Áp xe gan do amip là một bệnh nhiễm khuẩn hay gặp ở Việt Nam, do một loại amip gây ra: Entamoeba Végetative Histolytica. Áp xe gan do amip hay gặp ở gan phải,một ổ hoặc nhiều ổ với kích thước to nhỏ khác nhau. Bệnh lây truyền qua đường phân-miệng.
1. Bệnh sinh
1.1. Amip
Có 2 loại:
- Entamoeba Végetative Histolytica: đường kính 20-40 um, thể này ăn hồng cầu và là thể gây bệnh
- Entamoebe Végetative minuta:đường kinh từ 10-20 um, thể này ăn vi khuẩn và cặn thức ăn, không gây bệnh.
1.2. Chu trình: amip ( trong thức ăn , nguồn nước bị ô nhiễm phân) ⇒ miệng ⇒ ruột ⇒ mạch bạch huyết, máu ⇒ gan.
Chu trình gây bệnh do amip ( Cre: google)
1.3. Các giai đoạn:
- Amip gây tổn thương viêm loét áp xe thành đại tràng hay vào máu đến gan.
- Giai đoạn viêm gan: có các vi huyết khối, gây tắc mạch gan và dẫn đến hoại tử tế bào gan
- Giai đoạn hoá mủ: Nhiều ổ vi huyết khối, gây nên ổ áp xe gan
2.Triệu chứng
2.1. Triệu chứng cơ năng
BN thường có biểu hiện khó chịu, buồn nôn trước đó khoảng 2 tuần
Tam chứng Fontan:
- Sốt: sốt xảy ra vài ngày trước sau đó mới xuất hiện đau hạ sườn phải, gan to, có gai rét
- Đau hạ sườn phải:mức độ đau âm ỉ hoặc tức nặng, liên tục hoặc từng cơn ( đôi khi đau quặn dữ dội), đau khu trú hạ sườn phải hay vùng thượng vị xuyên lên vai, kéo dài nhiều ngày đêm
- Gan to: mật độ mềm, bờ tù, bề mặt nhám, ấn đau. Ấn kẽ sườn (+)
Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng khác nhưng không thường xuyên
- Tràn dịch màng phổi: ổ áp xe vỡ vào màng phổi gây tràn dịch màng phổi
- Rối loạn tiêu hóa: ỉa lỏng hay phân nhầy máu mũi giống lỵ
- Phù: do dinh dưỡng kém và ổ nung mủ sâu kéo dài dẫn đến hạ protein máu
- Gầy sút cân: do có ổ mủ trong gan và bệnh nhân mệt mỏi chán ăn.
2.2 .Triệu chứng thực thể:
- Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc: vẻ mặt nhiễm trùng, gầy sút cân
- Gan to
- Ấn kẽ sườn, rung gan đau vùng tổn thương
- Vàng da không thường xuyên
- RRPN phổi phải giảm ( do ổ áp xe khu trú trên cao gần sát cơ hoành gây nên các phản ứng viêm cơ quan kế cận)
3.Cận lâm sàng
3.1.Huyết học
- Bạch cầu >15 G/l, chủ yếu bạch cầu trung tính
- Thiếu máu nhẹ khi áp xe kéo dài 2-4 tuần
- Máu lắng tăng, CRP tăng
- Tăng ALP
3.2.Phản ứng huyết thanh: không phân biệt được nhiễm amip ruột và amip gan
- ELISA amip (+) ⇒ có giá trị để chẩn đoán áp xe gan do amip với độ nhạy và độ đặc hiệu cao
- Hemaglutination gián tiếp (IHA) > 1/512
- EIA dương tính
3.3.Chọc hút mủ áp xe
Mủ màu socola không mùi , soi tươi có amip
3.4. X-quang phổi: cơ hoành bị đẩy lên cao, di động kém, có thể gặp tràn dịch màng phổi.
3.5. Siêu âm
- Hình ảnh trên siêu âm là tổ chức giảm âm, ranh giới rõ
- Mủ càng loãng thì hình ảnh siêu âm ổ áp xe càng giảm âm hoặc trống âm
3.6.Chụp cắt lớp vi tính gan mật
Khi siêu âm không phân biệt rõ u gan hay áp xe gan. Tổn thương là tổ chức giảm âm, không ngấm thuốc cản quang. Chụp cắt lớp vi tính gan giúp chần đoán chinh xác vị trí ổ áp xe, chần đoán phân biệt với u gan, đặc biệt là hình ảnh di căn gan.
4.Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán xác định
- Hay gặp ở giới nam, tuổi trung niên
- Tam chứng Fontan
- Triệu chứng của nhiễm amip ruột
- XN máu: ELISA amip dương tính
- Chẩn đoán hình ảnh
- Chọc hút ổ mủ áp xe ra mủ socola không mùi, cấy vi khuẩn âm tính
4.2. Chẩn đoán phân biệt
- Áp xe gan do vi khuẩn
- Áp xe gan do ký trùng
- K gan nguyên phát áp xe hoá
- K di ăn gan áp xe hoá
- Nang gan bội nhiễm
- Áp xe đường mật, viêm túi mật
5.Biến chứng
- Vỡ ổ áp xe: vào màng phổi, phổi, màng ngoài tim ( thường xảy ra áp xe gan trái), ổ bụng, cơ hoành, thành bụng
- Chảy máu: trong ổ áp xe, ổ bụng
- Biến chứng do mủ sâu kéo dài: kéo dài từ 2 tuần – 1 tháng
6.Điều trị
6.1. Nguyên tắc
- Loại bỏ ổ áp xe
- Điều trị nguyên nhân
- Dự phòng biến chứng
- Điều trị hỗ trợ: giảm đau bù nước nếu sốt kéo dài
- Điều trị biến chứng nếu có
6.2 . Điều trị cụ thể
6.2.1. Điều trị nội khoa
- Lựa chọn hàng đầu: Metronidazole
- Đường uống:
- Người lớn 1gx2 lần/ ngày x 10-15 ngày
- Trẻ em: 30-50mg/ kg/ ngày chia. 3 lần x10ngày
- Truyền tĩnh mạch
- Người lớn: 500mg/6h
- Trẻ em: 7,5 mg/kg cân nặng/6h
- Có thể dùng tinidazol 500mg 3 lần 1 ngày trong 7-10 ngày, hoặc Ornidazole , hoặc Secnidazol
- Lựa chọn thay thế: Cloroquin uống
- Người lớn:500mg/ngày x 2-3 tuần
- Trẻ em: 5mg/kg/ngày x 2 tuần
6.2.2. Chọc hút mủ
Chỉ định:
- Không đáp ứng với điều trị nội khoa
- Bội nhiễm vi khuẩn
- Ổ áp xe gan sát vỏ gan ( cách vỏ< 1cm)
- Đường kính ổ áp xe lớn
Chọc dò nên chọc dưới hướng dẫn của siêu âm, hoặc CT bụng hướng dẫn được kim chọc vào đúng vị trị ổ áp xe hạn chế tai biến.
Số lần chọc và khoảng cách các lần chọc tuỳ thuộc vào kích thước và số lượng ổ áp xe. Khi kiểm tra trên siêu âm thấy ổ áp xe nhỏ lại và đã có nhu mô gan ở trong thì không cần chọc hút nữa
6.5.3. Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa có chỉ định khi:
- Ổ áp xe vỡ vào ổ bụng gây nên các biến chứng viêm phúc mạc
- Ổ áp xe doạ vỡ: nếu chọc dò không thành công hay có biến chứng vỡ thì phẫu thuật
- Ổ áp xe quá to
- Dùng thuốc và phối hợp với chọc dò như trên mà không có kết quả.
Tham khảo:https://aasldpubs.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/cld.1128
Leave a Reply