Tiền mãn kinh: Dấu hiệu và cách điều trị

Mãn kinh là giai đoạn khi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của phụ nữ kết thúc và cơ thể có một số thay đổi tâm sinh lý. Thông thường, độ tuổi trung bình của phụ nữ vào giai đoạn này là từ 45 đến 55 tuổi. Việc mãn kinh sớm hay muộn không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu kinh lần đầu. Trước khi mãn kinh, phụ nữ sẽ có giai đoạn tiền mãn kinh và gặp phải những vấn đề khó chịu mà nguyên nhân chủ yếu do giảm sút nội tiết tố sinh dục nữ estrogen.

1.Dấu hiệu tiền mãn kinh

Các triệu chứng thường bắt đầu từ một vài tháng đến vài năm trước khi dừng hẳn kinh nguyệt và 1 năm sau thời kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Giai đoạn này có sự biến động nhiều các hormon nên nhiều triệu chứng, có thể gây khó chịu cho các chị em phụ nữ.

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Đây là dấu hiệu chính của tiền mãn kinh sớm. Các chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi thời gian, không đều, quá dài hoặc quá ngắn. Lượng máu kinh nguyệt  thì ra ít hoặc nhiều hơn so với bình thường và xuất hiện trước 40 tuổi. Cuối cùng, khi mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngưng hoàn toàn, không xuất hiện lại

  • Nóng bừng, đổ mồ hôi

Bạn có cảm giác  dột ngột nóng bừng, bốc hỏa trong thời gian ngắn vài giây đến vài phút, thường xảy ra ở mặt, cổ và ngực và có thể làm cho da bạn đỏ bừng và đổ nhiều mồ hôi. Triệu chứng này thường xảy ra vào ban đêm. Đi kèm có thể có đau đầu, đau bụng âm ỉ

  • Khó ngủ

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, chị em phụ nữ thường khó ngủ. Thiếu ngủ khiến họ cảm thấy toàn thân mệt mỏi và dễ nổi giận, cáu kỉnh hơn so với bình thường.

  • Giảm ham muốn tình dục

Khi lượng hormone estrogen suy giảm, xuất hiện tình trạng giảm tiết dịch, khô âm đạo, có thể gây nên đau và ngứa hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục. Chính vì vậy phụ nữ thường giảm ham muốn quan hệ tình dục ở giai đoạn tiền mãn kinh.

  • Thay đổi cảm xúc, nhạy cảm

Phụ nữ tiền mãn kinh sớm thường thay đổi cảm xúc rất thất thường, khó kiềm chế cảm xúc. Có lúc hay lo lắng, trầm buồn, lúc lại cáu kỉnh hay nóng tính.

  • Đánh trống ngực, rối loạn tiền đình

Nhịp tim có thể tăng lên gây ra cảm giác đánh trống ngực ở những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Dễ bị cao huyết áp, tăng tỷ lệ bệnh tim mạch, rối loạn tiền đình hoặc cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

  • Loãng xương, đau nhức xương khớp

Khi lượng hormon estrogen suy giảm, gây mất lượng lớn canxi ra khỏi xương, gây loãng xương, giòn xương, dễ gãy xương. Ngoài ra còn thấy đau nhức, mỏi cơ xương khớp hay toàn thân.

2.Điều trị rối loạn tiền mãn kinh

2.1.Điều trị không dùng thuốc

Phụ nữ nên chăm sóc sức khỏe khi bắt đầu bước sang tuổi 35, cơ thể bắt đầu chuyển mình sang thời kỳ mới giúp giảm nhẹ những triệu chứng khó chịu trong thời kỳ tiền mãn kinh.

  • Bổ sung estrogen tự nhiên

-Thực phẩm họ đậu, đặc biệt là đậu nành chứa một lượng estrogen  lớn rất tốt cho phụ nữ. Mầm đậu nành có tác dụng giúp điều hòa kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh, cân bằng lượng estrogen trong cơ thể, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ tiền mãn kinh.

-Các loại thực phẩm giàu omega-3, isoflavones và phytosterols cũng có tác dụng như estrogen:  cá, bơ, dầu oliu,…

  • Bổ sung canxi

Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung lượng canxi 1000-1500mg/1 ngày (không nên bổ sung quá nhiều mức canxi vượt mức cho phép dễ dẫn đến tình trạng lắng đọng canxi ở thận gây sỏi thận). Một số loại thực phẩm giàu canxi nên bổ sun,g thay đổi thường xuyên trong thực đơn hàng ngày của mình : cua đồng, sữa, tôm tép nguyên vỏ, đậu nành…

  • Các thực phẩm  chứa chất chống oxy hóa

Các chất có đặc tính chống oxy hoá đã được nghiên cứu có trong thực phẩm bao gồm: vitamin A ( sữa, trứng và gan động vật,..); vitamin C (vitamin C không tích trữ mà phải bổ sung hàng ngày, nhiều trong  quả mọng, ổi, cam và ớt chuông,…); vitamin E  (các loại dầu thực vật, các loại rau lá xanh,…); beta-carotene ( tiền chất của vitamin A, có trong các loại trái cây và rau quả có màu sắc rực rỡ như cà rốt, gấc, đậu Hà Lan, cải bó xôi,…);…tiền mãn kinh

Ngoài ra, một số dưỡng chất từ thực vật như như: flavonoid, flavones, catechin, polyphenol, phytoestrogen cũng thuộc nhóm chất chống oxy hóa

  •  Hạn chế những món ăn, gia vị cay nóng : để tránh, giảm tần suất những cơn bốc hỏa.

Ngoài ra còn nên rèn luyện chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ bởi giai đoạn này, khi rối loạn nội tiết tố thay đổi cũng làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý ở độ tuổi trung niên. Bạn nên ngủ đủ giấc, uống đủ 2l nước một ngày, ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn  ( đi bộ, yoga, đạp xe,…), nên dành 30-60′ một ngày để tập. Và quan trọng giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.

2.2. Điều trị bằng thuốc, liệu pháp hormon thay thế

Sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc. Có 4 loại thuốc chính:

  • Thuốc chỉ chứa estrogen
  • Thuốc chỉ chứa progestin
  • Thuốc chứa cả thành phần estrogen và progestin
  • Thuốc chứa estrogen và kết hợp nhiều thành phần khác

Phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng sẽ giúp các chị em phụ nữ không bị ảnh hưởng cuộc sống khi thay đổi nội tiết tố.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *