Những nghiên cứu mới nhất cho rằng cơ sở của những bệnh nhiễm trùng liên quan đến ống tủy chân răng là do sự đa dạng của vi khuẩn trong tự nhiên. Hơn nữa, với xuất sự hiện của những nghiên cứu về vi sinh vật trong miệng người thì những hiểu biết về khác nhau giữa các chủng vi khuẩn trong miệng trên các cá thể khác nhau sự dường như đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của nhiễm trùng nội nha. Bài viết này sẽ tìm hiểu sơ lược đặc điểm vi sinh vật miệng và ống tuỷ chân răng.
1. Hệ vi sinh vật trong miệng
Hệ vi sinh vật trong miệng bao gồm những nhóm vị trí như lưỡi, niêm mạc, khe nướu và bề mặt răng, mỗi nhóm đều có những đặc điểm hình thái riêng biệt, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của từng chủng vi khuẩn khác nhau trong hệ. Đặc điểm chung của hệ vi sinh vật trong miệng là tính hằng nhiệt; sự khác biệt là những biến đổi bề mặt mô từ mềm đến cứng để thuận lợi cho việc bám dính, ẩn náu và tăng trưởng; nguồn cấp dinh dưỡng khác nhau. Sự tập hợp đặc biệt của vi khuẩn trong miệng, hay còn gọi là mảng bám, có liên quan đến những vị trí khác nhau trong hệ vi sinh vật.
2. Sự ẩn náu của vi khuẩn trên bề mặt răng
Bề mặt răng là 1 vị trí lý tưởng để vi khuẩn ẩn náu, vì nó chứa nhiều độ ẩm, không khí và mang lại nhiều dinh dưỡng từ quá trình ăn uống. Mảng bám vi khuẩn ở bề mặt răng được chia thành mảng bám trên nướu và mảng bám dưới nướu, dựa vào vị trí của chúng so với đường viền nướu. Thành phần vi khuẩn và sự khác biệt giữa 2 loại mảng bám trên chủ yếu liên quan đến những thay đổi sinh thái, độ pH và yếu tố dinh dưỡng. Trong khi nguồn dinh dưỡng của mảng bám trên nướu bao gồm thành phần thức ăn, nước bọt và dịch nướu thì mảng bám dưới nướu lại phụ thuộc chủ yếu vào các chất có nguồn gốc từ cơ thể có trong dịch nướu, với thành phần tương tự như huyết tương.
3. Sức khỏe và bệnh lý miệng
Sức khỏe của các cấu trúc khác nhau trong xoang miệng phụ thuộc vào sự tương tác giữa vi khuẩn và môi trường sống của chúng, trong đó có sự tham gia của các yếu tố miễn dịch như kháng nguyên, cả dịch thể và tế bào. Sự cân bằng sinh thái này ảnh hưởng đến sức khỏe vùng miệng 1 cách rất phức tạp vì nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như dinh dưỡng, thói và lối sống của mỗi cá nhân. quen
Vào năm 2003, Marsh đã đề ra giả thuyết sinh thái học mảng bám để làm sáng tỏ những thay đổi trong sinh thái học xoang miệng, dẫn đến sự phát triển các bệnh lý miệng phổ biến như sâu răng và bệnh nha chu. Sâu răng và bệnh nha chu xảy ra là hậu quả của sự mất cân bằng giữa các vi sinh vật tồn tại từ sự tích lũy theo thời gian với cộng đồng vi khuẩn gây bệnh. Sự tiêu thụ quá mức các loại thức ăn giàu carbohydrate sẽ tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển của các loại vi sinh vật lên men acid, như Streptococcus mutans và Lactobacillus. Vi khuẩn sinh ra môi trường acid thúc đẩy sự hủy khoáng của men răng, do đó làm tăng nguy cơ sâu răng. Còn đối với bệnh nha chu, vệ sinh răng miệng kém dẫn đến tích lũy mảng bám trong khe nướu, gây ra tình trạng viêm nhiễm mạn tính tại chỗ. Quá trình viêm này cũng đồng thời làm thay đổi hệ vi sinh vật dưới nướu, thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn kị khí Gr(-), và cuối cùng dẫn đến sự phá hủy mô liên kết và xương nâng đỡ răng.
4. Hệ vi sinh vật trong ống tủy chân răng
Khác với những vị trí khác trong môi trường miệng, ống tủy chân răng thường vô khuẩn và chứa mô tủy sống lành mạnh. Tủy răng là mô liên kết chứa mạch máu và thần kinh, kéo dài đến tận chóp chân răng. Tủy răng còn chứa hệ thống miễn dịch để phản ứng lại với sự xâm nhập của vi khuẩn.
Khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống ống tủy, chúng sẽ gặp phải 1 môi trường được kiểm soát nghiêm ngặt mà chủ yếu là nhờ vào hoạt động tích cực của các chất trung gian gây viêm. Sau khi hàng rào bảo vệ của tủy răng bị đánh bại thì 1 loạt những thay đổi trong môi trường ống tủy chân răng sẽ đóng vai trò là những yếu tố chọn lọc, làm giới hạn sự phát triển của 1 loài so với những loài khác. Những yếu tố chọn lọc chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và tăng trưởng của vi khuẩn trong ống tủy là độ pH, oxigen và nguồn dinh dưỡng. Khi điều trị nội nha thì có thêm những yếu tố chọn lọc khác nữa, đặc biệt là tác dụng trong suốt quá trình điều trị và tác dụng ngắn hạn/dài hạn của loại thuốc kháng khuẩn được sử dụng. Vì vậy, sự sống của vi khuẩn trong môi trường ống tủy, đặc biệt là sau khi điều trị nội nha, phụ thuộc vào khả năng của loài vi khuẩn có thích nghi được với điều kiện hiện tại không. Sự thích nghi của vi khuẩn với điều kiện bất lợi của môi trường là nhờ vào khả năng sinh tồn, trong nhiều trường hợp là nhờ giai đoạn ngủ yên, và sự tăng trưởng của biofilm.
Nguồn: Clinical Guide for Optimal Treatment Outcome – Springer International Publishing Switzerland 2017
Leave a Reply