Thuốc tiêu sợi huyết là một hướng điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp tính đóng vai trò quang trọng tại các trung tâm đột quỵ trong những năm gần đây. Phương pháp này đã mở ra tiên lượng tốt hơn cho những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não, giúp cải thiện triệu chứng, tỷ lê tử vong và di chứng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phương pháp điều trị này.
1. Thuốc tiêu sợi huyết là gì?
Thuốc tiêu sợi huyết duy nhất đã được chứng minh là có lợi cho những bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu não cấp tính là alteplase (rt-PA).
Tiêu sợi huyết (ví dụ: rt-PA) phục hồi lưu lượng máu não ở các bệnh nhân nhồi máu não cấp và có thể giúp cải thiện hoặc giải quyết các khiếm khuyết thần kinh. Tuy nhiên, tiêu sợi huyết cũng có thể gây xuất huyết nội sọ. Các biến chứng khác bao gồm xuất huyết ngoại sọ và phù mạch hoặc dị ứng.
2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân điều trị tiêu sợi huyết
Khi lựa chọn bệnh nhân điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, phải đánh giá kỹ các tiêu chuẩn thu nhận và loại trừ bệnh nhân. Hướng dẫn lựa chọn bệnh nhân của Hội Tim mạch Hoa Kỳ/Hội Đột quỵ Hoa Kỳ (AHA/ASA) để điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch rt-PA, cụ thể như sau:
– Chẩn đoán xác định nhồi máu não là nguyên nhân các triệu chứng và dấu hiệu thần kinh khu trú
– Khởi phát triệu chứng < 4.5 giờ trước khi bắt đầu điều trị; nếu không biết chính xác thì đó là thời gian bình thường cuối cùng của người bệnh tính đến thời điểm bắt đầu điều trị.
– Dấu hiệu thần kinh rõ ràng
– Dấu hiệu thần kinh không kín đáo và đơn độc
– Các triệu chứng không gợi ý xuất huyết dưới nhện
– Không có chấn thương đầu hoặc đột quỵ trong 3 tháng vừa qua
– Không bị nhồi máu cơ tim trong 3 tháng vừa qua
– Không xuất huyết tiêu hóa, sinh dục trong 21 ngày vừa qua
– Không có tổn thương động mạch tại vị trí không ép cầm máu được trong 7 ngày vừa qua
– Không trải qua đại phẫu thuật trong 14 ngày vừa qua
– Không có tiền sử chảy máu nội sọ
– Huyết áp tâm thu dưới 185 mm Hg, huyết áp tâm trương dưới 110 mm Hg
– Không có bằng chứng chấn thương cấp tính hoặc chảy máu cấp tính
– Không dùng thuốc chống đông đường uống, hoặc nếu uống, INR phải dưới 1,7
– Nếu dùng heparin trong vòng 48 giờ, thời gian hoạt hóa prothrombin được (aPT) phải bình thường
– Số lượng tiểu cầu trên 100.000 / L
– Đường huyết trên 2,7 mmol/L (> 50 mg/dL)
– CT scan không thấy dấu hiệu nhồi máu não diện rộng (giảm tỷ trọng trên 1/3 bán cầu) hoặc xuất huyết nội sọ
– Bệnh nhân và gia đình đồng ý điều trị sau khi được giải thích về lợi ích và những rủi ro tiềm tàng của thuốc khi sử dụng.
3. Tiêu chuẩn loại trừ
Các tiêu chuẩn loại trừ chủ yếu tập trung vào việc xác định nguy cơ biến chứng xuất huyết sau khi dùng thuốc tiêu sợi huyết.
4. Nguy cơ xuất huyết
Mặc dù thuốc chống kết tập tiểu cầu có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết nội sọ khi dùng thuốc tiêu sợi huyết nhưng qua tổng kết người ta đi đến kết luận rằng không nên coi những bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc chống kết tập tiểu cầu là bị chống chỉ định với thuốc tiêu sợi huyết, mặc dù cần thận trọng ở những bệnh nhân sử dụng kết hợp aspirin và clopidogrel.
5. Phối hợp siêu âm trị liệu
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu việc sử dụng siêu âm xuyên sọ như một phương tiện hỗ trợ rt-PA trong điều trị tiêu sợi huyết. Bằng cách cung cấp sóng áp lực đến huyết khối, siêu âm về mặt lý thuyết có thể gia tăng bề mặt tiếp xúc của huyết khối với thuốc tiêu sợi huyết trong máu. Cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác định vai trò chính xác của siêu âm Doppler xuyên sọ trong việc hỗ trợ tiêu sợi huyết trong đột quỵ thiếu máu não cấp tính.
6. Một số nghiên cứu hiện tại về hiệu quả rt-PA
- Kể từ khi xuất bản các hướng dẫn điều trị đột quỵ thiếu máu não gần đây nhất vào năm 2008, một số nghiên cứu đã đưa ra ngày càng nhiều tài liệu ủng hộ việc sử dụng rtPA.
- Kết quả của ECASS III và SITS-ISTR được công bố vào năm 2008, cung cấp khả năng đủ điều kiện mở rộng để sử dụng rtPA. Tuy nhiên, đối với một số quần thể bệnh nhân, việc sử dụng rtPA từ 3 đến 4,5 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đột quỵ chưa được nghiên cứu và do đó hiện chưa được khuyến cáo.
- Cả tài liệu từ trước đó và hiện tại là kết quả dữ liệu được đánh giá bởi Fonarow và các đồng nghiệp đều xác nhận rằng kết quả và giảm tỷ lệ tử vong tốt hơn ở những bệnh nhân dùng rtPA càng sớm càng tốt sau khi khởi phát triệu chứng đột quỵ. Mốc thời gian ≤60 phút ở bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ đã tăng từ 19,5% năm 2003 lên 29,1% năm 2009, tăng khoảng 1,6% mỗi năm. Với nhiều trung tâm đột quỵ được thành lập và tất cả các trung tâm đột quỵ tiếp tục tập trung để đáp ứng mục tiêu điều trị rtPA kịp thời, có khả năng hiệu quả điều trị đột quỵ nhồi máu não sẽ tiếp tục được cải thiện trong những năm tới.
Nguồn tài liệu:
1. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ NÃO – Bộ Y tế
2. Pubmed: Recombinant tissue plasminogen activator for the treatment of acute ischemic stroke.
Leave a Reply