Phục hồi răng sau – Tổng quan sau điều trị nội nha.

Bài viết này tổng quan về những phục hồi răng sau điều trị nội nha, đồng thời bài viết nói kỹ hơn về vấn đề chốt đối với phục hình răng, nhằm đưa ra một góc nhìn đa chiều trong quá trình điều trị bệnh nhân. Cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.

1. Phục hồi răng sau – Răng trưởng thành

Ở những răng sau, hai hoặc ba thành răng nguyên vẹn là cần thiết cho việc tái tạo. Nếu vật liệu được dán vào men và ngà thì không cần mở rộng vật liệu vào các miệng ống tủy. Nếu vật liệu không được dán, ví dụ như amalgam, thì có thể phải làm loe xuống miệng ống tủy. Tuy nhiên, không có loại vật liệu phục hồi nào có khả năng bịt kín và kháng rò rỉ vĩnh viễn. Nếu răng không thể phục hồi ngay lập tức được thì khuyến cáo nên trám kín các lỗ ống tủy với vật liệu trám như composite lỏng, nhựa hydrophylic hoặc glass ionomer. Tái tạo thân răng bằng composite có thể được thực hiện ngay sau trùng hợp bởi quang học, hóa học (tự trùng hợp) hoặc trùng hợp kép. Composite tự trùng hợp đảm bảo toàn bộ bề dày của khối vật liệu được trùng hợp hoàn toàn. Một nghiên cứu in vitro gần đây đã kiểm tra độ bền dán của lớp nền composite trùng hợp kép, sử dụng cả hệ thống kết dính của quang trùng hợp, hóa trùng hợp hoặc trùng hợp kép, cho thấy các hệ thống trùng hợp kép không tạo ra độ bền dán ở mức chấp nhận được với ngà răng. Có thể kết luận rằng, hệ thống quang trùng hợp kết dính mà không cần kích hoạt hóa học làm cải thiện được độ bền dán trên ngà răng.

Các răng cối nhỏ đã điều trị nội nha thể hiện một tình trạng trung gian giữa các răng trước và các răng cối lớn. Các răng cối nhỏ thứ nhất hàm dưới với lối vào tủy bảo tồn có thể không đòi hỏi phục hồi bán phần. Những răng này không có lồng múi khớp cắn quan trọng, thường đặc trưng bởi múi trong nhỏ và kém phát triển. Các răng cối nhỏ còn cả thành ngoài và thành trong có thể được tái tạo bình thường mà không cần đặt chốt, chỉ cần tái tạo cùi như là một phục hồi.

2. Chốt

Đối với một số ít răng đã điều trị tuỷ có chỉ định đặt chốt thì ống mang chốt nên được sửa soạn bảo tồn, song song, thụ động.

Chốt chỉ cần thiết với các răng phía trước khi cấu trúc thân răng còn lại ít. Chốt cung cấp hình thể kháng lại các lực làm nghiêng hoặc các lực bên và góp phần làm tăng hình thể lưu giữ. Chốt không làm tăng độ bền của răng; chúng có xu hướng làm yếu răng thông qua việc loại bỏ thêm mô ngà và tạo sự các lực căng bất lợi. Đối với răng cối lớn đã điều trị tuỷ thì sức kháng cự và sức lưu giữ có thể nhờ vào các thành còn lại của buồng tủy thông qua mối dán của một phục hồi. Nên ưu tiên phục hồi răng cối lớn mà không đặt chốt khi còn đủ lượng cấu trúc răng thích hợp.

Người ta khuyến cáo chốt kim loại với các thành bên song song và thuôn dần ở đoạn chóp 2 – 3 mm là tối ưu nhất để làm giảm lực phân bố, nhờ đó bảo tồn tối đa độ dày ngà răng phía chóp trước khi gắn chốt. Thiết kế chốt hợp lí có thể là điểm mấu chốt đảm bảo tiên lượng thuận lợi về sau. Thép không gỉ từ lâu đã là vật liệu được lựa chọn làm chốt vì nó bền hơn chốt bằng titanium hoặc nhựa epoxy được gia cố bởi sợi thủy tinh (glass fiber-reinforced (GFR) epoxy resin). Nhựa epoxy được gia cố bởi sợi thủy tinh dẻo hơn thép không gỉ; điều này dường như làm tăng nguy cơ thất bại nhưng làm giảm nguy cơ nứt gãy chân răng so với chốt kim loại.

Chốt đúc, nếu có chỉ định, thì cũng nên được sửa soạn bảo tồn, thụ động; ưu điểm của chúng là khít sát tốt, độ bền cao, cải thiện sự phân bố lực từ bờ chốt cho đến mô răng. Điều quan trọng cần nhớ là phải để lại là 4 – 6 mm GP hoặc các vật liệu trám bít khác để đảm bảo đoạn chóp được bịt kín.

