Bài viết này tập trung vào hai mục tiêu chính liên quan đến chỉ định vật liệu với quá trình trám bít ống tuỷ, đồng thời lưu tâm đến vấn đề tiên lượng, tỷ lệ thành công của quá trình điều trị nội nha. Nha sĩ cần nắm rõ các nguyên tắc, những lưu ý và tiên lượng cụ thể giúp cho quá trình điều trị trên bệnh nhân được thuận lợi và tốt hơn. Cùng tìm hiểu.
1. Chỉ định vật liệu trám bít ống tủy
Trám bít thường quy: Mục đích đơn giản là tách biệt chân răng với môi trường bên ngoài. Vùng mô liên kết bị lộ ra rất nhỏ nên không cần quá chú trọng đến phản ứng mô ngoài lỗ chóp. Mục đích lâm sàng đơn giản là kìm khuẩn và ngăn nhiễm trùng tái phát.
Lấy tủy buồng (pulpotomy): Đây là thủ thuật điều trị chủ yếu ở nội nha răng trẻ em. Vùng tủy bị lộ lớn hơn so với vùng chân răng được trám bít (lên tới vài milimet vuông) do vậy phải cẩn thận với phản ứng mô.
Che tủy: Vùng tủy bị lộ không bị nhiễm trùng nên được che bằng một vật liệu lý tưởng có khả năng thúc đẩy sự tái tạo của phần mô tủy bị tổn thương. Cần khuyến khích phát triển những vật liệu kích thích sự phục hồi này, ngoài những đặc tính thích hợp liên quan đến việc kiểm soát/loại bỏ vi khuẩn. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, tập trung vào những hợp chất sinh học và tổng hợp có khả năng kích thích sự tái tạo của mô tủy lành mạnh và hình thành ngà răng. Tuy nhiên những kĩ thuật và vật liệu này chưa phổ biến trong thực hành lâm sàng, và những phương diện đặc biệt khác của việc trám bít cũng không được thảo luận nhiều.
Phục hồi thân răng: Vấn đề phục hồi thân răng sẽ được phân tích ở một chương riêng. Ở chương này chỉ khẳng định rằng việc phục hồi thân răng là một phần không thể tách rời khỏi những nỗ lực loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn khỏi ống tủy và đảm bảo tiên lượng tối ưu.
Thủ thuật đóng chóp/tạo chóp/tái tạo: Kiểm soát vi khuẩn thông qua việc trám bít vẫn rất cần thiết đối với các thủ thuật này. Trong kĩ thuật đóng chóp/tạo chóp, người ta duy trì và kích thích các tế bào để sản xuất ra mô cứng hay ngà răng dựa vào hàng rào các chất trám bít trợ. Trong thủ thuật tái tạo, mục đích chính là thúc đẩy tế bào tái tạo lại mô tủy bao gồm cả mạch máu và mô liên kết, nhưng điều này không thể đạt được chỉ nhờ vật liệu trám bít, vì ở đây nó chỉ đóng vai trò là một hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
Thủng chân răng: Thường làm phá hủy mô ở vùng dây chẳng nha chu. Việc trám bít được xem là cho kết quả tốt nhất nếu nó hỗ trợ/kích thích được sự tái tạo của mô này.
Trám ngược: Tổn thương xương có kích thước lớn làm cho việc trám ngược này phải tập trung vào đặc tính tương hợp sinh học của quy trình và vật liệu trám bít và cả phương diện tái tạo mô của việc điều trị. Tuy nhiên, những vùng tiếp xúc vật liệu/mô thường khá nhỏ, và mục đích quan trọng nhất của thủ thuật vẫn là kiểm soát nhiễm khuẩn. Nhiều vật liệu và kĩ thuật hiện đại ngày càng cải thiện hiệu quả của việc điều trị cắt chóp. Người ta cho rằng các đặc tính và chất lượng của vật liệu dùng cho trám ngược có liên quan với nhiều ứng dụng khác ngoài kĩ thuật trám bít thông thường.
