Tiên lượng kết quả điều trị Nội nha: Trước, trong và sau.

Các yếu tố tiên lượng kết quả có thể được xếp vào 3 nhóm là trước điều trị, trong điều trị và sau điều trị. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị nội nha thông qua việc kiểm soát nhiễm trùng. Quan trọng là, những hiểu biết về các yếu tố tiên lượng sẽ giúp nhà lâm sàng cũng như bệnh nhân xác định phương pháp điều trị thích hợp nhất, đặc biệt là với những trường hợp có nguy cơ cao. Cùng tìm hiểu thêm ở bài viết này.

1. Các yếu tố trước điều trị và tiên lượng kết quả

Đánh giá và chẩn đoán đúng bệnh lý tủy và bệnh lý mô quanh chóp rất quan trọng, bên cạnh những hiểu biết về các yếu tố sinh học cơ bản, vì chẩn đoán sẽ phản ánh sự thay đổi trong quá trình điều trị và mức độ nhiễm trùng của vùng mô quanh chóp. Nhiều báo cáo đã khẳng định rõ ràng về sự có và không có xảy ra tiêu xương quanh chóp là 1 yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của điều trị. Do đó, răng trước điều trị đã có tồn tại tổn thương quanh chóp thường có kết quả không tốt bằng những răng không có tổn thương, sau điều trị nội nha không phẫu thuật. Hơn nữa, vùng tổn thương xương rộng lớn thì sự tái tạo xương quanh chóp sẽ xảy ra với mức độ thấp hơn so với răng có tổn thương nhỏ. Vì vậy khi có sự hiện diện của tổn thương quanh chóp thì tổn thương càng nhỏ, tiên lượng cuộc điều trị càng tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều răng với tổn thương quanh chóp lớn được điều trị thành công, mặc dù vẫn có nguy cơ phải điều trị phẫu thuật về sau.

(a) Phim XQ cho thấy tổn thương quanh chóp có dạng nang, lan rộng đến sàn mũi, dọc theo mặt gần của răng nanh và đường viền phía xa của implant vị trí răng cửa giữa. (b) Phim XQ cho thấy trám bít ống tủy hoàn tất. Có thể thấy rõ hình ảnh thuốc trám bít dư. (c) Phim XQ cho thấy xương được tái tạo, phù hợp với kết quả lành thương. Khung hình dưới: (a) Hình ảnh CB cho thấy tổn thương lan rộng ở quanh vùng răng cửa bên. (b) Hình ảnh CB cho thấy tổn thương lan rộng ở quanh implant. (c) Hình ảnh CB cho thấy tổn thương liên quan đến mặt xa implant và chân răng cửa bên, răng nanh, RCN 1.

tien-luong-ket-qua-1

(a) Hình ảnh XQ trước điều trị răng số #10 với giải phẫu phức tạp. Vùng thấu quang quanh chóp rộng có đường kinh 10 mm. (b) Điều trị tủy hoàn tất. XQ sau trám bít cho thấy mức độ phá hủy của xương quanh chóp. (c) Hình ảnh XQ sau 15 tháng điều trị, trước khi thực hiện điều trị chỉnh nha, cho thấy sự giảm đáng kể kích thước của khối thấu quang. (d) Hình ảnh sau 2 năm điều trị nội nha và 1 năm sau điều trị chỉnh nha. Vùng thấu quang còn sót lại có thể là dấu hiệu của sự lành thương cùng với sẹo xương. (e) Hình ảnh sau 4 năm điều trị nội nha và 6 tháng sau khi hoàn tất điều trị chỉnh nha cho thấy kết quả điều trị thành công. (f) 18 năm sau điều trị cho thấy cấu trúc mô quanh chóp bình thường.Răng có tổn thương quanh chóp trước khi điều trị thường có nhiễm trùng ống tủy tồn tại dai dẳng hơn so với răng bình thường. Do vậy những răng này thường sẽ có lớp màng phím (biofilm) được thành lập trong ống tủy. Ngoài ra, vi khuẩn cũng gây nhiễm trùng trong 1 vài trường hợp tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng ra ngoài da. Vì thế sẽ rất khó để kiểm soát lượng vi khuẩn trong hệ thống ống tủy chân răng ở những răng này, nên sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Tình trạng bệnh lý toàn thân như đái tháo đường là 1 trong những yếu tố tiên lượng trước điều trị, ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị nội nha đối với răng có viêm quanh chóp, là yếu tố góp phần ảnh hưởng đến kết quả điều trị khi răng có hệ thống ống tủy bị nhiễm trùng. Tuy nhiên những yếu tố này thường nằm ngoài tầm kiểm soát của nha sĩ.

2. Các yếu tố trong điều trị

Thông qua việc đánh giá trước điều trị 1 cách hệ thống và toàn diện, tuân thủ nguyên tắc lâm sàng thì nha sĩ có thể kiểm soát được hầu hết các yếu tố tiên lượng trong điều trị, như là chiều dài giới hạn của dụng cụ, chất lượng trám bít ống tủy và tai nạn khi làm thủ thuật. Đưa dụng cụ quá chóp có thể đẩy vi khuẩn và mô hoại tử từ ống tủy chân răng vào mô quanh chóp. Đưa dụng cụ không tới chóp thì để lại vi khuẩn trong ống tủy, nhất là đoạn ống tủy cách chóp vài mm.

Chiều dài giới hạn của dụng cụ khi điều trị nội nha rất quan trọng để kiểm soát nhiễm trùng và có thể không giống nhau giữa các chóp răng bình thường với chóp răng nhiễm trùng. Có báo cáo cho biết thiếu 1 mm chiều dài làm việc sẽ làm giảm tỉ lệ điều trị thành công 14% và 12% tương ứng với 2 loại chóp nói trên.

Khi nói đến việc trám bít ống tủy thiếu, thì nên phân biệt giữa sửa soạn ống tủy đúng nhưng trám bít thiếu, với sửa soạn ống tủy thiếu và trám bít thiếu. Cái thứ nhất cho kết quả điều trị tốt hơn cái thứ 2 vì đã làm giảm thiếu vi khuẩn trong ống tủy. Trám bít ống tủy không tốt và để lại kẽ hở có thể gây rò rỉ thân răng khiến cho vi khuẩn xâm nhập lại vào mô quanh chóp. Gãy dụng cụ hoặc thủng chân răng làm ngăn cản việc loại bỏ mảnh vụn mô bằng cơ – hóa học – trong hệ thống ống tủy từ chóp cho đến chỗ gãy hoặc chỗ thủng, do đó làm cản trở việc loại bỏ vi khuẩn trong ống tủy, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

3. Các yếu tố sau điều trị nội nha

Yếu tố sau điều trị, chẳng hạn như việc phục hồi thân răng kịp thời cũng như chất lượng của phục hồi thân răng sau cùng ở răng đã nội nha, là những yếu tố mà nha sĩ và bệnh nhân có thể kiểm soát được. Vai trò của 1 phục hồi thân răng tốt sau điều trị nội nha có liên quan đến kết quả điều trị nội nha thành công đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu. Để có kết quả tốt nhất, răng đã được điều trị nội nha nên có cả chất lượng trám bít ống tủy chân răng tốt và cả phục hồi thân răng tốt. Phục hồi thân răng vĩnh viễn là yếu tố cần thiết để ngăn ngừa tái nhiễm trùng và cả tổn thương nứt gãy về sau đối với phần mô răng còn nguyên vẹn.

Nguồn: Clinical Guide for Optimal Treatment Outcome – Springer International Publishing Switzerland 2017


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *