Các nghiệm pháp giúp chẩn đoán Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là một bệnh lý rất phổ biến trên lâm sàng. Việc chẩn đoán đau thần kinh tọa sớm và chính xác giúp các bác sĩ có những phương pháp điều trị phù hợp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các nghiệm pháp giúp chẩn đoán đau thần kinh tọa thường dùng trên lâm sàng.

1. Nghiệm pháp trong khám hội chứng cột sống

Quy trình khám hội chứng cột sống:

  • Nhìn: để đánh giá hình dáng cột sống, kiểm tra trục cột sống, đánh giá trương lực cơ cạnh sống
  • Sờ nắn: kiểm tra trương lực cơ, tìm điểm đau cột sống và điểm đau các cơ cạnh sống
  • Khám vận động: kiểm tra các chức năng vận động cột sống của người bệnh như cúi, ngửa, nghiêng và xoay.

Các nghiệm pháp trong phần khám vận động của cột sống:

  • Nghiệm pháp ngón tay chạm đất: Người bệnh đứng thẳng, 2 chân sát nhau, người bệnh cúi tối đa, chân thẳng, giơ thẳng 2 tay hướng xuống đấy, đo khoảng các từ ngón tay giữa của người bệnh đến nền đất. Đánh giá: 0cm – người có cột sống khỏe mạnh, >0 cm – người bệnh thoát vị đĩa đệm (do thoát vị làm kích thích rễ thần kinh nên ngón tay không chạm đất được)
  • Nghiệm pháp Schober: đánh giá chỉ số này, cho người bệnh đứng thẳng, xác định mỏm gai của đốt sống S11 và đánh dấu điểm thứ 1. Từ điểm này, đo lên trên 10cm, đánh dấu điểm thứ 2. Sau đó, người bệnh cúi tối đa, 2 chân duỗi thẳng lại khớp gối, đo lại khoảng cách giữa 2 điểm trên (ở tư thế cúi của người bệnh).
    Chỉ số schober = số đo lần 1 /số đo lần 2. Ở người bình thường thuộc nhóm tuổi thanh niên, chỉ số Schober khoảng 14/10 – 15/10. Ở người bệnh có hội chứng thắt lưng hông – chỉ số này giảm.
  • Xoay và nghiêng cột sống: dùng thước đo độ xoay và độ nghiêng: Cột sống của người bình thường nghiêng được 29 – 31° về 2 bên và xoay được khoảng 30 – 32° . Nếu người bệnh bị đau khi nghiêng hoặc xoay hoặc góc nghiêng và xoay bị hạn chế thì chứng tỏ có bệnh lý.

2. Nghiệm pháp đánh giá dấu hiệu căng rễ thần kinh tọa

  • Điểm đau cạnh sống: người bệnh đứng hoặc nằm với tư thế thoải mái, ấn trên đường cạnh sống (cách trục cột sống khoảng 2 cm về 2 phía trái và phải) ngang mức điểm giữa khoảng cách liên gai. Khi ấn vào, các rễ thần kinh bị tổn thương sẽ có cảm giác đau.
  • Dấu hiệu Lasegue: người bệnh nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng với tử thế thoải mái. Tiếp theo, người khám dùng 1 tay của mình cầm cổ chân, tay còn lại đặt ở đầu gối người bệnh, giữ chân người bệnh thẳng và khám theo 2 bước sau:
    – Bước 1: người khám nâng cao chân người bệnh (ở tư thế duỗi thẳng) lên khỏi mặt giường, hướng tới góc 90° cho tới khi người bệnh kêu đau, căng dọc mặt sau chân thì dừng lại. Tiếp theo, xác định góc giữa chân người bệnh và mặt giường – đây được gọi là góc Lasegue. Ví dụ, nếu nâng chân tới 45° mà người bệnh kêu đau thì góc Lasegue là 45°.
    – Bước 2: người khám giữ nguyên góc độ đó và gấp chân người bệnh tại khớp gối, người bệnh không còn đau dọc mặt sau chân. Thực hiện khám lần lượt 2 chân của người bệnh.
    – Đánh giá: người khỏe mạnh bình thường có góc Lasegue là 90°. Dấu hiệu Lasegue dương tính biểu hiện đồng thời ở 2 yếu tố là người bệnh thấy đau khi chân chưa vuông góc với mặt giường (bước 1) và khi gấp chân lại người bệnh hết đau (bước 2).
Nghiệm pháp Lassegue
  • Dấu hiệu Lasegue chéo: tìm dấu hiệu Lasegue ở bên chân lành thì người bệnh bị đau tăng ở bên chân bị bệnh.
  • Dấu hiệu chuông bấm: bệnh nhân nằm hoặc đứng với tư thế thoải mái, ấn trên các điểm như ở thao tác kiểm tra điểm đau cột sống. Dấu hiệu dương tính khi người bệnh cảm thấy cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa cùng bên xuống dưới chân.
  • Hệ thống các điểm Valleix (áp thống điểm Valleix): là các điểm mà dây thần kinh tọa đi qua, gồm điểm giữa nếp lằn mông, điểm giữa ụ ngồi và mấu chuyển, điểm giữa mặt sau đùi, điểm giữa nếp khoeo chân, điểm đầu trên xương mác, điểm giữa bắp chân, điểm mắt cá ngoài. Trong đau thần kinh tọa, người bệnh sẽ cảm thấy đau chói khi ấn vào các điểm này.
  • Dấu hiệu Dejerine: người bệnh bị đau tăng vùng thắt lưng khi ho, hắt hơi.
  • Dấu hiệu Neri: người bệnh đứng thẳng, sau đó cúi gập người, giơ 2 tay chạm đất và 2 đầu gối giữ thẳng.Dấu hiệu Neri dương tính khi người bệnh cảm thấy đau dọc chân bị bệnh và chân đó co lại tại khớp gối.
  • Dấu hiệu Siccar: người bệnh nằm ngửa thoải mái và duỗi thẳng 2 chân, khám như kiểm tra dấu hiệu Lasegue ở bước 1, nâng chân người bệnh lên khỏi mặt giường, tới khi người bệnh bị đau thì dừng lại, gấp bàn chân bên đó về phía mu bàn chân. Dấu hiệu Siccar dương tính nếu người bệnh cảm thấy đau tăng dọc mặt sau của chân đang được khám.
  • Dấu hiệu Bonnet: người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân với tư thế thoải mái, gấp cẳng chân người bệnh vào đùi rồi gấp đùi vào bụng. Dấu hiệu Bonnet dương tính nếu người bệnh bị đau vùng sau đùi và mông ở bên được khám.

3. Đánh giá tổn thương chức năng các rễ thần kinh

Khám chức năng vận động của rễ L5 và rễ S1 vì 2 rễ này rất hay bị tổn thương ở các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm:

Rễ L5: chi phối vận động của nhóm cơ chày trước, chức năng gấp bàn chân và gấp ngón 1, 2 về phía mu bàn chân.

  • Nghiệm pháp đứng gót: Khi khám, bác sĩ kiểm tra sức cơ gấp bàn chân và gấp ngón 1 – 2 về phía mu ở cả 2 bên chân, cho người bệnh đứng trên gót chân. Ở người có tổn thương rễ L5, người bệnh rất khó hoặc không đứng được ở bên gót chân bên tổn thương.

Rễ S1: chi phối vận động cho cơ dép (sau cẳng chân) và có chức năng duỗi bài chân.

  • Nghiệm pháp đứng mũi: Khi khám, bác sĩ kiểm tra sức cơ duỗi thẳng bàn chân hoặc cho người bệnh đứng trên mũi bàn chân. Ở người bị tổn thương rễ S1, người bệnh rất khó hoặc không đứn được ở trên mũi bàn chân bị tổn thương. Rối loạn phản xạ: kiểm tra chức năng phản xạ của các rễ thần kinh; đặc biệt là phản xạ gân cơ tứ đầu đùi (rễ L3, L4) và phản xạ gân gót (rễ S1).

Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *