Tương tác thuốc giữa Cimetidin và Warfarin

Cimetidin và Warfarin là hai loại thuốc khác nhau với các tác dụng khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên, khi được sử dụng cùng nhau, chúng có thể gây ra tương tác thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ phát triển các tác dụng phụ. Do đó, việc theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh liều lượng thuốc là cần thiết khi sử dụng cả Cimetidin và Warfarin để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tác dụng phụ.

1. Thông tin chung về thuốc Cimetidin

1.1 Cơ chế tác dụng

Cimetidin là một thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin. Cimetidin ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày, làm giảm bài tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả ở điều kiện cơ bản (khi đói) và khi được kích thích bởi thức ăn, Insulin, Histamin, Pentagastrin và Cafein. Bài tiết acid dạ dày cơ bản bị ức chế nhiều hơn bài tiết acid do kích thích bởi thức ăn. 

Cimetidin gián tiếp làm giảm bài tiết pepsin do làm giảm thể tích dịch dạ dày.

Cimetidin
Cimetidin

1.2 Chỉ định

Điều trị ngắn ngày (4 – 8 tuần) để làm liền loét tá tràng tiến triển và loét dạ dày lành tính tiến triển, bao gồm cả loét do stress và do thuốc chống viêm không steroid.

Điều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp sau khi ổ loét đã lành để giảm tái phát.

Điều trị ngắn ngày (12 tuần) khi viêm loét thực quản ở người bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Các trạng thái bệnh lý tăng tiết ở đường tiêu hóa như hội chứng Zollinger-Ellison (thuốc ức chế bơm proton có hiệu quả hơn), bệnh tăng tế bào bón (dưỡng bào) toàn thân (systemic mastocytosis), bệnh đa u tuyến nội tiết.

Các chỉ định khác: 

  • Một số trường hợp khó tiêu dai dẳng (phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày, nhất là ở người cao tuổi).
  • Giảm nguy cơ hít phải dịch vị acid khi gây mê toàn thân hoặc khi sinh đẻ (hội chứng Mendelson).
  • Dùng cùng thuốc kháng histamin H1 để phòng ngừa và quản lý một số tình trạng dị ứng, mày đay ở những người không đáp ứng đầy đủ với thuốc kháng histamin H1.
  • Giảm tình trạng kém hấp thu và mất dịch ở người có hội chứng ruột ngắn và giảm sự giáng hóa enzym tụy khi bổ sung enzym này ở người bị thiếu enzym.

1.3 Tác dụng phụ

Thường gặp:  Tiêu chảy và các rối loạn tiêu hóa khác, đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, mệt mỏi, nổi ban, chứng to vú ở đàn ông khi điều trị trên 1 tháng hoặc dùng liều cao

Ít gặp: Chứng bất lực khi dùng liều cao kéo dài, dát sần, ban dạng trứng cá, mày đay, tăng enzym gan tạm thời tự hết khi ngừng thuốc, tăng creatinin huyết.

Hiếm gặp: Trầm cảm, kích động, bồn chồn, giảm bạch cầu đa nhân, nghẽn dẫn truyền nhĩ – thất, vàng da, viêm tụy cấp, hội chứng Stevens-Johnson, đau cơ,…

2. Thông tin chung về thuốc Warfarin

2.1 Cơ chế tác dụng

  • Warfarin là thuốc chống đông máu nhóm Coumarin.  Warfarin ngăn cản tổng hợp một số yếu tố đông máu ở gan gồm có yếu tố II (prothrombin), VII (proconvertin), IX (yếu tố Chrismas hoặc thành phần thromboplastin huyết tương) và X (yếu tố Stuart- Prower) bằng cách ức chế tái sinh vitamin K khử, chất này cần thiết để gamma-carboxyl hóa một số phần còn lại của acid glutamic trong protein tiền thân của các yếu tố đông máu đó. Không có vitamin K khử, carboxyl hóa các phần còn lại của acid glutamic ở các yếu tố đông máu II, VII, IX và X không thể tiến hành được và các protein này không thể trở thành được các yếu tố đông máu có hoạt tính.
  • Warfarin cũng ức chế các protein C và S chống đông máu. Không giống Heparin, Warfarin không có tác dụng chống đông máu in vitro.
Warfarin
Warfarin

2.2 Chỉ định

Bệnh tim dễ gây nghẽn mạch: 

  • Dự phòng các biến chứng huyết khối nghẽn mạch do rung nhĩ (kéo dài hoặc kịch phát)
  • Bệnh van hai lá (kèm rung nhĩ)
  • Van nhân tạo (nhất là van nhân tạo thế hệ đầu hoặc van cơ học).

Nhồi máu cơ tim:

  • Dự phòng các biến chứng huyết khối nghẽn mạch do nhồi máu cơ tim biến chứng: Huyết khối nội tâm mạc, loạn năng thất trái nặng, loạn vận động thất trái gây tắc mạch, tiếp nối Heparin.
  • Dự phòng nhồi máu cơ tim tái phát, trong trường hợp không dung nạp Aspirin.
  • Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu và nghẽn mạch phổi cũng như dự phòng tái phát, tiếp nối Heparin.
  • Dự phòng huyết khối tĩnh mạch và nghẽn mạch phổi trong phẫu thuật khớp háng.
  • Dự phòng cục máu đông trong cathete.

2.3 Tác dụng phụ

Thường gặp: Chảy máu

Ít gặp: Tiêu chảy, ban đỏ, rụng tóc.

Hiếm gặp: Viêm mạch, da hoại tử khu trú, có thể liên quan đế thiếu hụt bẩm sinh protein C hoặc S, gan tổn thương.

3. Tương tác thuốc giữa Cimetidin và Warfarin

3.1 Cơ chế

Cimetidin ức chế chuyển hóa Warfarin ở gan và có thể làm tăng tác dụng chống đông máu của nó trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần. Sự tương tác này dường như liên quan đến R-warfarin ít hoạt động hơn so với S-enantiomer hoạt động mạnh hơn. Tác dụng này có thể xảy ra với các thuốc chống đông đường uống khác.

3.2 Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Cimetidin và Warfarin cùng nhau

Bệnh nhân có bất kì dấu hiệu của một trong các triệu chứng sau đây:

  • Đau
  • Sưng
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Suy nhược
  • Chảy máu kéo dài do vết cắt
  • Tăng lượng kinh nguyệt
  • Chảy máu âm đạo
  • Chảy máu cam
  • Chảy máu nướu răng do đánh răng
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím
  • Nước tiểu đỏ hoặc nâu
  • Phân đỏ hoặc đen.

3.3 Biện pháp xử lý

Nên theo dõi INR (xét nghiệm máu nhằm đánh giá mức độ hình thành cục máu đông và quá trình đông máu) hoặc PT (xét nghiệm đông máu) và nên sử dụng liều Cimetidine thấp nhất có thể. Một chất đối kháng Histamin-2 khác có thể được sử dụng với ít nguy cơ tương tác hơn.

3.4 Mức độ tương tác thuốc từ nhiều nguồn khác nhau

  • Drug: Vừa phải 
  • WebMD: Nghiêm trọng
  • Medscape: Nghiêm trọng

4. Kết luận

Tương tác thuốc giữa Cimetidin và Warfarin là một ví dụ điển hình về tác động của thuốc lên nhau và những hậu quả có thể xảy ra khi sử dụng chúng cùng nhau. Việc theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh liều lượng thuốc là cần thiết để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ phát triển các tác dụng phụ. 

Nguồn: Dược thư Quốc gia Việt Nam, Drug.com


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *