Sa sút trí tuệ là một hội chứng mắc phải đi biểu hiện mất chức năng nhận thức, thay đổi về hành vi và mất các chức năng xã hội. Chẩn đoán chuẩn của sa sút trí tuệ (theo DSM-IV) đòi hỏi phải có sự giảm sút về trí nhớ và các chức năng nhận thức khác đủ nặng để ảnh hưởng đến sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày. Sa sút trí tuệ tăng dần theo tuổi.
1. Tổng quan về sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ là một tình trạng mất dần khả năng tư duy, nhận thức, ghi nhớ, suy luận và xử lý thông tin, dẫn đến khả năng hoàn thành các công việc hàng ngày của cá nhân bị suy giảm. Sa sút trí tuệ thường là kết quả của lão hóa, nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác như bệnh Alzheimer, đột quỵ, chấn thương đầu, bệnh Parkinson, bệnh Huntington, bệnh Creutzfeldt-Jakob và nhiều bệnh khác.
Các triệu chứng của sa sút trí tuệ bao gồm khó khăn trong việc nhận thức, ghi nhớ, suy luận và xử lý thông tin; thay đổi tính cách và hành vi; mất khả năng tự chăm sóc bản thân; mất khả năng tương tác xã hội và các hoạt động tổ chức; và mất khả năng phát triển và học hỏi.
Để chẩn đoán sa sút trí tuệ, các bác sĩ thường sử dụng các công cụ đánh giá chức năng như bài kiểm tra điểm số trí tuệ, thử nghiệm tư duy, kiểm tra trí nhớ, kiểm tra khả năng xử lý thông tin và các chỉ số chức năng khác.
Để điều trị sa sút trí tuệ, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp như điều chỉnh lối sống, dùng thuốc, điều trị các bệnh lý liên quan, và cải thiện môi trường sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, điều trị sa sút trí tuệ là một thách thức lớn và không có phương pháp điều trị nào hiệu quả hoàn toàn để ngăn chặn hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
2. Một số nguyên nhân gây sa sút trí tuệ thường gặp
2.1. Bệnh Alzheimer
Hiện nay, bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của sa sút trí tuệ ở mọi lứa tuổi (trên và dưới 65 tuổi). Nhưng một điều quan trọng cần biết là không phải tất cả sa sút trí tuệ đều là bệnh Alzheimer. Hội chứng sa sút trí tuệ được chia ra làm nhiều nhóm bệnh khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, bệnh học, đặc điểm hóa- thần kinh và điều trị.
Bệnh Alzheimer, còn được gọi là lú lẫn tuổi già, là nguyên nhân hàng đầu của sa sút trí tuệ. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến những phần não kiểm soát sự suy nghĩ, trí nhớ và ngôn ngữ. Giảm trí nhớ là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Sự xuất hiện các mảng amyloid bất thường và các đám rối sdi thần kinh trong tế bào não được xem là nguyên nhân gây ra chết tế bào não và teo não nặng nề trong bệnh Alzheimer. Yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer bao gồm: gia đình có cha mẹ mắc bệnh Alzheimer, lớn tuổi, giới nữ, trình độ học vấn thấp, tăng cao Apolipoprotein E4 bất thường, chấn thương đầu, chế độ ăn uống không hợp lý, cao huyết áp và tiểu đường.
2.2. Sa sút trí tuệ do bệnh lý mạch máu
Sa sút trí tuệ mạch máu xảy ra sau tổn thương não do bệnh lý mạch máu não gây ra. Sa sút trí tuệ thường xảy ra đột ngột và tiến triển từng bậc đi các biểu hiện như giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tiêu tiểu và vụng về khi thực hiện các động tác. Sa sút trí tuệ mạch máu thường xảy ra ở người bị tai biến mạch máu não, người bệnh tiểu đường và cao huyết áp không điều trị hoặc điều trị không hiệu quả.
2.3. Các bệnh lý thoái hóa não
Các bệnh lý thoái hóa não (như bệnh Parkinson), ngộ độc kim loại, bệnh nhiễm trùng (như giang mai, nhiễm HIV)… cũng gây ra sa sút trí tuệ ở giai đoạn gần cuối của bệnh.
2.4. Bệnh lý tổng quát
Một số bệnh lý tổng quát như sốt cao, cơ thể bị mất nước, thiếu vitamin và suy dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc, bệnh lý tuyến giáp, nghiện rượu hoặc chấn thương đầu nhẹ cũng có thể gây ra sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ do nhóm này thường diễn tiến nhanh và mau trở về trạng thái bình thường khi loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh sa sút trí tuệ có các tình trạng này cần phải điều trị càng sẽ càng thất.
2.5. Sa sút trí tuệ do tuổi già
Một số người lớn tuổi có vấn đề về cảm xúc có thể bị nhìn nhận sai lầm là bị sa sút trí tuệ. Cảm giác buồn, cô đơn, lo lắng, hoặc chán nản thường gặp ở những người về hưu hoặc khi người bạn đời hoặc bạn thân bị mất. Trong quá trình thích nghi với các tình trạng này, một số người có cảm giác bị lú lẫn hoặc bị quên. Các vấn đề cảm xúc này có thể dễ dàng điều trị khi có sự nâng đỡ của bạn bè và gia đình, có sự tham vấn điều trị của bác sĩ chuyên khoa tâm lý.
3. Các triệu chứng của sa sút trí tuệ
- Các thay đổi nhận thức: quên (mới xuất hiện), khó biểu trong giao tiếp bằng lời nói và chữ viết, khó khăn trong việc tìm từ để dùng, rối loạn định hướng, không biết các sự kiện phổ biến.
- Các triệu chứng tâm thần : chứng tự kỷ hoặc lãnh đạm, trầm cảm, nghi ngờ, lo âu, mất ngủ, chứng sợ, hoang tưởng, ảo giác hoặc kích động.
- Thay đổi ngăn cách: các mối quan hệ không thích hợp, bàng quang, tránh các sinh hoạt xã hội, bỡn cợt tán tỉnh quá mức, dễ thất vọng, có các cơn giận dữ.
- Có vấn đề về hành vi: đi lang thang, kích động, làm ồn, đứng ngồi không yên.
- Thay đổi các hoạt động hàng ngày, khó khăn trong chạy xe, bị lạc đừng, quên công thức nấu ăn, thờ ơ chăm sóc bản thân, gia đình, khó khăn trong quản lý tiền bạc, sai lầm trong công việc.
4. Khám lâm sàng
Các dấu hiệu phát hiện được trong thăm khám có thể giúp gợi ý nguyên nhân của sa sút trí tuệ. Ví dụ, sa sút trí tuệ kèm dấu thần kinh khu trú có thể do nguyên nhân bệnh lý mạch máu não. Khám lâm sàng bao gồm đánh giá sự thức tỉnh, các chức năng nhận thức, khám thần kinh và khám tổng quát các cơ quan khác.
Các chức năng nhận thức cần đánh giá bao gồm: lời nói (mất ngôn ngữ), trí nhớ vận động (mất thực dụng), nhận biết đồ vật (mất nhận biết cổ vật) và khả năng thực hiện các hoạt động kết hợp (chức năng thực hiện, quản lý), sự đánh giá và cảm nhận. Các test đánh giá nhận thức có thể hỗ trợ cho việc thăm khám này.
5. Điều trị
Sa sút trí tuệ là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Nếu nguyên nhân gây bệnh thuộc nhóm có thể điều trị được như thiếu vitamin, suy dinh dưỡng, bệnh tuyến giáp… thì việc điều trị hết nguyên nhân gây bệnh sẽ nhanh chóng đưa bệnh nhân ở về trạng thái bình thường.
Cho đến nay, chưa có phương pháp chữa lành bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ mạch máu. Tuy nhiên, phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm bằng các thuốc ức chế men Acetylcholinesterase như galantamine (Reminyl), donepezil (Aricept), rivastigmine (Exelon)…, các thuốc chống oxy hóa như vitamin E, ginkgo biloba… có thể làm chậm diễn tiến của bệnh. Bên cạnh đó, thành công trong việc điều trị mất ngủ và điều chỉnh các rối loạn hành vi sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về mặt thể chất và tinh thần của người chăm sóc bệnh nhân.
Nguồn tham khảo: Thần kinh học- ĐH y TP Hồ Chí Minh
Leave a Reply