩn | Thành công (%) | Thất bại (%) | Không xác định (%) |
Không có vi khuẩn | 88.6 | 11.4 | 0 |
Có mặt vi khuẩn | 68.6 | 25.4 | 6.0 |
Bảng 1. Mối liên hệ giữa quần thể vi khuẩn hoạt động với tiên lượng điều trị nội nha
Những dữ liệu này đã chứng minh tỷ lệ kết quả thành công của điều trị nội nha thấp hơn đáng kể trên những răng hoại tử tủy có viêm quanh chóp so với răng có mô quanh chóp bình thường (p<0.05). Tỷ lệ kết quả phân tích tổng hợp và phân loại chẩn đoán quanh chóp trước điều trị chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa chẩn đoán nội nha và kết quả điều trị. Do đó, sự hiện diện của thấu quang quanh chóp trước điều trị, thể hiện một viêm quanh chóp, cũng là một chỉ báo tiên lượng mạnh mẽ. Phát hiện này được lặp lại trong nhiều nghiên cứu.
Một nghiên cứu kết quả đã lấy mẫu vi khuẩn trước khi trám bít, sử dụng phân tích tổng hợp kết quả điều trị dựa trên nghiên cứu vi khuẩn. Kết quả điều trị sau 4 năm được đánh giá theo tiêu chuẩn Strindberg. Kết quả cho thấy răng với hệ vi khuẩn còn hoạt động trước trám bít, thể hiện một nhiễm trùng còn tồn tại, thì có tỉ lệ thành công thấp hơn đáng kể so với răng có hệ vi khuẩn bị bất hoạt.
Sự lành thương lâu dài (8 – 10 năm sau điều trị nội nha) cho tỉ lệ thành công là 96% ở răng có tủy sống và 98% ở răng hoại tử tủy không có thấu quang quanh chóp trước điều trị. Tuy nhiên chỉ 86% răng hoại tử tủy có tổn thương quanh chóp được thấy lành thương sau điều trị. Do vậy, tiên lượng những răng không có thấu quang quanh chóp trước điều trị thuận lợi hơn đáng kể so với những trường hợp có tổn thương quanh chóp (p<0.0001). Một nghiên cứu khác xem xét vai trò của nhiễm trùng đối với tiên lượng nội nha 5 năm sau điều trị, sử dụng tiêu chuẩn Strindberg. Tất cả các răng được chẩn đoán hoại tử tủy và viêm quanh chóp đều được phân tích vi khuẩn trước khi trám bít. Nghiên cứu này cũng cho tỉ lệ duy trì ấn tượng 5 năm sau điều trị là 96%. Kết quả cho thấy tỉ lệ lành thương hoàn toàn ở 94% trường hợp răng có hệ vi khuẩn bị bất hoạt trước trám bít và 68% trường hợp có hệ vi khuẩn hoạt động trước trám bít (p<0.05).
Quần thể vi khuẩn | Thành công (%) | Thất bại (%) |
Không có vi khuẩn | 94 | 6 |
Có mặt vi khuẩn | 68 | 32 |
Bảng 2. Ảnh hưởng của nhiễm trùng tại thời điểm trám bít lên kết quả điều trị nội nha của những răng có viêm quanh chóp
Nghiên cứu Toronto đã đưa ra kết quả dựa trên điểm số PAI (Periapical Index). Răng không có viêm quanh chóp trước điều trị (điểm số PAI <3) cho tỉ lệ lành thương là 92%, trong khi những răng có viêm quanh chóp trước điều trị (PAI 23) thì tỉ lệ lành thương là 74%.
Một bài tổng quan các nghiên cứu lâm sàng về thành công và thất bại của điều trị nội nha không phẫu thuật được báo cáo với tỉ lệ kết quả thành công chung trên X quang là 81.5% trong thời gian 5 năm. Một bài tổng quan khác về kết quá điều trị nội nha lần đầu đã kết luận rằng tỉ lệ thành công không thay đổi trong 4 hoặc 5 thập kỉ qua. Tỉ lệ thành công được báo cáo rộng rãi trong các nghiên cứu cá nhân khác nhau là do các tiêu chuẩn được sử dụng. Khi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt được áp dụng để phân tích kết quả thì tỉ lệ thành công trung bình dao động từ 31% – 96.2%, với tỉ lệ thành công gộp lại là 74.7%. Ngược lại, khi tiêu chuẩn tương đối được áp dụng để phân tích thì tỉ lệ thành công thay đổi từ 60% – 100%, và tỉ lệ thành công gộp lại là 85.2%. Những kết quả này cho thấy tỉ lệ thành công trung bình thấp hơn 10% khi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt được sử dụng. Tỷ lệ kết quả tương tự cũng thu được trong một nghiên cứu hồi cứu, cho biết tỉ lệ thành công của điều trị nội nha là 83% khi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt được áp dụng để đánh giá kết quả điều trị.
2. Tổng kết lại vấn đề
Gần đây, khi phân loại kết quả điều trị nội nha, quan niệm về “răng có chức năng” (functional tooth) đã được giới thiệu. Tương tự, “răng còn tồn tại” (tooth survival) cũng được chấp nhận và được đặt song song với các tiêu chuẩn phổ biến của implant nha khoa. Một khác biệt quan trọng là mặc dù việc giữ lại một răng không có triệu chứng và có thực hiện chức năng với một tổn thương quanh chóp rõ ràng còn tồn tại trên phim X quang có thể được coi là một kết quả quan trọng cho bệnh nhân, nhưng nó cũng là một chỉ báo cho thấy sự loại bỏ nhiễm trùng không thành công như đã nói trong các nghiên cứu mô học. Kết chức năng và tồn tại này không ngụ ý kết quả mô bệnh học thành công. Trái lại, kết quả mô bệnh học thành công thì có nghĩa là kết quả chức năng và tồn tại quả về thành công. Các nhà lâm sàng cần phải hiểu rõ sự khác biệt này, đôi khi để giải thích những khái niệm này cho bệnh nhân. Tuy nhiên, sự hiện diện hay vắng mặt của các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng, tổn thương quanh chóp trên phim còn tồn tại hay đã tiêu biến vẫn là những thước đo chính để đánh giá kết quả điều trị.
Nguồn: Clinical Guide for Optimal Treatment Outcome – Springer International Publishing Switzerland 2017
Leave a Reply