Amiodarone và Fentanyl là hai loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác nhau trong lâm sàng. Tuy nhiên, khi được sử dụng đồng thời, chúng có thể gây ra tương tác thuốc, làm thay đổi tác dụng của thuốc và gây ra các tác dụng không mong muốn. Để giảm thiểu tương tác thuốc giữa Amiodarone và Fentanyl, các chuyên gia khuyến cáo rằng bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện các dấu hiệu của sự suy giảm quá mức hô hấp và hệ thống thần kinh trung ương. Ngoài ra, các bác sĩ cần cân nhắc điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc chọn các phương pháp điều trị thay thế để giảm thiểu tương tác thuốc này.
Vì vậy, việc hiểu rõ về tương tác thuốc giữa Amiodarone và Fentanyl là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của việc sử dụng các loại thuốc này trong điều trị các bệnh lý của bệnh nhân.
1.Giới thiệu chung
Các tương tác thuốc – thuốc có thể xảy ra khi các thuốc tác động đến các chất trong cơ thể như enzyme, protein, hormone hoặc khi chúng cạnh tranh với nhau trong việc kết hợp với các receptor trên tế bào. Để đánh giá và quản lý tương tác thuốc – thuốc, các nhà khoa học sử dụng phương pháp nghiên cứu về tương tác thuốc – thuốc trong đó các thuốc được sử dụng cùng lúc và tác dụng của chúng được theo dõi và đánh giá. Kết quả của các nghiên cứu này được sử dụng để đưa ra các hướng dẫn về sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả hơn cho bệnh nhân.
2.Thông tin thuốc về Amiodarone
2.1 Nhóm dược lý và chỉ định
Amiodarone là thuốc chống loạn nhịp nhóm III được sử dụng phổ biến để điều trị nhịp nhanh trên thất như rung tâm nhĩ, ngăn ngừa nguy cơ cao nhịp nhanh thất (VT). Amiodarone được chỉ định phổ biến nhất ở giai đoạn cấp tính là rung nhĩ với đáp ứng thất nhanh vì đã kiểm soát hiệu quả tần số thất và chuyển thành nhịp xoang và duy trì nhịp xoang ở bệnh nhân rung nhĩ và đáp ứng thất nhanh. Amiodarone cũng có thể được sử dụng để điều trị các rối loạn nhịp nhanh trên thất khác, bao gồm cuồng nhĩ, nút AV (nhĩ thất) kháng trị và nhịp tim nhanh vào lại AV (SVT). Ngoài ra, Amiodarone còn được sử dụng để điều trị rối loạn nhịp thất
2.2 Cơ chế hoạt động
Amiodarone thuộc nhóm thuốc chống loạn nhịp nhóm III vì ngăn dòng Kali gây tái cực cơ tim trong quá trình tái cực ở giai đoạn thứ ba của điện thế hoạt động của tim. Từ đó, làm tăng thời gian của điện thế hoạt động cũng như thời gian trơ hiệu quả đối với các tế bào cơ tim (tế bào cơ), làm giảm tính dễ bị kích thích của tế bào cơ tim có hiệu quả tối ưu trong việc ngăn ngừa và điều trị nhịp tim bất thường. Amiodarone tác động vào hoạt động của các thụ thể beta-adrenergic, kênh Natri và kênh Canxi và làm giảm tính tự động của nút SA (xoang nhĩ) lẫn tốc độ dẫn truyền của nút AV
2.3 Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng Amiodarone ở người bệnh: ho, chóng mặt, sốt nhẹ, khó thở, nhạy cảm với ánh sáng, run cơ,tay, chuyển động bất thường, yêu tay hoặc chân, tê hoặc ngứa ran ở ngón tay, ngón chân, ngất xỉu. Một số tác dụng phụ ít phổ biến hơn: da khô, lo lắng, nhịp tim nhanh hoặc không đều, đau sưng ở bìu, tăng hoặc giảm cân bất thường, khó ngủ, mệt mỏi bất thường
2.4 Triệu chứng quá liều
Liên hệ với bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu cảnh báo quá liều bao gồm: hạ huyết áp, sốc, nhịp tim chậm, block AV và nhiễm độc gan
2.5 Chống chỉ định
Amiodarone chống chỉ định ở những bệnh nhân bị block tim độ hai hoặc độ ba không có máy tạo nhịp tim, bệnh nhân bị kích thích sớm (hội chứng Wolff-Parkinson-White) và rung nhĩ đồng thời, bệnh nhân có khoảng QT kéo dài ban đầu, dị ứng,…
3.Thông tin thuốc về Fentanyl
3.1 Nhóm dược lý và chỉ định
Fentanyl là một loại thuốc dạng thuốc phiện tổng hợp được sử dụng để điều trị cơn đau vừa đến nặng. Fentanyl mạnh gấp 100 lần so với các loại thuốc dạng thuốc phiện khác như Morphine, Heroin hoặc Oxycodone. Fentanyl thuộc nhóm thuốc được gọi là thuốc giảm đau gây nghiện
3.2 Cơ chế hoạt động
Fentanyl di chuyển trong máu hoạt động bằng cách liên kết với các thụ thể opioid của cơ thể, được tìm thấy trong các vùng não kiểm soát cơn đau và cảm xúc.
3.3 Tác dụng phụ
Fentanyl có nhiều tác dụng không mong muốn, bao gồm: trên tim (nhịp tim nhanh/nhịp tim chậm, thậm chí loạn nhịp); trên thần kinh (bao gồm nhức đầu và chóng mặt thường xuyên); trên da và mô dưới da (ngứa, ra mồ hôi, phản ứng da tại chỗ); trên tiêu hóa (buồn nôn, nôn, táo bón, khô miệng, rối loạn tiêu hóa); trên tâm thần (buồn ngủ, chán ăn, căng thẳng)
3.4 Chống chỉ định
Không sử dụng Fentanyl trong các trường hợp: quá mẫn cảm, đau cấp tính ngắn sau phẫu thuật (do không thể chỉnh liều trong một thời gian ngắn), rối loạn nghiêm trọng hệ thần kinh và người bệnh chưa bao giờ dùng opioid
4.Tương tác thuốc giữa Amiodarone và Fentanyl
4.1 Mức độ tương tác được đánh giá từ nhiều nguồn
Medscape: Nghiêm trọng
Drugs interactions checker: Nghiêm trọng
Micromedex drug interaction: Nghiêm trọng
Lexicomp: Nghiêm trọng
4.2 Cơ chế và cách xử trí tương tác giữa Amiodarone và Fentanyl
Amiodarone gây ức chế enzyme CYP3A4 chuyển hóa Fentanyl ở gan do đó việc sử dụng đồng thời có thể gây hạ huyết áp nhịp tim chậm và giảm hiệu suất làm việc của tim
Theo dõi các bệnh nhân để phát hiện các dấu hiệu của sự suy giảm quá mức hô hấp và hệ thống thần kinh trung ương. Nếu cần thiết có thể giảm liều hoặc đổi phương pháp điều trị khác
Leave a Reply