Kiểm soát đau trước điều trị nội nha với trường hợp viêm.

Bài viết này nội dung hướng về tổng quan kỹ thuật kiểm soát đau trên trường hợp bệnh nhân điều trị nội nha tại ghế răng bằng phương pháp gây tê tại chỗ, đồng thời đánh giá hiệu quả tê với trường hợp mô bị viêm. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây

1. Tổng quan về kiểm soát đau trước điều trị nội nha bằng phương pháp gây tê tại chỗ

Kiểm soát đau trước điều trị trong nội nha thực hành là gây tê tại chỗ để ngăn chặn sự dẫn truyền cảm giác từ các đầu tận cùng thần kinh trong mô tủy và mô nha chu của răng đang điều trị. Mặc dù các loại thuốc tê thường là an toàn, nhưng nhà lâm sàng vẫn nên nắm rõ liều dùng, tác dụng phụ và nguy cơ dị ứng của thuốc. Thuốc tê tại chỗ gắn kết các kênh canxi nằm trên màng tế bào của neuron cảm giác, ngăn chặn sự xâm nhập của các ion natri vào các sợi thần kinh.

kiem-soat-dau
Cấu trúc chính của các tiểu đơn vị a và B của kênh natri đóng mở theo điện thế (voltage-gated sodium channel). Tiểu đơn vị a bao gồm 4 miền tương đồng (DI – DIV), mỗi miền có 6 đoạn xoắn a liên màng (S1 – S6). Đoạn S4 của mỗi miền chứa lượng acid amin tích điện (+) và tạo thành một phần của sensor điện thế. Các mối nối liên kết đoạn S5 và S6 tạo thành một miệng phía ngoài của kênh và là bộ lọc. Các liên kết tế bào chất giữa DIII và DIV chứa một bộ phận kị nước quan trọng, hoạt động như một “nắp đậy” (hinged lid — h) và chịu trách nhiệm cho sự khử nhanh. Sự khử chậm phụ thuộc một phần vào lượng còn lại nằm ở lớp ngoài của kênh. Tiểu đơn vị a có chứa một vài vị trí receptor cho độc tố thần kinh (neurotoxin) (không được trình bày ở đây). Lượng acid amin ở đoạn S6 của DI, DIII và DIV ở khoang bên trong của kênh tạo thành vị trí gắn kết thuốc tê tại chỗ và cũng có liên quan đến các thuốc chống động kinh và chống loạn nhịp như lidocaine, mexiletine, carbamazepine và phenytoin. Sự ức chế kênh natri của những loại thuốc này tương đối yếu ở trạng thái nghỉ, nhưng mạnh hơn nếu màng tế bào bị khử cực (sự ức chế này tùy thuộc cách sử dụng (“use-dependent” blockade). Một chuỗi acid amin được bảo tồn tại vòng lặp gian bào giữa DII và DIII liên kết ankyrin G (Ank) và rất quan trọng cho việc nhắm mục tiêu đến các miền đặc biệt của tế bào. Vòng lặp nội bào lớn giữa DI và DIII có chứa một vài vị trí điều chế phosphoryl (P) bằng protein kinase A và C. Miền tận cùng bằng carboxyl liên kết với tiểu đơn vị B, các phần gắn khác và protein khung tế bào. Các tiểu đơn vị B phụ là các protein với một màng tế bào duy nhất, một miền tận cùng bằng amino ngoại bào dài được glycosyl hóa, có cấu trúc giống với immunoglobulin, có tính đồng nhất với các phần tử kết dính tế bào và một đuôi ngắn tận cùng C nội bào. Những tiểu đơn vị này điều chỉnh mục tiêu và sự vận động của kênh.

Việc này giúp chặn sự khử cực và hoạt động dẫn truyền dọc theo neuron, ngăn chặn hiệu quả dẫn truyền đau và các tín hiệu cảm giác khác nhau. Vì đau là một cảm giác chủ yếu được tạo ra khi kích thích các sợi cảm giác của mô tủy, nên cần thiết thực hiện gây tê tủy toàn bộ để có thể tiến hành điều trị nội nha, cũng như nhiều hình thức điều trị phục hồi khác trên răng còn tủy sống.

