Yếu tố tại chỗ, toàn thân, di truyền và tiên lượng Nội nha.

Những yếu tố được cho là có liên quan chặt chẽ với kết quả điều trị nội nha/điều trị nội nha lại bao gồm tình trạng mô quanh chóp, mức độ trám bít ống tủy so với chóp răng, chất lượng trám bít ống tủy và chất lượng của phục hồi sau cùng. Cùng tìm hiểu các yếu tố tại chỗ, toàn thân và di truyền ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị Nội nha và đồng thời với đó là đánh giá những hướng dẫn làm tăng tỷ lệ thành công trong điều trị. Cùng tìm hiểu.

1. Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị Nội nha

Kết quả của việc điều trị nội nha/điều trị nội nha lại không phẫu thuật và sự tồn tại lâu dài của răng đã điều trị nội nha phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đã biết và có thể chưa biết. Các yếu tố này được phân thành yếu tố tại chỗ (bao gồm giải phẫu, yếu tố trước điều trị, trong điều trị và sau điều trị) và yếu tố toàn thân (bao gồm nhân khẩu học, di truyền, bệnh lý toàn thân, thuốc sử dụng toàn thân và người cao tuổi). Mỗi yếu tố đều được xem xét kĩ, và ảnh hưởng của nó đối với kết quả điều trị nội nha và/hoặc sự tồn tại lâu dài của răng đã điều trị nội nha được thảo luận dựa trên những bằng chứng xác thực nhất. Những yếu tố được cho là có liên quan chặt chẽ với kết quả điều trị nội nha/điều trị nội nha lại bao gồm tình trạng mô quanh chóp, mức độ trám bít ống tủy so với chóp răng, chất lượng trám bít ống tủy và chất lượng của phục hồi sau cùng.

Có rất nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị nội nha. Tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu này không phải lúc nào cũng nhất quán với nhau. Sự không thống nhất này có thể là do nhiều yếu tố, như sử dụng những thời gian theo dõi khác nhau, cỡ mẫu khác nhau, vị trí địa lý nghiên cứu khác nhau và các phương pháp nghiên cứu khác nhau…

Yếu tố liên quan đến tiên lượng điều trị nội nha được phân loại thành các yếu tố tại chỗ và toàn thân được liệt kê dưới đây:

  • Yếu tố tại chỗ
    • Yếu tố giải phẫu
    • Yếu tố trước điều trị
    • Yếu tố trong điều trị
    • Yếu tố sau điều trị
  • Yếu tố toàn thân
    • Yếu tố nhân chủng học
    • Yếu tố di truyền
    • Bệnh lý và sử dụng thuốc đường toàn thân
    • Yếu tố người cao tuổi

2. Nhìn nhận lại vấn đề

Những yếu tố chủ yếu liên quan đến kết quả điều trị nội nha được phân loại dựa trên những tiêu chuẩn nhất định như vị trí (yếu tố tại chỗ và toàn thân), thời gian (trước điều trị, trong điều trị và sau điều trị). Tuy nhiên còn rất nhiều cách khác để phân loại những yếu tố này. Chẳng hạn như, chúng có thể được phân loại dựa trên việc điều trị nguyên phát hay thứ phát (điều trị nội nha lại). Mặc dù hầu hết các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến cả 2 hình thức điều trị, nhưng không có đủ bằng chứng để khẳng định ảnh hưởng của một số yếu tố lên điều trị nội nha lại. Trên cơ sở này, có một số bằng chứng cho thấy 7 yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị nội nha lại: loại răng, tình trạng mô nha chu, sử dụng để cao su, giới hạn phía chóp của việc sửa soạn, giới hạn phía chóp của việc trám bít, chất lượng trám bít và chất lượng phục hồi sau cùng. Yếu tố duy nhất chỉ ảnh hưởng đến trường hợp điều trị nội nha lại là những gì có liên quan đến lần điều trị trước.

Một cách khác để phân loại những yếu tố này là liệu chúng có ảnh hưởng đến kết quả điều trị hay là sự tồn tại lâu dài của răng. Kết quả điều trị tốt khác với sự tồn tại lâu dài của răng, mặc dù vẫn có sự liên quan nhất định. Kết quả điều trị nội nha tốt là nói về vấn đề lành thương hoặc không lành thương, thành công hay thất bại (dựa trên định nghĩa thuật ngữ), còn sự tồn tại là nói về tỉ lệ răng đã điều trị còn tồn tại trên cung hàm. Trong số những yếu tố đã được thảo luận trên, dường như những yếu tố sau là có ảnh hưởng đến sự tồn tại của răng đã điều trị: loại răng, tiếp xúc mặt bên, tình trạng mô nha chu, loại phục hồi và một vài yếu tố toàn thân.

Sau khi xác định được những yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả điều trị nội nha và sự tồn tại lâu dài của răng, thì những hướng dẫn dưới đây được nhấn mạnh nhằm đạt được kết quả điều trị nội nha thành công nhất có thể:

  1. Lựa chọn ca bệnh: Khai thác tiền sử y khoa và xem xét tất cả các yếu tố y khoa có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đồng thời cân nhắc về loại răng, tình trạng nha chu (độ sâu thăm dò, mất bám dính, tỉ lệ thân t chân), khả năng phục hồi thân răng và liệu rằng có trở thành một phần của cầu răng hay không.
  2. Thông báo với bệnh nhân: Bệnh nhân phải được thông báo đầy đủ về tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Chẳng hạn như một răng cửa giữa với mô quanh chóp bình thường và không có tiêu xương thì có tỉ lệ tồn tại lâu dài cao hơn so với một răng cối lớn có tỉ lệ thân – chân thấp. Một ví dụ khác nữa là, điều trị lần đầu cho một răng cối nhỏ có tủy răng sống thì tỉ lệ thành công cao hơn so với điều trị một răng cối nhỏ khác có tổn thương quanh chóp lớn. Nếu bệnh nhân đang có bệnh lý toàn thân thì tình trạng có thể sẽ phức tạp hơn, chẳng hạn như đái tháo đường. Điều chỉnh mức độ mong đợi của bệnh nhân cho phù hợp với thực tế mỗi trường hợp là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của chất lượng dịch vụ.
  3. Điều trị tốt: Yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của điều trị nội nha là kiểm soát nhiễm trùng và ngăn ngừa tái nhiễm. Sử dụng đê cao su, làm sạch và tạo hình tốt, trám bít ống tủy tốt đều rất cần thiết. Nếu đã lựa chọn ca bệnh cẩn thận nhưng việc điều trị không được thực hiện tốt thì rất dễ dẫn đến thất bại.
  4. Phục hồi tốt: Yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là một phục hồi tốt đúng thời điểm. Nếu răng không được phục hồi tốt và đúng lúc thì ngay cả khi chất lượng điều trị tủy tốt vẫn sẽ dẫn đến thất bại. Do vậy, nên tái đánh giá răng đã điều trị sau vài tháng để đảm bảo răng đã được phục hồi chất lượng. Giai đoạn phục hồi nên được thảo luận với bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị nội nha để bệnh nhân biết và có thể lên kế hoạch thực hiện phục hồi thích hợp.

Nguồn: Clinical Guide for Optimal Treatment Outcome – Springer International Publishing Switzerland 2017


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *