Có nhiều phương pháp phá thai khác nhau, bao gồm cả phương pháp nội khoa và ngoại khoa (hút thai chân không, nong và gắp). Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng. Các yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn phương pháp phá thai là độ an toàn, hiệu quả, chi phí, khả năng thực hiện và tuổi thai. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và thời điểm thai kỳ, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phá thai phù hợp nhất cho bệnh nhân.
1. Các phương pháp phá thai
Phá thai bằng phương pháp ngoại khoa: sử dụng các thủ thuật qua cổ tử cung để chấm dứt thai kỳ bao gồm hút chân không, nong và gắp
Phá thai bằng thuốc (phá thai nội khoa): Trong phá thai nội khoa sẽ dùng hai thuốc phối hợp, một là mifepriston (còn gọi RU486, biệt dược Mifestad®200 hoàn toàn khác với Mifestad®10 dùng tránh thai khẩn cấp) và hai là misoprostol. Mifepriston có tác dụng làm cho niêm mạc tử cung không phát triển thuận lợi cho việc làm tổ của trứng thụ tinh. Còn misoprostol có tác dụng gây co thắt tử cung để tống trứng thụ tinh đã trở thành bào thai ra ngoài. Khi áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc cần phải có sẵn dịch vụ phá thai bằng hút chân không để xử tí những trường hợp thất bại.
2. Kỹ thuật hút thai chân không
Các phương pháp phá thai trong 3 tháng đầu:
- Nạo thai bằng thìa
- Hút chân không bằng tay hoặc máy
- Phá thai bằng thường
Phá thai chân không ngày càng được ưu chuộng và được xem là phương pháp an toàn nhất. Tuy nhiên cũng ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của phụ nữ. Tỷ lệ biến chứng 2-10%
Hút thai là phương pháp an toàn hơn nạo thai D&C (phần nạo thai D&C bạn có thể tham khảo thêm ở trang Vinmec.Dr)
- An toàn hơn: Nong CTC ít hơn. Ít tổ chức bị dập nát hơn: dễ nhận biết được bệnh phẩm
- Nhanh hơn
- Hiệu quả hơn (99%)
- Người phụ nữ cảm thấy dễ chịu hơn
- Dễ thực hiện ở những vùng nông thôn
- Dụng cụ đơn giản với ít bộ phận
- tách rời nhau
2.1 Chỉ định
Thai trong tử cung dưới 12 tuần
Thai kỳ không mong muốn hay thai kỳ bệnh lý
2.2 Chống chỉ định
Trì hoãn thủ thuật nếu có nhiễm trùng đường sinh dục nặng
Cẩn thận trong các trường hợp: Rối loạn đông máu, thiếu máu nặng, bệnh lý tim mạch, u xơ tử cung, vết mổ mới, hậu sản. Cơ sở thực hiện nên có đầy đủ các biện pháp cấp cứu hỗ trợ
2.3 Chuẩn bị
Chuẩn bị dụng cụ
- Trang thiết bị: Bàn khám, đèn khám, ghế làm thủ thuật. Xô đựng dung dịch khử khuẩn dụng cụ (chlorine 0.5%)
- Mỏ vịt hay van, 2 kẹp sát khuẩn
- Kẹp Pozzi, bộ nong cổ tử cung
- Găng tay vô trùng, bông, bơm tiêm 10ml
Thuốc
- Thuốc giảm đau uống trước khi làm thủ thuật: Ibuprofen hay Acetaminophen
- Thuốc tê: Lidocain hay Chlorocain không chứa epinephrine
- Thuốc giảm lo âu: Diazepam (sử dụng trong những trường hợp khách hàng quá lo lắng)
- Thuốc sát khuẩn âm hộ, âm đạo và cổ tử cung
2.4 Thủ thuật
Chỉ làm thủ thuật sau khi khám, tư vấn và làm đủ các xét nghiệm
2.4.1 Chuẩn bị bệnh nhân
Yêu cầu bệnh nhân đi tiểu sạch
Giúp bệnh nhân nằm lên bàn và nằm trong tư thế sản khoa
Người làm thủ thuật khám tiểu khung lại bằng phương pháp khám 2 tay để xác định vị thế và kích thước tử cung
Làm sạch tử cung :
- Làm sạch tử cung bằng dung dịch sát khuẩn (betadine hoặc chlorhexidine)
- Dùng tăm bông hoặc kẹp gạc bắt đầu ở cổ tử cung và lan vòng ra xung quanh
- Không làm nhiễm bẩn vùng đã được làm sạch bằng cách lau ngược trở lại
2.4.2 Các bước làm thủ thuật
- Rửa tay, mặc áo, mang găng
- Sát trùng âm hộ
- Đặt mỏ vịt hay van để bộc lộ tử cung
- Sát trùng âm đạo và cổ tử cung. Phong bế cổ tử cung
- Nong cổ tử cung
- Đặt ống hút vào buồng tử cung và hút tổ chức trong buồng tử cung
- Hoàn tất thủ thuật, rút ống hút khỏi buồng tử cung, mở kẹp Pozzi, kiểm tra và lau sạch cổ tử cung
3. Kỹ thuật không chạm và các lưu ý khác trong hút thai chân không
Phần ống hút hay bất kỳ dụng cụ nào đặt vào trong tử cung không được chạm vào các bề mặt không được tiệt trùng trước khi đặt vào tử cung, bao gồm cả thành âm đạo
3.1 Phong bế tử cung
- Nếu sử dụng kẹp cổ tử cung, tiêm 0.5- 1ml dung dịch lidocanie vào môi trước hay môi sau của cổ tử cung
- Kẹp cổ tử cung tại vị trí được gây tê
- Dùng kim tiêm cỡ 21 hoặc 22 và bơm tiêm 10cc (có thể dùng đầu nối kim hoặc không)
- Dùng kẹp tử cung kéo nhẹ cổ tử cung để xác định chỗ tiếp nối giữa biểu mô cổ tử cung và âm đạo
- Chỗ tiếp nối này đánh dấy vị trí sẽ tiêm xung quanh cổ tử cung
3.2 Nong cổ tử cung
- Có thể làm thẳng tử cung và ống cổ tử cung bằng cách kéo kẹp cổ tử cung
- Phải biết là đang đưa dụng cụ vào sâu trong tử cung bao nhiêu
- Bắt đầu bằng que nong nhỏ nhất và kết thúc bằng que nong lớn nhất đảm bảo đủ rộng
- Cần phải nong trong trường hợp không đưa được ống hút cần thiết qua ống cổ tử cung
- Cần nong nhẹ nhàng với ống hút cỡ tăng dần hoặc que nong
- Cẩn thẩn tránh làm tổn thương cổ tử cung
3.3 Nong khó
- Dùng dầu bôi trơn
- Không dùng lực
- Thực hiện thủ thuật chậm lại 1-2 tuần
- Dùng siêu âm hướng dẫn
- Ngậm Misoprotol
4. Thủ thuật thứ hai
- Nhẹ nhàng đưa ống hút lớn nhất (vừa khít với cổ tử cung) vào qua cổ tử cung. Xoay ống hút trong lúc trong lúc dùng lực nhè nhàng sẽ giúp đưa ống hút vào dễ dàng hơn
- Đưa ống hút vào buồng tử cung cho đến khi ống hút chạm đát tử cung nhưng không được đưa vào sâu quá 10 cm sau đó rút lại một chút
- Lắp bơm hút vào ống hút giữ kẹp tử cung và ống hút bằng một tay và cầm bơm hút bằng tay còn lại
4.1 Lắp bơm hút vào
- Cầm phần cuối ống hút bằng một tay và cầm bơm hút bằng tay còn lại
- Phải chắc chắn không đẩy ống hút vào sâu cổ tử cung
4.2 Mở van bơm hút
- Khi van được mở ra, lực hút chân không sẽ được truyền từ bơm hút vào buồn tử cung
- Tổ chức thai lẫn máu và bọt sẽ chảy vào bơm hút qua ống hút
4.3 Hút sạch buồn tử cung
- Nhẹ nhàng di chuyển ống hút tới lui đồng thời xoay ống hút
- Không được rút lỗ hút của ống hút ra quá lỗ cổ tử cung
- Không được cầm bơm hút tại thân Pit – tông
4.4. Tìm các dấu hiệu hoàn thành thủ thuật
- Bọt hồng hoặc đỏ nhưng không có thêm tổ chức ở trong ống hút
- Cảm giác gợn tay khi ống hút di chuyển bên trong buồng tử cung đã được hút sạch
- Tử cung co lại và ôm chặt lấy ống hút
- Thường đau bụng tăng lên
- Nhìn thấy tổ chức thai, rau được hút ra
4.5 Cuối thủ thuật
- Rút ống hút và tháo kẹp cổ tử cung
- Làm sạch máu bằng gạc
- Kiểm tra cổ tử cung để đảm bảo cổ tử cung không bị chảy máu và rách
- Xoay tử cung nếu cần trong trường hợp chảy máu
- Với hút bằng điện, hút một ít nước qua ống nối để bước đầu làm sạch dụng cụ
- Trong quá trình làm thủ thuật bình đựng và ống nối không được chạm vào bệnh nhân
- Kiểm tra tổ chức sau hút thai: Rửa và lọc chất hút để bỏ máu cục. Quan sát và đánh giá màng đệm, màng rụng và tổ chức thai về sự hiện diện và khối lượng
Nguồn tham khảo: Tài liệu từ bộ Y tế
Leave a Reply