2. Nội nha thực chứng và tiên lượng nội nha
Bộ ba yếu tố gồm nhà lâm sàng (với kiến thức và kĩ năng), bệnh nhân (nhu cầu và mong muốn) và chứng cứ (dựa trên những nghiên cứu) tạo nên nha khoa thực chứng. Những vật liệu và phương pháp trám bít chỉ được rút ra từ những chứng cứ nghiên cứu; còn mong muốn của bệnh nhân và kĩ năng của nhà điều trị thì nằm ngoài phạm vi của chương này.
Việc tổng hợp các bằng chứng trong thực hành lâm sàng luôn có trình tự riêng của nó về mức độ kiểm nghiệm. Trám bít ống tủy có đạt kết quả hay không chỉ có thể xác minh ở chính bệnh nhân điều trị. Những nghiên cứu được tiến hành trên bệnh nhân có giá trị tốt hơn so với dữ liệu có được từ trong phòng thí nghiệm, là dữ liệu quyết định những tính chất quan trọng để phục vụ cho lâm sàng. Khảo sát và thí nghiệm trên hàng loạt case bệnh, các nghiên cứu ngẫu nhiên tốt hơn các nghiên cứu thuần tập, những phân tích tổng hợp và đánh giá hệ thống các dữ liệu nghiên cứu từ lâm sàng là đỉnh cao của “thang chứng cứ” (evidence ladder).
Nhiều loại vật liệu và kĩ thuật trám bít đã được phát triển nhờ vào thang chứng cứ từ trên xuống dưới trước khi được đưa ra thị trường, và qua thời gian đã cung cấp một số hiểu biết sâu sắc về hiệu quả lâm sàng thực tế của nhiều loại vật liệu. Những vật liệu mới nên được kiểm tra dựa trên cơ sở dữ liệu này.
Các bằng chứng được tìm kiếm về sự ảnh hưởng của kĩ thuật và vật liệu trám bít đến tiên lượng điều trị thì liên quan trực tiếp với sự phát triển hoặc lành thương của bệnh lý quanh chóp. Tiên lượng sau điều trị tủy sống có mối liên quan với khả năng phát triển viêm quanh chóp, ngược lại sau điều trị tủy hoại tử nó liên quan đến sự lành thương của viêm quanh chóp.
Theo dõi viêm quanh chóp sau nội nha thường để đánh giá kết quả thành công hay thất bại, dựa vào cả lâm sàng và phim X-quang. Việc theo dõi kết quả trong 1 năm cho thấy hầu hết đều có phát triển viêm quanh chóp ở những răng có vùng quanh chóp lành mạnh ban đầu. Răng có sang thương lúc đầu đa số đều có dấu hiệu lành thương, mặc dù sự lành thương hoàn toàn có thể mất 4-5 năm, đây cũng là khoảng thời gian phù hợp để xác định kết quả điều trị. Rất nhiều thử nghiệm lâm sàng thuần tập hay đối chứng đều cho thấy tỷ lệ thành công sau 1 năm tốt, lên đến trên 90% với răng không có sang thương quanh chóp và 60-80% đối với răng có sang thương quanh chóp ngay từ đầu. Loại thứ 2 (răng có tổn thương quanh chóp ngay từ đầu) có thể tăng tỉ lệ đáng kể từ 1 cho đến 4 – 5 năm, nhưng sau đó tỉ lệ bệnh nhân quay lại tái khám thường giảm xuống đến mức làm giảm tỉ lệ. Với mục đích so sánh những thay đổi trong điều trị, bao gồm vật liệu trám bít và kĩ thuật trám bít, thì kết quả theo dõi sau 1 năm là thích hợp ngay cả khi sự lành thương có thể vẫn còn tiếp diễn.
Nguồn: Clinical Guide for Optimal Treatment Outcome – Springer International Publishing Switzerland 2017
Leave a Reply