2. Viêm làm giảm hiệu quả tê

Khả năng tê hiệu quả thường khó đạt được trong quá trình viêm. Tủy răng sống nhưng bị viêm làm khó khăn khi gây tê, đặc biệt là gây tê chặn dây thần kinh răng dưới (inferior alveolar nerve – IAN) để điều trị răng cối lớn hàm dưới. Trong trường hợp này, gây tê với tủy răng viêm chỉ bằng chặn IAN có nhiều khả năng thất bại hơn là thành công, với tỉ lệ thành công được báo cáo là khoảng 25 – 40%. Có nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích cho sự giảm tác dụng của gây tê tại chỗ trên răng viêm tủy. Cho tới nay, giả thiết được chấp nhận nhiều nhất là dựa vào quan điểm tính dẻo của neuron (neuronal plasticity).

Tính dẻo của neuron (neuroplasticity) mô tả thuộc tính vốn có của các neuron đơn lẻ và mô thần kinh phức tạp (ví dụ như não hoặc tủy sống) để thích nghi với thương tích hoặc bệnh tật cũng như những thay đổi của môi trường. Cụ thể hơn, các neuron cảm giác bị thay đổi khi đầu tận cùng của chúng bị tổn thương hoặc mô xung quanh bị viêm. Số lượng, loại receptor và chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) có trong một loại thần kinh cảm giác nhất định hoạt động rất mạnh và thay đổi để đáp ứng với các yếu tố tăng trưởng và các chất trung gian gây viêm. Cuối cùng, những thay đổi này có thể khiến cho neuron tồn tại được ở trạng thái nhạy cảm, khi đó chúng dễ bị kích hoạt hơn bởi cả kích thích đau và không đau. Những thay đổi ở mức độ phân tử này là cơ sở của những quan sát lâm sàng về tình trạng tăng nhạy cảm và loạn cảm đau (allodynia) khi bị tổn thương. Các thử nghiệm lâm sàng về biểu hiện của loạn cảm đau ở các dây chằng nha chu bị viêm bao gồm đau khi cắn hoặc khi gõ nhẹ lên răng. Một ví dụ điển hình về sự tăng nhạy cảm khi mô tủy bị viêm là phản ứng đau quá mức trước một kích thích lạnh. Khi gây tê tại chỗ, các chất trung gian gây viêm ảnh hưởng trực tiếp đến biểu hiện và hoạt động của một vài kênh natri quan trọng, do đó ảnh hưởng đến khả năng bị kích thích của các neuron cảm giác và hiệu quả của việc gây tê.

3. Kênh natri phụ

Các kênh natri được chia làm 2 nhóm riêng biệt dựa trên sự nhạy cảm với tetrodotoxin (TTX). Các kênh Nav1.8 và Nav1.9 làm trung gian cho dòng điện kháng TTX (TTX − R). Kênh Nav1.8 được biểu hiện ở mức độ cao hơn dưới tình trạng viêm, và sự biểu hiện tăng lên đã được chứng minh khi thực hiện nghiên cứu trên tủy răng người. Điều quan trọng là, tăng biểu hiện của kênh Nav1.8 sẽ làm giảm hiệu quả của lidocaine trong việc ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh. Do đó, việc tăng cường Nav1.8 thường gặp trong mô tủy viêm, có thể góp phần gây khó khăn cho gây tê tại chỗ trên lâm sàng khi thực hiện các thủ thuật điều trị nha khoa. Các kênh natri khác cũng có thể liên quan đến việc làm trung gian dẫn truyền đau trong viêm. Kênh Nav1.7 được tăng cường trong nhiều kiểu đau do viêm ở động vật và cả ở người. Tóm lại, nhiều kênh natri có liên đến sự nhạy cảm của các neuron cảm giác. Một sự thay đổi biểu hiện quan của các kênh natri, đặc biệt là Nav1.8, có thể chịu trách nhiệm cho những quan sát lâm sàng thấy giảm hiệu quả của gây tê tại chỗ tại nơi viêm.

Nguồn: Clinical Guide for Optimal Treatment Outcome – Springer International Publishing Switzerland 2017


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *