Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là một loại bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng não, dẫn đến mất trí nhớ, khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, khó giao tiếp và thay đổi tâm trạng. Bệnh Alzheimer là một trong những loại bệnh tâm thần phổ biến nhất ở người cao tuổi, tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở những người trẻ hơn. Alzheimer là một loại bệnh không thể chữa khỏi và tiến triển chậm dần theo thời gian. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc điều trị và phòng bệnh Alzheimer có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng và tăng cường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

1. Nguyễn tắc điều trị

Đánh giá được mức độ sa sút trí tuệ nhất là khả năng sống độc lập của người bệnh, từ đó đưa ra một kế hoạch điều trị phù hợp cả về cơ thể- tâm thần. Xây dựng chế độ chăm sóc, quản lý người bệnh tại bệnh viện, tại các nhà an dưỡng, tại cộng đồng… Đồng thời có kế hoạch giúp đỡ cho gia đình bệnh nhân trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.

2. Sơ đồ/phác đồ điều trị

– Điều trị hóa dược

– Liệu pháp tâm lý

– Điều trị hỗ trợ

3. Điều trị cụ thể

3.1. Liệu pháp hóa dược

a. Điều trị các triệu chứng nhận thức Lựa chọn thuốc trong số các thuốc sau:

Donepezil 5mg – 23mg ngày

Rivastigmin 1,5mg – 12mg/ngày (dùng đường uống và miếng dán)

Galantamin 8mg – 24mg/ngày

Một số thuốc đã được nghiên cứu điều trị suy giảm nhận thức như: thuốc dinh dưỡng thần kinh, thuốc tăng cường chuyển hóa, tuần hoàn não:

Cerebrolysin 10ml – 20ml/ngày

Ginkgo biloba 80mg – 120mg/ngày

Piracetam 400mg – 1200mg/ngày

Citicholin 100mg – 1000mg/ngày

Cholin Alfoscerate 200mg – 800mg/ngày

Vinpocetin 5mg – 100mg/ngày

Đối với các rối loạn như hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm, kích động, … sử dụng các thuốc an thần kinh, chống trầm cảm, giải lo âu, …

b. Thuốc an thần kinh

Lựa chọn một, hai hoặc ba thuốc trong các thuốc sau:

Risperidon 1mg – 10 mg/ngày

Quetiapin 50mg – 800mg/ngày

Olanzapin 5mg – 30mg/ ngày

Clozapin 25 – 300mg/ngày

Aripiprazol 10 – 30mg/ngày

Haloperidol 0,5 mg – 20mg/ngày

c. Thuốc chống trầm cảm

Lựa chọn một, hai hoặc ba thuốc trong các thuốc sau:

Sertralin 50 – 200mg/ ngày

Citalopram 10 – 40 mg/ngày

Escitalopram 10 – 20mg/ngày

Fluvoxamin 100 – 200mg/ ngày

Paroxetin 20 – 50mg/ngày

Fluoxetin 10 – 60mg/ngày

Venlafaxin 75 – 375mg/ngày

Mirtazapin 15 – 60mg/ ngày

d. Chỉnh khí sắc

Lựa chọn thuốc trong số các thuốc sau:

Muối valproat 200mg – 2500mg/ngày

Muối divalproex, liều 750mg/ngày – 60mg/kg/ngày

Carbamazepin 100 – 1600mg/ngày

Oxcarbazepin 300 – 2400mg/ngày

Lamotrigin 100 – 300mg/ngày

Levitiracetam 500 – 1500mg/ngày

Thuốc hỗ trợ chức năng gan: aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác …

Bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, chế độ ăn, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch…

3.2. Liệu pháp tâm lý

– Liệu pháp tâm lý trực tiếp: Liệu pháp gia đình, liệu pháp tâm lý cá nhân…

– Liệu pháp tâm lý gián tiếp:

Đảm bảo môi trường an toàn với bệnh nhân và mọi người xung quanh

Môi trường yên tĩnh, tránh các kích thích xung quanh

Vệ sinh giấc ngủ

Giáo dục gia đình về chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân…

3.3. Vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu

Phối hợp với chuyên khoa phục hồi chức năng

Mục đích:

– Phục hồi vận động

– Phục hồi ngôn ngữ: ngôn ngữ trị liệu

3.4. Điều trị các bệnh lý cơ thể kèm theo

Trợ giúp các hoạt động hằng ngày kể cả tắm rửa, vệ sinh cá nhân… tránh các biến chứng do nằm lâu và nâng cao chất lượng sống người bệnh.

3.5. Quản lý xã hội

Giới thiệu đến một hội Sa sút trí tuệ địa phương để được giáo dục và tư vấn cho tất cả các bệnh nhân và người chăm sóc họ

Đánh giá khả năng lái xe nếu họ tiếp tục muốn lái xe

Thảo luận với bệnh nhân và gia đình về các hình thức và các dịch vụ chăm sóc như tắm rửa, hỗ trợ ăn uống tại nhà hoặc tại nhà lưu trú có nhân viên được đào tạo đầy đủ

3.6. Hỗ trợ người chăm sóc

Người chăm sóc trong gia đình bệnh nhân sa sút trí tuệ trải nghiệm cao hơn căng thẳng, đau khổ so với những người cùng tuổi

Việc chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ chính là chăm sóc người bị sa sút và người chăm sóc chính của họ

Cần có các chương trình hỗ trợ y tế, tâm lý và thực hành phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân và người chăm sóc.

4. Tiên lượng và biến chứng

Bệnh Alzheimer có đặc điểm khởi phát bằng triệu chứng suy giảm trí nhớ và tiến triển nặng dần. Qua thời gian tiến triển của bệnh, bệnh nhân bị bệnh Alzheimer sẽ xuất hiện lo âu, trầm cảm, mất ngủ, kích động, hoang tưởng … Khi bệnh nặng lên,

bệnh nhân Alzheimer sẽ cần hỗ trợ trong các hoạt động cơ bản hàng ngày như tắm rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh. Cuối cùng sẽ có các triệu chứng khó khăn khi đi lại, khó nuốt. Nhiều khi phải cho ăn qua sonde, triệu chứng khó nuốt có thể gây viêm phổi do hít.

Thời gian từ lúc chẩn đoán đến tử vong thường khoảng 3-10 năm. Bệnh nhân khởi phát Alzheimer từ trẻ thường tiến triển nhanh, rầm rộ hơn. Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất là các bệnh thứ phát như viêm phổi.

5. Phòng bệnh 

– Chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Một số biện pháp được áp dụng như:

Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.

Phòng và điều trị tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường.

Chế độ ăn điều độ: giàu hoa quả, rau xanh, giảm đường, giảm chất béo no.

Hoạt động thể lực, trí tuệ thường xuyên.

Tóm lại, việc điều trị và phòng bệnh Alzheimer là một quá trình dài và phức tạp. Tuy nhiên, việc thực hiện các nguyên tắc điều trị và phòng bệnh này có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng và tăng cường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *