Ung thư vú giai đoạn 3: Phác đồ điều trị theo bộ Y tế

Ung thư vú giai đoạn 3 là một trong những giai đoạn nghiêm trọng của ung thư vú, khi khối u đã phát triển và lan sang các mô và cơ quan lân cận. Bài viết sẽ cung cấp phác đồ điều trị ung thư vú giai đoạn 3 (trừ T3N1M0) theo bộ Y tế nhằm hướng dẫn các bác sĩ trong quá trình điều trị, giúp nâng cao cơ hội sống của bệnh nhân.

1. Đại cương về ung thư vú

Ung thư vú (UTV) là loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Mỗi năm nước ta có khoảng hơn 15.230 phụ nữ mới mắc và hơn 6.100 người tử vong do UTV. Ung thư vú nam chiếm khoảng 1% các trường hợp UTV. Đa số UTV xuất phát từ các tế bào biểu mô của vú. Bệnh Paget của vú có thể kèm theo UTV. Do vậy, khi có thành phần ung thư trên Paget vú cần được điều trị như UTV thông thường với giai đoạn tương ứng.

Các yếu tố tiên lượng quan trọng bao gồm: kích thước u nguyên phát, số lượng hạch di căn, thể mô bệnh học, độ mô học, tình trạng thụ thể nội tiết, tình trạng thụ thể yếu tố phát triển biểu bì người số 2 (human epidermal growth factor receptor-HER2), tuổi.

minh-hoa-ung-thu-vu-o-phu-nu
Ung thư vú là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ

2. Nguyên nhân – Các yếu tố nguy cơ

  • Tiền sử gia đình có người mắc UTV, đặc biệt có từ 2 người mắc trở lên ở lứa tuổi trẻ
  • Đột biến gen BRCA1BRCA2
  • Có kinh lần đầu sớm, mãn kinh muộn, phụ nữ độc thân, không sinh con, không cho con bú, sinh con đầu lòng muộn
  • Béo phì, chế độ ăn giàu chất béo, sử dụng rượu cũng góp phần tăng nguy cơ bị bệnh
  • Viêm vú trong khi sinh đẻ và một số bệnh vú lành tính
  • Tuổi càng cao

3. Ung thư vú giai đoạn 3 là gì?

Đối với ung thư vú giai đoạn 3, ung thư đã lan rộng ra khỏi vú và các hạch bạch huyết lân cận. Cụ thể, giai đoạn 3 được chia thành 3 loại:

  • Giai đoạn 3A: Khối u đã phát triển lớn hơn 5 cm và đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó, hoặc khối u nhỏ hơn 5 cm nhưng đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó và thành ngực hoặc da.
  • Giai đoạn 3B: Khối u có thể có kích thước bất kỳ và đã lan đến thành ngực hoặc da, và có thể đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó.
  • Giai đoạn 3C: Khối u đã lan đến các hạch bạch huyết trên hoặc dưới xương đòn, hoặc đã lan đến các hạch bạch huyết ở nách.

Các lựa chọn điều trị ung thư vú giai đoạn 3 phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u, mức độ liên quan đến hạch bạch huyết, sự hiện diện của thụ thể hormone và tình trạng HER2 / neu, và các yếu tố khác như sức khỏe và sở thích tổng thể của bệnh nhân. Mục tiêu của điều trị là loại bỏ hoặc tiêu diệt càng nhiều ung thư càng tốt và ngăn ngừa sự tái phát của nó.

4. Điều trị ung thư vú giai đoạn 3 (trừ T3N1M0)

  • Hầu hết các trường hợp này không mổ được và nên được hoá trị tân bổ trợ với các phác đồ như điều trị bổ trợ nói trên. Khi bệnh đáp ứng, tiếp tục hóa trị cho đủ số đợt cần thiết. Các bệnh nhân có bộc lộ quá mức HER2 cần kết hợp trastuzumab với hóa trị tân bổ trợ (không dùng đồng thời với các đợt có anthracycline) ngoại trừ có chống chỉ định. Có thể kết hợp pertuzumab với trastuzumab và hóa trị trong điều trị tân bổ trợ (khối u> 2cm hoặc hạch dương tính). Điều trị nội tiết tân bổ trợ đơn thuần hoặc kết hợp điều trị đích chỉ dành cho một số ít trường hợp không thể hóa trị, thể lòng ống nguy cơ thấp.
  • Sau hoá trị, bệnh chuyển thành mổ được, có thể phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú triệt căn kèm vét hạch nách hoặc phẫu thuật bảo tồn (cắt rộng u kèm vét hạch nách). Sau phẫu thuật cần xạ trị thành ngực (hoặc vú) và hạch vùng bao gồm cả thượng đòn. Nếu có di căn hạch vú trong, trường xạ nên bao gồm cả hạch vú trong. Nếu không di căn hạch vú trong, có thể cân nhắc xạ trị vùng này hoặc không tuỳ tình huống cụ thể. Thông thường cần xạ trị theo giai đoạn cao nhất trên lâm sàng đánh giá trước điều trị, giai đoạn bệnh học và đặc điểm khối u. Các bệnh nhân có thụ thể nội tiết dương tính hoặc không rõ tình trạng thụ thể nội tiết nên được điều trị nội tiết như các trường hợp ở giai đoạn sớm nói trên. Các bệnh nhân có HER2 dương tính đã điều trị tân bổ trợ với trastuzumab, pertuzumab và hóa trị, nếu không còn bệnh tích trên mô bệnh học sau mổ, duy trì cho đủ 1 năm với trastuzumab (có thể kết hợp pertuzumab hoặc không). Các trường hợp bệnh còn tồn tại sau điều trị tân bổ trợ, có thể sử dụng T-DM1 (trastuzumab-emtansine)14 đợt. Nếu bệnh nhân không dung nạp được với T-DM1, sử dụng trastuzumab (có thể kết hợp pertuzumab hoặc không) cho đủ 1 năm.
  • Nếu bệnh không mổ được (giữ nguyên hoặc tiến triển), cân nhắc chuyển phác đồ hóa trị khác hoặc xạ trị vào tất cả các vị trí lan rộng của u (50Gy), tăng cường liều vào nơi bệnh còn lại (10-26Gy tuỳ thuộc liều cơ quan có nguy cơ). Đánh giá trong khi xạ trị để chọn ra các bệnh nhân có thể mổ được (sau 45-50Gy).
  • Một số trường hợp bệnh tiến triển trong thời gian hoá trị, cần phẫu thuật sạch sẽ, sau đó có thể điều trị toàn thân.

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *