Áp xe gan là khi tổ chức tế bào gan bị phá huỷ tạo thành ổ mủ trong nhu mô gan. Vi khuẩn được cho là gây ra nhiều trường hợp áp xe gan do vi khuẩn là Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae.Nam thường gặp nhiều hơn nữ. Việc chẩn đoán và điều trị áp xe gan do vi khuẩn là rất quan trọng để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng.
1. Đại cương về áp xe gan do vi khuẩn
Vi khuẩn thường gặp trong áp xe gan là: Escherichia coli, Enterobacteriaceae, Klebsiella pneumonia,…
1.1.Đường vào của vi khuẩn
- Đường mật: các bệnh lí gây tắc mật, chít hẹp đường mật,sỏi mật, giun chui ống mật
- Đường tĩnh mạch cửa: nhiễm khuẩn ổ bụng
- Đường Bạch huyết và động mạch gan: Nhiễm khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết-> theo đường động mạch và bạch huyết đến gan
1.2. Yếu tố nguy cơ
- Đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, xơ gan
- Sử dụng các thuốc ức chế bơm Proton
- Bệnh lý ác tính hay lành tính của đường mật
- Viêm túi thừa đại tràng
- Crohn đại tràng
- K gan hoặc K tụy có xâm lấn đường mật được làm stent đường mật, mở cơ Oddi, huyết khối, sau điều trị PEI, RFA.
1.3.Sinh lý bệnh áp xe gan do vi khuẩn
VK vào nhu mô gan —> tiết ra nội độc tố, bạch cầu trung tính và tiểu cầu xâm nhập vào mô —> hoạt hóa các cytokin gây viêm và hoạt hóa quá trình oxy hóa —> tổn thương mô
2. Lâm sàng
BN thường có biểu hiện khó chịu, buồn nôn trước đó khoảng 2 tuần
Tam chứng Fontan:
- Sốt: sốt xảy ra vài ngày trước sau đó mới xuất hiện đau hạ sườn phải, gan to, có gai rét
- Đau hạ sườn phải:mức độ đau âm ỉ hoặc tức nặng, liên tục hoặc từng cơn ( đôi khi đau quặn dữ dội), đau khu trú hạ sườn phải hay vùng thượng vị xuyên lên vai, kéo dài nhiều ngày đêm
- Gan to: mật độ mềm, bờ tù, bề mặt nhám, ấn đau. Ấn kẽ sườn (+)
Chán ăn
Vàng da: phân biệt với áp xe gan do amip
Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng khác nhưng không thường xuyên:
- Tràn dịch màng phổi: ổ áp xe vỡ vào màng phổi gây tràn dịch màng phổi
- Rối loạn tiêu hóa: ỉa lỏng hay phân nhầy máu mũi giống lỵ
- Phù: do dinh dưỡng kém và ổ nung mủ sâu kéo dài dẫn đến hạ protein máu
- Gầy sút cân: do có ổ mủ trong gan và bệnh nhân mệt mỏi chán ăn.
3.Cận lâm sàng
- Bạch cầu tăng, BCTT tăng
- Máu lắng, CRP tăng
- Thiếu máu
- Tăng ALP
- ELISA amip (-)
- Dấu hiệu khác : Giảm albumin máu, tăng bilirubin, Pt kéo dài
- Nuôi cấy ổ mủ áp xe : xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán căn nguyên và làm kháng sinh đồ
- Xquang phổi: cơ hoành bị đẩy lên cao, di động kém, có thể gặp tràn dịch màng phổi.
- Siêu âm
Khối đồng nhất giảm âm, ranh giới rõ ( có vỏ thì phải cảnh giác có phải nang gan không, có khí thì thường là áp xe gan do vi khuẩn kị khí).
Mủ càng loãng ổ áp xe càng giảm âm/ trống âm
- Chụp cắt lớp vi tính gan mật: khi siêu âm không phân biệt rõ u gan hay áp xe gan. Tổn thương là tổ chức giảm âm, không ngấm thuốc cản quang. Chụp cắt lớp vi tính gan giúp chần đoán chinh xác vị trí ổ áp xe, chần đoán phân biệt với u gan, đặc biệt là hình ảnh di căn gan.
4. Chẩn đoán áp xe gan do vi khuẩn
4.1. Chẩn đoán xác định
- Tam chứng Fontan: sốt, đau hạ sườn phải, gan to
- Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, máu lắng tăng, CRP tăng
- Chẩn đoán hình ảnh:
– XQ phổi: cơ hoành bị đẩy lên cao, di động kém, có thể gặp tràn dịch màng phổi
– Siêu âm: ổ giảm âm, ranh giới rõ
4.2. Chẩn đoán nguyên nhân
Tổn thương thường là nhiều ổ nhỏ, chọc hút mủ có màu xanh hoặc vàng,cấy có vi khuẩn mọc.
4.3. Chẩn đoán phân biệt
Áp xe gan do sán lá gan lớn
Áp xe gan do nấm
Ung thư gan
Viêm túi mật
Tràn dịch màng phổi do bệnh phổi
5. Biến chứng của áp xe gan do vi khuẩn
- Vỡ ổ áp xe: vào màng phổi, phổi, màng ngoài tim ( thường xảy ra áp xe gan trái), ổ bụng, cơ hoành, thành bụng
- Chảy máu: trong ổ áp xe, ổ bụng
- Biến chứng do mủ sâu kéo dài: kéo dài từ 2 tuần – 1 tháng
6. Điều trị áp xe gan do vi khuẩn
6.1. Nguyên tắc chọn kháng sinh
Tốt nhất là lựa chọn theo kháng sinh đồ.
Trong khi chờ đợi nên dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng, nếu người bệnh nặng sử dụng ngay kháng sinh có tác dụng mạnh và có hoạt phổ rộng như carbapenem.
Kháng sinh cephalosporin thế hệ ba và aminoglycosid có tác dụng tốt với các vi khuẩn Gram-âm.
Kháng sinh metronidazol có tác dụng tốt với vi khuẩn kỵ khí.
Thời gian dùng kháng sinh từ 2 – 4 tuần.
Điều trị ổ vi khuẩn nguyên phát nếu có.
6.2. Kháng sinh cụ thể
Các kháng sinh được sử dụng trong áp xe gan do vi khuẩn được thể hiện ở Bảng
Các lựa chọn kháng sinh trong áp xe gan do vi khuẩn
|
Lựa chọn số 1 |
Kháng sinh penicillin kết hợp với chất ức chế beta-lactamase có hoạt phổ rộng |
Ampicilin-sulbactam đường tĩnh mạch (TM) 1,5-3 g/6 giờ. Piperacilin-tazobactam TM 4,5 g/6 giờ. |
Aminoglycosid |
Gentamycin tiêm bắp (TB) hoặc pha loãng tiêm tĩnh mạch 80 mg/8 giờ. Amikacin TB hoặc TM 5 mg/kg/8 giờ. Tobramycin TB hoặc TM 1 mg/kg/8 giờ. |
Các cephalosporin thế hệ 3,4 |
Cefoperazon-sulbactam TM 2g/12 giờ. Ceftriaxon TM 2-4 g/1 lần/24 giờ. Ceftazidim TM 1-2 g/12 giờ. Cefepim TM 1-2g/12 giờ. |
Monobactam |
Aztreonam 1-2 g/12 giờ. |
Nếu có nhiễm khuẩn kỵ khí dùng một trong bốn loại kháng sinh trên + metronidazol TM 500 mg/8 giờ. |
|
Lựa chọn số 2 |
|
Fluoroquinolon |
Ciprofloxacin 500mg uống hoặc TM/12 giờ. Levofloxacin 500mg uống hoặc TM/24 giờ. Moxifloxacin uống hoặc TM 400 mg/24 giờ. |
Nếu có nhiễm khuẩn kỵ khí dùng một trong ba loại fluoroquinolon trên + metronidazol TM 500 mg/8 giờ. |
|
Carbapenem |
Meropenem TM 1g/8 giờ. Imipenem-cilastatin TM 1-2 g/12 giờ. Doripenem TM 0,5 g/8 giờ. |
6.3.Chọc hút mủ áp xe qua da
Ổ áp xe 3-5 cm: điều trị kháng sinh kết hợp chọc hút mủ ổ áp xe
Dẫn lưu khi ổ áp xe kích thước lớn, nhiều vách, chưa hóa mủ hoàn toàn
Chống chỉ định chọc hút mủ áp xe qua da khi có rối loạn đông máu mức độ nặng, không có đường tiếp cận ổ áp xe an toàn và bệnh nhân không có khả năng hợp tác.
6.4.Điều trị ngoại khoa
Chỉ định phẫu thuật khi:
- Ổ áp xe lớn hơn 5 cm
- Ổ áp xe không thể chọc hút qua da
- Thất bại trong điều trị kháng sinh
- Thất bại của dẫn lưu qua da
- Ổ áp xe gan vỡ gây viêm phúc mạc
Tham khảo: Hướng dẫn điều trị áp xe gan Bộ y tế
https://aasldpubs.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/cld.1128
Leave a Reply