Phim cận chóp của một răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên bên trái sau khi điều trị nội nha lại và chỉ định đặt chốt. Răng cửa giữa cho thấy 4 mm GP còn lại (mũi tên) và răng cửa bên cho thấy 6 mm vật liệu trám bít còn lại (mũi tên). Lượng vật liệu trám bít được chừa lại ở răng cửa bên nhiều hơn là do đoạn cong ở phía chóp.

Bên cạnh việc bịt kín đoạn chóp, thì việc để lại 4 – 6 mm vật liệu trám bít ở 1/3 chóp chân răng còn giúp bảo vệ khu vực có chứa giải phẫu phức tạp, ống tủy phụ, vùng chẽ, delta chóp… Đoạn chóp chân răng cũng rất mỏng, yếu và dễ bị thủng nếu sửa soạn ống mang chốt ở đó.

Một vài bản hướng dẫn được đề xuất nhằm quyết định chiều dài lí tưởng để đặt chốt. Tốt nhất là chiều dài tối thiểu của chốt nên bằng với chiều cao thân răng lâm sàng, nhưng có thể thay đổi, đôi khi cần một chốt ngắn hơn. Mặc dù các chốt ngắn thường không được khuyên dùng, nhưng có lúc chúng là bắt buộc trên những răng có chân ngắn và mỏng. Các chốt ngắn không làm phân bố lực đồng đều dọc theo trục dài của chân răng, thường gây ra nứt gãy ở phần thân răng và đoạn 1/3 giữa.

phuc-hoi-rang-sau-2
X quang chụp khi tái khám của (a) răng cối nhỏ 2 hàm dưới bên trái với một chốt đúc ngắn cho thấy tình trạng tiêu xương (mũi tên) và khoảng dây chẳng nha chu dày lên phù hợp với chẩn đoán nứt răng theo chiều dọc. (b) Hình ảnh X quang răng cối nhỏ 1 hàm trên bên trái với một chốt làm bằng thép không gỉ ngắn, nứt răng theo chiều dọc (mũi tên), sâu răng thứ phát và bệnh lý vùng quanh chóp.

Các chốt dài có độ cứng chắc cao nhất và ít khi bị lệch trục chân răng; tuy nhiên, độ cứng chắc là một con dao 2 lưỡi, nó bảo vệ phục hồi nhưng cũng làm căng chân răng, nên phải đảm bảo để lại một lượng chất trám bít thích hợp. Cần phải cẩn thận khi thao tác với các chốt dài để đảm bảo độ dày chân răng còn lại thích hợp nhằm bảo tồn mô răng đoạn chóp, đặc biệt là ở những chân răng dẹt và lõm. Khi thân răng còn lại 2 hoặc nhiều hơn 2 thành, độ dày sau khi sửa soạn còn khoảng 1 mm và chiều cao 4 mm thì tái tạo cùi, có dán hoặc không dán, có thể được chỉ định mà không cần đặt chốt.

Chốt nên được làm bằng 1/4 chiều rộng chân răng, hoặc nhỏ hơn. Tuy nhiên như vậy thì trong một số trường hợp khó đạt được độ bền tối ưu của chốt. Khi răng có chân răng ở mức trung bình hoặc dưới mức trung bình, chốt chiếm 2/3 chiều dài chân răng hoặc hơn thì không thể chừa lại 4 mmm vật liệu trám bít ở đoạn chóp được. Do đó, độ dài tối ưu của chốt nên được quyết định bởi 5mm GP hoặc vật liệu trám bít khác còn lại ở chóp, và giới hạn chốt ở ngang độ sâu đó. Tuy nhiên, với những răng có giải phẫu chân răng ngắn, thì lượng vật liệu trám bít chừa lại nên được quyết định cẩn thận trong từng trường hợp cụ thể với mục tiêu cuối cùng là tránh thực hiện chốt quá ngắn.

Thực hiện nhiều chốt để nâng đỡ cùi giả trên những răng cối nhỏ và răng cối lớn thường không được khuyến khích. Một chốt đơn độc nên được đặt ở chân xa của răng cối lớn hàm dưới, chân trong của răng cối lớn hàm trên, chân dài nhất và thẳng nhất của răng cối nhỏ hàm trên.

phuc-hoi-rang-sau-3
X quang cận chóp của (a) răng cối lớn 1 hàm dưới bên trái, (b) răng cối lớn 1 hàm dưới bên phải và (c) răng cối lớn 1 hàm dưới bên phải được làm nhiều chốt kèm theo hậu quả là nứt dọc chân răng.

Đường kính chốt không nên vượt quá 1/3 đường kính chân răng. Đường kính chốt nên vào khoảng 0.5 — 1.5 mm tùy theo từng răng, và chỉ nên sử dụng dụng cụ sửa soạn chốt phù hợp với đường kính chốt mong muốn.

Nguồn: Clinical Guide for Optimal Treatment Outcome – Springer International Publishing Switzerland 2017


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *