Người ta có thể nghĩ rằng thuật ngữ odontalgia hay toothache là mô tả cùng một triệu chứng lâm sàng giống nhau. Tuy nhiên hiện nay chúng ta đã biết rằng có rất nhiều nguyên nhân bệnh sinh khác nhau dẫn đến đau răng bao gồm viêm tủy, viêm mô quanh chóp, kích thích từ neuron tủy và bao gồm cả đau dai dẳng sau khi can thiệp phẫu thuật. Bài viết này đề cập đến cơ chế đau cảm thụ (nociceptive pain) trong nội nha.
1. Cơ chế đau cảm thụ (nociceptive pain)
Đau cảm thụ (nociceptive pain) mô tả khả năng vốn có của các thụ thể cảm nhận đau (nociceptor), phát hiện các tác nhân có khả năng gây tổn thương môn có thể có tính chất nhiệt học, cơ học hoặc hóa học. Đau cảm thụ được dẫn truyền trung gian bởi các sợi thần kinh cảm giác hướng tâm có đường kính nhỏ gồm bó sợi A-δ có bao myelin và bó sợi C không có bao myelin. Mô tủy răng dường như chỉ có khả năng cảm giác duy nhất, vì hầu như bất kỳ tác nhân kích thích nào tác động đến đầu tận cùng thần kinh tủy răng thì đều gây ra cảm giác đau. Yếu tố thần kinh của mô tủy bao gồm bó sợi hướng tâm của thần kinh sinh ba, các bó sợi ly tâm của thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm. Những bó sợi này đi vào mô tủy của các ống tủy chân răng thông qua lỗ chóp chân răng (foramen) và có liên quan chặt chẽ với mạch máu, tạo thành một bó mạch thần kinh liên kết với collagen. Các nghiên cứu giải phẫu học đã chứng minh rằng phần tận cùng của các bó sợi hướng tâm có thể kéo dài đến 150 um ở trong lớp tiền ngà hoặc các ống ngà, tạo nên một mối liên kết mật thiết với các nguyên bào ngà. Những bó sợi cảm giác này hoạt động như các thụ thể đau (nociceptor) vì chúng gây ra đau khi bị kích thích. Tuy nhiên, với đường kính của chúng, tốc độ dẫn truyền và biểu hiện của các điểm đánh dấu đặc biệt giúp nhận diện loại neuron, thì hầu hết các sợi này là bó sợi A-β đường kính lớn có bao myelin, là bó sợi đặc biệt dẫn truyền các kích thích không gây đau, chẳng hạn như những cảm giác đau nhẹ. Đây rõ ràng là một nghịch lý, vì đau được cho là dẫn truyền trung gian bởi sự kích hoạt bó sợi A-δ và bó sợi C hướng tâm. Khi cố gắng giải thích nghịch lý này, Fried và cộng sự đã đề xuất thuật ngữ “algoneuron“ để giải thích cho những trường hợp quan sát thấy tủy răng được phân bố thần kinh chủ yếu bởi các bó sợi có đường kính lớn, theo như nghịch lý nói trên.
Người ta còn thấy trong mô tủy các bó sợi A-δ, là những sợi có đường kính nhỏ hơn và tốc độ dẫn truyền chậm hơn so với sợi A-β. Tại thời điểm này, người ta không biết liệu những sợi Ao có chức năng khác biệt so với sợi A-β hay không? Cả sợi A-β và A-δ khi đáp ứng với kích thích sẽ tạo ra sự dịch chuyển của dịch trong ống ngà, như khi khoan, ăn thức ăn ngọt, không khí lạnh và môi trường ưu trương, gây ra cảm giác đau nhói nhẹ khi kích thích. Ngưỡng kích hoạt thấp và vị trí ngoại vi của những sợi này cho thấy chúng có thể bị kích hoạt và gây ra đau mà không cần có tổn thương tủy không hồi phục. Những sợi này góp phần làm tăng độ nhạy cảm, được quan sát thấy sau khi thực hiện những phục hồi liên quan đến sự loại bỏ lớp men và ngà răng, hoặc mòn răng do chải răng.
2. Vai trò của sợi thần kinh C đối với cảm giác này
Cuối cùng, các nhánh nhỏ sợi C của neuron cảm giác mặc dù không nhiều nhưng cũng được tìm thấy trong mô tủy. Chúng là các sợi không có bao myelin, với vận tốc dẫn truyền thấp, đường kính nhỏ và ngưỡng kích hoạt cao. Chúng nằm ở vị trí sâu hơn trong mô tủy so với các sợi có bao myelin. Sợi C được kích hoạt bởi kích thích nhiệt, cơ và hóa học, gây ra đau âm ỉ, lan tỏa và kéo dài, bệnh nhân thường mô tả một cơn đau âm ỉ, lan tỏa nên khó xác định. Kiểu đau này gợi ý một tổn thương xảy ra ở mô tủy, mà nhiều khả năng là sẽ không thể hồi phục. Khi một chấn thương gây ra sự gián đoạn quá trình tuần hoàn của mô tủy, các sợi C tiếp tục hoạt động trong một thời gian dài hơn so với sợi A vì lượng oxy chúng tiêu thụ nhiều hơn so với sợi A. Đặc điểm này cũng nhấn mạnh một đặc điểm lâm sàng quen thuộc là dù răng đáp ứng âm tính với test thử lạnh bằng CO, nhưng vẫn đau khi sửa soạn cơ học trong khi điều trị nội nha.
Khả năng phát hiện các loại kích thích của một neuron cảm giác được quyết định bởi các receptor ở đầu tận cùng của thần kinh ngoại vi. Đặc biệt liên quan đến sự phát hiện các kích thích đau thuộc nhiệt, cơ học và hóa học là sự hiện diện của các kênh receptor tiềm tàng tạm thời (transient receptor potential channels – TRP). Các kênh TRP được nghiên cứu nhiều nhất là TRPV1, TRPV2, TRPA1 và TRPM8, tất cả chúng đều có mặt trong sợi thần kinh hướng tâm tủy răng và do đó có tiềm năng dẫn truyền trung gian bởi sự kích hoạt của kênh TRP1. Ngoài nhiệt nóng, các tế bào thần kinh A-δ và C cũng đáp ứng với nhiệt độ lạnh. Các nghiên cứu hình ảnh calcium cho thấy neuron phản ứng với nhiệt độ lạnh <18°C phổ biến hơn trong hạch thần kinh sinh ba (14%) so với trong hạch rễ lưng (dorsal root ganglion) (7%). Cả 2 kênh TRPM8 và TRPA1 đều bị kích thích bởi nhiệt độ lạnh với ngưỡng tương ứng là 25°C và 17°C, và cả 2 receptor đều có trong các sợi thần kinh phân bố trong tủy răng. Cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để khẳng định liệu TRPM8 và TRPA1 có góp phần dẫn truyền cảm giác đau do lạnh trong mô tủy hay không.
Vai trò của các nguyên bào ngà trong việc dẫn truyền đau cảm thụ (nociceptive pain) trong mô tủy vẫn là một chủ đề được bàn luận sôi nổi. Điều quan trọng là trong các nguyên bào ngà cũng xuất hiện một vài receptor TRP, giúp hỗ trợ vai trò của chúng trong việc phát hiện các kích thích. Cơ chế dẫn truyền các kích thích cảm giác từ nguyên bào ngà đến thần kinh ngoại vi còn chưa rõ ràng, và nhiều nhà nghiên cứu hiện vẫn đang cố gắng tìm hiểu các cơ chế này.
Nguồn: Clinical Guide for Optimal Treatment Outcome – Springer International Publishing Switzerland 2017
Leave a Reply