Hội chứng Guillain-Barre (GBS) là một bệnh lý tấn công hệ thần kinh vận động và cảm giác. Bệnh này thường bắt đầu bằng những triệu chứng như cảm giác tê, khó khăn trong việc di chuyển, và đau nhức cơ bắp. Sau đó, bệnh tiến triển và có thể gây ra tê liệt và khó thở. GBS là một bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm đến tính mạng. Việc điều trị GBS thường bao gồm sự hỗ trợ hô hấp và các phương pháp điều trị khác để giảm triệu chứng của bệnh.
1. Xử trí hội chứng Guillain-Barre
1.1. Nguyên tắc xử trí
– Đảm bảo duy trì chức năng sống, đặc biệt khi có liệt cơ hô hấp.
– Điều trị rối loạn nước và điện giải.
– Tập vận động để hạn chế biến chứng do liệt vận động gây ra.
– Loại bỏ nhanh các kháng thể tự miễn gây ra tổn thương thần kinh ngoại vi.
1.2. Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu
– Nằm đầu cao 30o – 45o
– Thở oxy kính hoặc qua mặt nạ. Đặt ống nội khí quản và bóp bóng qua ống nội khí quản khi có liệt cơ hô hấp.
– Đặt ống thông dạ dày, ăn qua ống thông khi có rối loạn nuốt. Vitamin nhóm B.
– Glucocorticoid: methylprednisolon 500mg/ngày x 5 ngày, sau đó giảm liều dần.
1.3. Xử trí tại bệnh viện
a) Các xử trí hỗ trợ
– Hô hấp:
+ Khi có dấu hiệu suy hô hấp cần thở máy hỗ trợ ngay.
+ Thở oxy, nếu không kết quả chuyển sang thở máy xâm nhập với Vt cao (12ml/kg) kết hợp PEEP 5 cmH2O để tránh xẹp phổi.
+ Các yếu tố nặng như: tiến triển nhanh <7 ngày, mất khả năng ho, không nâng được khuỷu tay hoặc đầu, mất khả năng đứng, phải nhập Khoa hồi sức để theo dõi, cần đặt nội khí quản và thở máy sớm.
– Tuần hoàn: theo dõi liên tục mạch, điện tim, huyết áp để phát hiện và xử trí kịp thời rối loạn nhịp, đặc biệt là nhịp chậm khi hút đờm, tụt huyết áp.
– Dự phòng thuyên tắc tĩnh mạnh sâu và tắc mạch phổi: vận động trị liệu, dùng thuốc chống đông heparin hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp.
– Dự phòng loét dạ dày và đường tiêu hóa: giảm tiết dịch dạ dày (thuốc kháng thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton) ăn qua ống thông sớm.
– Điều chinh rối loạn nước điện giải, Đảm bảo dinh dưỡng: 40 Kcalo/kg/ngày và các khoáng chất.
b) Xử trí đặc hiệu
Mục đích: làm giảm lượng kháng thể kháng myelin trong máu
– Corticoid:
+ Tác dụng làm giảm đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên hiệu quả không nhiều.
+ Liều methylprednisolon 500mg/ngày x 5 ngày. Sau đó giảm liều dần.
– Lọc huyết tương:
+ Thay huyết tương: (xin xem quy trình kỹ thuật thay huyết tương).
+ Lọc kép (double filter): (xin xem quy trình kỹ thuật lọc)
+ Lọc hấp phụ (hemoadsorption): (xin xem quy trình kỹ thuật lọc hấp phụ)
* Chú ý:
Thời gian lọc càng sớm càng tốt: khả năng hồi phục tốt.
Số lần lọc và khoảng cách: hàng ngày hoặc cách ngày, 3-6 lần tùy theo đáp ứng, có thể tới 15-16 lần. Nếu sau 6 lần không tiến triển thì ngừng.
Có nguy cơ dị ứng hoặc sốc phản vệ, rối loạn đông máu, rối loạn điện giải, nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn máu…
– Truyền globulin miễn dịch: giá thành điều trị cao.
+ Liều dùng: 0,4 g/kg/ngày x 5 ngày.
+ Chống chỉ định: suy thân, dị ứng thuốc.
c) Theo dõi
– Đánh giá hàng ngày cơ lực tứ chi,các dây thần kinh sọ như: rối loạn nuốt …
– Theo dõi sát: hô hấp (SpO2, PaO2, PaCO2, mạch, nhịp tim, huyết áp.
– Đánh giá thể tích khí lưu thông (Vt), áp lực âm hít vào tối đa (NIP) hàng ngày.
2. Tiên lượng và biến chứng của hội chứng Guillain-Barre
2.1. Tiên lượng
Khoảng 70% hồi phục hoàn toàn, kể cả liệt cơ hô hấp cần phải thở máy hỗ trợ.
Tỷ lệ hồi phục hoàn toàn từ 48 – 90% trong năm đầu, 60 – 88% trong năm thứ hai.
Hồi phục kém nếu> 60 tuổi, tiến triển nhanh, điện cơ tổn thương sợi trục, thở máy hỗ trợ dài ngày.
2.2. Biến chứng
Quan trọng nhất là suy hô hấp cấp do liệt cơ hô hấp, viêm phổi do hít phải, xẹp phổi, thuyên tắc mạch phổi.
Các rối loạn thần kinh tự động: rối loạn nhip tim, tăng tiết dịch phế quản phổi, liệt ruột cơ năng, bí tiểu tiện, viêm đường tiết niệu, loét tỳ đè…
Di chứng liệt không hồi phục.
3. Phòng bệnh
Hiện chưa có cách phòng ngừa chính xác cho Hội chứng Guillain-Barre (GBS). Tuy nhiên, việc giữ gìn sức khỏe tốt và kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Phòng tránh các nhiễm khuẩn, vi rút.
- Giữ gìn sức khỏe tốt: Bạn nên ăn uống đầy đủ, bao gồm rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm giàu đạm. Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo và đường. Bạn cũng nên tập thể dục đều đặn để giữ gìn sức khỏe tốt và giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tiềm ẩn, bao gồm các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch, bệnh lý viêm khớp và bệnh nhiễm trùng.
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân: Bạn nên thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng và độc hại, và đeo khẩu trang khi cần thiết.
Khi có biểu hiện tê bì tay, chân, cơ lực yếu thì bệnh nhân cần phải đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế liệt cơ tiến triển và các biến chứng do liệt cơ gây ra.
Nguồn tham khảo: Bộ Y tế
Leave a Reply