Điện thần kinh cơ: Chỉ định, chống chỉ định và cách tiến hành

Chẩn đoán điện thần kinh cơ:bao gồm ghi điện cơ (electromyography) (thường gọi là điện cơ kim) và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh (nerve conduction studies) là phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu khả năng dẫn truyền của các dây thần kinh ngoại biên và hoạt động của cơ, đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ. Phương pháp này giúp đánh giá chức năng của các dây, rễ thần kinh ngoại vi, synap thần kinh – cơ và các cơ. 

Phương pháp Electromyography

1. Chỉ định

  • Bệnh lý rễ thần kinh.
  • Bệnh lý đơn dây thần kinh.
  • Bệnh lý đám rối thần kinh (đám rối thần kinh cánh tay, đám rối thắt lưng cùng).
  • Hội chứng ống cổ tay, hội chứng kênh Guyon, hội chứng ống cổ chân, hội chứng Guillan – Barre…
  • Bệnh đa dây thần kinh, nhiều dây thần kinh…
  • Bệnh nhược cơ.
  • Bệnh cơ (loạn dưỡng cơ, viêm đa cơ …).
  • Bệnh lý tế bào thần kinh vận động (xơ cột bên teo cơ, teo cơ tủy sống tuần tiến….).

2. Chống chỉ định

  • Người bệnh không đồng ý.
  • Người bệnh hôn mê, tâm thần, không hợp tác, hợp tác kém.
  • Người bệnh có rối loạn đông máu.

* Thận trọng:

  • Người bệnh tổn thương cơ quan đích giai đoạn cuối (suy tim, suy thận, suy gan, suy đa tạng…).
  • Người bệnh truyền nhiễm như HIV – AIDS, SARS, bệnh phong, ung thư giai đoạn cuối…

3. Cách tiến hành

3.1. Chuẩn bị

3.1.1. Người thực hiện

Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng hoặc điều dưỡng được đào tạo về chẩn đoán điện thần kinh cơ.

3.1.2. Phương tiện và dụng cụ

  • Máy điện cơ.
  • Điện cực: bề mặt (điện cực ghi), đất.
  • Máy in.
  • Máy tính.
  • Bông gạc, panh kẹp, găng tay, cồn Betadin 1%, găng tay, mũ, khẩu trang.
  • Kim dẫn điện.

3.1.3. Người bệnh

  • Vệ sinh tay chân người bệnh sạch sẽ trước khi tiến hành đo điện cơ.
  • Giải thích cho người bệnh các bước tiến hành, hướng dẫn người bệnh phối hợp trong quá trình đo điện cơ.
  • Đối với trẻ em, cần chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ tùy theo lứa tuổi, thái độ và kinh nghiệm của trẻ.

3.2. Các bước tiến hành

3.2.1. Chuẩn bị máy, điện cực ghi và kim dẫn điện

3.2.2. Chuẩn bị người bệnh

Thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm thường quy, chuẩn bị tư tưởng, hướng dẫn người bệnh phối hợp trong khi đo tốc độ dẫn truyền và ghi điện cơ, giải thích cảm giác dòng điện cho người bệnh để tránh giật mình.

3.2.3. Thực hiện kỹ thuật

Đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động

Bước 1: đặt điện cực

 Điện cực bề mặt được đặt tại vị trí khối cơ có dây thần kinh thăm dò chi phối (thần kinh giữa, trụ, quay, chày, mác, đùi…).

Bước 2: kích thích

Sử dụng các xung vuông 0,5 – 1 ms kích thích vào các điểm dọc theo đường đi của dây thần kinh theo 2 phía ngoại vi và trung tâm.

Tính tốc độ dẫn truyền: nếu gọi L1 là thời gian tiềm tàng (tính từ lúc kích thích đến khi xuất hiện đáp ứng co cơ ở phần ngọn dây thần kinh), gọi L2là thời gian tiềm tàng khi kích thích phần gốc dây thần kinh (tính bằng miligiây – ms), D là khoảng cách giữa hai điểm kích thích (milimét – mm), tốc độ dẫn truyền thần kinh (V) (mét/giây – m/s) giữa hai điểm kích thích sẽ được tính theo công thức:

V(m/s) = D (mm)/T(ms)           ( T = L2(ms) – L1(ms) )

Biên độ: được tính từ điểm thấp nhất cho đến điểm cao nhất của sóng co cơ, tính bằng miliVolt (mV).

Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh cảm giác

Bước 1: đặt điện cực

Điện cực bề mặt ghi đáp ứng trên đường đi của dây thần kinh định thăm dò. Thời gian tiềm cảm giác chính là thời gian dẫn truyền cảm giác của chính dây thần kinh đó.

*Bước 2: kích thích

Sử dụng các xung vuông 0,5 – 1ms kích thích tại một điểm dọc theo đường đi của dây thần kinh cảm giác ngoại vi (dây thần kinh giữa, trụ, quay, mác nông, bắp chân…).

Tính tốc độ dẫn truyền thần kinh: gọi thời gian tiềm tàng cảm giác là t (tính bằng giây – s), khoảng cách từ điện cực ghi tới điện cực kích thích là d (tính bằng mm), tốc độ dẫn truyền cảm giác v được tính theo công thức: v = d/t

Biên độ được tính từ điểm thấp nhất cho đến điểm cao nhất của điện thế cảm giác, tính bằng microVolt (μV).

Các thông số thu thập trên máy điện cơ: thời gian tiềm (latency), tốc độ dẫn truyền vận động (motor conduction velocity), tốc độ dẫn truyền cảm giác (sensory conduction velocity), biên độ (amplitude), các pha, thời khoảng (duration), diện tích (area).

Bước 3: nhận định kết quả

Giảm tốc độ dẫn truyền và kéo dài thời gian tiềm phản ánh tổn thương myelin.

Giảm biên độ các đáp ứng thể hiện tổn thương sợi trục.

Ghi điện cơ đồ bằng điện cực kim

Người bệnh ở tư thế thư gi n cơ.

Bước 1: sát trùng vùng da cần khảo sát cơ

Bước 2: cắm kim điện cực vào cơ

 Cắm kim xuyên qua da vào cơ, rồi đâm kim từng nấc một nhằm khảo sát các hoạt động điện do kim đâm gây ra.

Bước 3: cơ thư gi n hoàn toàn

Để kim nằm im trong khi bắp cơ đang thư gi n hoàn toàn (không co cơ), nhằm tìm các hoạt động điện tự phát của cơ đó nếu có.

Bước 4: co cơ nhẹ

Hướng dẫn người bệnh co cơ một cách nhẹ nhàng và để các đơn vị vận động phát xung rời rạc, khảo sát hình ảnh của từng điện thế của đơn vị vận động.

Bước 5: cơ cơ mạnh dần

Yêu cầu người bệnh co cơ mạnh dần lên để khảo sát hiện tượng kết tập của các đơn vị vận động, cho tới mức người bệnh co cơ tối đa để xem hình ảnh giao thoa của các đơn vị vận động. Chú ý khi ghi quan sát các sóng ghi được trên màn hình cần nghe cả âm thanh các sóng phát ra.

Bước 5: đánh giá kết quả

Những thay đổi do thần kinh (neurogen) là quá trình tái phân bố thần kinh và được biểu hiện dưới 2 dạng: tái phân bố sợi trục biểu hiện là đa pha, thời khoảng rộng, biên độ cao.

Thay đổi do thần kinh thường gặp trong các bệnh thần kinh gây tổn thương cơ. Khi co cơ tăng dần tới cực đại: các đơn vị vận động lớn hơn xuất hiện sớm, có hiện tượng tăng tốc, có khoảng trống điện cơ.

Những thay đổi do bệnh cơ có các đơn vị vận động giảm về biên độ, thời khoảng ngắn, đa pha (hẹp, thấp, đa pha, kết tập sớm).

Lƣu ý  Vì sử dụng dòng điện nên khi thực hiện kỹ thuật cần quan sát và hỏi người bệnh, tăng dần cường độ dòng điện để người bệnh thích nghi dần, tránh dùng dòng điện cao và đột ngột ngay từ đầu gây khó chịu cho người bệnh.

 Thời gian thực hiện: 15 – 60 phút, tùy theo người bệnh và kỹ thuật thăm dò được chỉ định.

4. Theo dõi người bệnh

  • Người bệnh mệt và choáng do kích thích của dòng điện liên tục:
  • kiểm tra mạch, huyết áp, để người bệnh nằm nghỉ, theo dõi và giải thích để người bệnh yên tâm.
  • Đau tại vị trí châm kim: giải thích để người bệnh yên tâm, dùng thuốc giảm đau nếu cần.

5. Tai biến và xử trí

Điện giật: tắt máy và xử trí cấp cứu điện giật.

Nhiễm trùng tại vị trí châm kim: cần đảm bảo vô khuẩn khi làm điện cực kim, dùng kháng sinh nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn.

Chảy máu tại vị trí châm kim: cần kiểm tra chức năng đông máu, hỏi tiền sử các bệnh về máu. Giải thích để người bệnh yên tâm, băng ép cầm máu, dùng thuốc cầm máu nếu cần.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *