Các hội chứng chất xám tủy sống có thể kể đến như hội chứng sừng trước, hội chứng sừng sau, hội chứng mép xám là những hội chứng thường gặp trong các bệnh lý về tủy sống. Việc hiểu rõ về giải phẫu, chức năng của tủy sống, đặc biệt là chất xám giúp định hướng tốt hơn tổn thương vùng chất xám, phát hiện sớm các hội chứng chất xám tủy sống.
1. Chất xám tủy sống
Hệ thống hóa chất xám dựa trên cơ sở cấu thành từ phôi:
- Bước đầu, chất xám của tủy sống có sự phân biệt: hệ tiếp ngoại và hệ thực vật. Hai sừng trước và sau đảm bảo chức năng tiếp ngoại – ngoại bản thể (xương, da, cơ bì). Phần trung gian đảm bảo chức năng nội thể – nội tạng từ là thần kinh thực vật
- Bước thứ hai, có sự phân công chức năng. Phần trước (phần trước kênh giữa của chất xám) có chức năng vận động, còn phần sau là chức năng cảm giác.
Kết hợp hai bước trên, chất xám tủy sống có 4 vùng: vận động tiếp ngoại, cảm giác tiếp ngoại, vận động thực vật và cảm giác thực vật.
- Bước thứ ba: có sự phân khu ở chất xám. Mỗi vùng chia thành hai khu, mỗi khu có một hoặc hai nhân.
1.1 Vùng vận động tiếp ngoại
Vùng vận động tiếp ngoại là trung tâm vận động hữu ý các cơ vân. Vùng này có 2 nhóm nhân:
- Nhân giữa hay là trước trong chi phối các cơ trục
- Nhân bên hay là trước ngoài chi phối các cơ thành và các chi
Ở tủy cổ trên, nhân giữa phụ trách vận động cơ gáy còn nhân bên cho nguồn gốc dây XI. Tủy chi phối vận động các cơ ức đòn chũm, cơ thang (ở đây sợi ra đi ngang)
Đặc biệt ở các chỗ phình, các nhân giữa chi phối các cơ đai (hay cơ ở gốc chi) còn các nhân bên chi phối các cơ ngọn chi và cả hai đều có hai nhóm. Nhóm trước là cơ duỗi và nhóm sau là cơ gấp.
1.2 Vùng cảm giác tiếp ngoại
Vùng cảm giác tiếp ngoại chia thành hai nhóm nhân:
- Nhóm nhân ở đầu sừng sau: hợp với noron thứ hai của đường cảm giác ngoại thể (không phân biệt được nhóm đau, nhóm lạnh).
- Nhóm nhân ở nền sừng sau: đó là những cảm giác bản thể không ý thức, là đường vòng không qua não sẽ qua tiểu não để điều khiển tự động. Ở phía ngoài là nhân Bechterev, ở phía trong là nhân Clarke (có ở tủy lưng và tủy thắt lưng)
1.3 Vùng thực vật nội tạng
Không phân biệt được vùng thực vật nội tạng về vận động và cảm giác mặc dù trong sơ đồ có nêu những phân biệt giao cảm và cận giao cảm
Vùng giao cảm đi suốt dọc tủy sống với hai cột nhân: nhân trung gian trong sát với kênh ống nội tủy và nhân trung trung gian. Bình thường ở tủy cổ trên và lưng trên thành sừng bên. Theo chiều dọc, đây là những hạt nối với nhau như chuối hạt lại có cầu bắc ngang.
Cận giao cảm: chỉ thấy ở tủy cùng. Tất cả nội tạng từ các khoang trên do dây X phụ trách là ở cột nhân ở nền sừng trước
2. Các hội chứng chất xám
2.1 Hội chứng sừng trước
– Hội chứng vận động ngoại biên:
Tổn thương tủy hoặc sừng trước tủy thường gặp ở giai đoạn cấp tính giai đoạn cuối. Biểu hiện chung là những triệu chứng gián đoạn hoạt động vòng cung phản xạ với liệt vận động ngoại biên (liệt mềm, mất phản xạ, teo cơ, rối loạn phản ứng điện).
Tổn thương kích thích thường gặp ở giai đoạn mạn tính với những hiện tượng giật cơ, giật thớ cơ.
Viêm sừng trước tủy cấp
Viêm sừng trước tủy cấp là bệnh do tổn thương nơron vận động anpha của đường chót chung với tính chất liệt tất cả mọi hình thức vận động: liệt hoàn toàn, liệt mềm mất phản xạ, có teo cơ, rối loạn phản ứng thoái hóa điện và không có rối loạn cảm giác.
Thương tổn thường rải rác, ở bất cứ đoạn nào, không hệ thống và không theo với diễn biến lâm sàng
Đặc biệt viêm sừng trước tủy cấp do virus bại liệt. Bệnh bại liệt có thể xâm phạm chất xám ở thân não với liệt VII ngoại biên ở hai bên.
Viêm chất xám mạn tính: là những bệnh thoái hóa của tổ chức thần kinh
– Ở phình tủy cổ, sau đó bị teo cơ toàn bộ do tủy tiến triển của Aran Duchenne. Là một trong các loại bệnh tổn thương thân tế bào của nơron ngoại vi (với myelin sợi trục các rễ), và các sợi bó tháp chéo. Thường tổn thương ở hai bên, gặp ở tuổi trẻ, nam nhiều hơn nữ (3 nam : 1 nữ)
Ban đầu, tổn thương ở vị trí tủy cổ – lưng với liệt ngoại biên ở tay ngực, rồi bàn tay (teo cơ bàn tay), không có liệt cứng; ban đầu phản xạ bình thường sau giảm và mất. Sau đó, tổn thương lan xuống chi dưới và cả người
– Ở tủy lưng, sau đó toàn bộ viêm mạn tính rải rác Werding – Hoffmann: Bệnh này thường gặp ở tuổi nhỏ có tính chất gia đình, di truyền. Bắt đầu ở vùng lưng, thắt lưng rồi sau lan xuống vùng chân, vùng vai.
– Ở phình tủy thắt lưng sau đó phát triển lên. Bệnh Charcot – Marie – Tooth là bệnh có tổn thương ở nơron vận động ngoại biên trước và viêm dây thần kinh kẽ; ban đầu vào dây thần kinh hông, dây thần kinh hông khoeo ngoài, sau đó vào phình thắt lưng và phình cổ. Sau đó cũng tổn thương cả vào rễ sau và dải sau.
2.2 Hội chứng sừng sau
Hội chứng sừng sau hay gặp là những hội chứng của hạch gai, thường gặp là bệnh Zona
Biểu hiện chung là hội chứng đau: đau tự nhiên, đau âm ỉ, nung nấu, đồng thời có tăng cảm giác ở vùng bị đau; không có rối loạn vận động.
Thường khu trú ở một vùng rễ và ở một bên, tới đúng đường giữa. Sau khi vỡ bọng Zona, đau chủ quan còn tồn tại, có khi còn đau tăng hơn. Ở vùng đó sau có hiện tượng mất cảm giác.
Có 3 thể lâm sàng theo khu vực
- Zona liên sườn: thường có hiện tượng đau ở phía sau ngực, hoặc phía trước ngực, đôi khi ở bên mạn sườn, và ở những chỗ có những bọng Zona thành chùm như từng chùm nho.
- Zona thị giác: thường thấy nhức đầu ở vùng trán, đỉnh, có nổi một số bọng ở ổ mắt và có một số triệu chứng ở mắt.
- Zona hạch gối: do viêm lan tràn, ép vào dây VII, có liệt ngoại biên, đồng thời có những bọng Zona ở màng nhĩ.
2.3 Hội chứng mép xám
Điển hình là bệnh tủy rỗng
Hội chứng mép xám thường bắt đầu của u nội tủy (glicom), có khi là một kén kyste khoét rỗng ống tủy (khuynh hướng đi về phía sau – nghĩa là tổn thương mép xám sau) và theo một chiều dài chừng một vài khoanh tủy.
Biểu hiện chung là phân ly cảm giác kiểu rỗng tủy: mất cảm giác đau, nóng lạnh và còn cảm giác thô sơ.
Thường khu trú ở vùng phình tủy cổ, sau đó tiến triển theo chiều ngang và chiều dọc. Theo chiều dọc, tổn thương từ phình tủy cổ lan xuống phình tủy thắt lưng. Theo chiều rộng, tổn thương lan ra sừng bên, rồi sừng trước gây rối loạn dinh dưỡng thực vật, vận động (như của viêm sừng trước tủy mạn tính), loét dinh dưỡng ở chân, liệt ngoại biên, teo tay (bàn tay khỉ). Chú ý phân định với viêm dây thần kinh trong bệnh hủi: teo cơ và mất cảm giác.
Leave a Reply