Thang điểm CHA2DS2-VASc: phòng ngừa đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ là rất cao , vì vậy  đánh giá và phòng ngừa đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ là rất quan trọng. Do đó  thang điểm CHA2DS2-VASc là một công cụ quan trọng được sử dụng để đánh giá nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân mắc bệnh rung nhĩ  (atrial fibrillation) và đưa ra quyết định về lựa chọn kháng đông phù hợp để giảm nguy cơ các biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

1. Giới thiệu

Rung nhĩ (atrial fibrillation) là loại rối loạn nhịp tim, trong đó nhĩ trái hoặc nhĩ phải co bóp một cách không đồng bộ . Bệnh rung nhĩ có thể gây ra các triệu chứng như nhịp tim nhanh, khó thở, mệt mỏi, đau ngực và hoa mắt. Ngoài ra, bệnh rung nhĩ cũng có thể là nguyên nhân của nhiều biến chứng khác như đột quỵ, suy tim, rối loạn nhịp tim và tử vong đột ngột.

Nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ là rất cao. Khi nhịp tim không đều và không đồng bộ, dẫn đến  hình thành cục máu đông  trong buồng nhĩ và theo hệ thống tuần hoàn đến các cơ quan trong cơ thể , nếu đến não sẽ gây tắc nghẽn động mạch não và dẫn đến đột quỵ. Điều này có thể gây ra đột quỵ, một biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, bệnh nhân rung nhĩ cũng có nguy cơ cao hơn để phát triển các bệnh tim mạch khác như suy tim, rối loạn nhịp tim và đau thắt ngực. Do đó, việc phát hiện và điều trị bệnh rung nhĩ sớm là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ các biến chứng đáng ngại và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

2. Thang điểm CHA2DS2-VASc và cách tính điểm

Thang điểm CHA2DS2-VASc là một công cụ đánh giá nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ giúp đưa ra quyết định dùng thuốc chống đông để phòng ngừa và điều trị

Thang điểm CHA2DS2-VASc bao gồm các yếu tố sau đây:

  • C:  tình trạng tim bẩm sinh hoặc bệnh van tim, bệnh nhân có chức năng tâm thất EF giảm
  • H: tiền sử tăng huyết áp có gây ra thay đổi mạch máu dẫn đến đột quỵ, tăng huyết áp không được kiểm soát 
  • A: tuổi từ 75 trở lên làm tăng nguy cơ 
  • D:  thời gian mắc bệnh đái tháo đường có liên quan đến tổn thương cơ quan đích làm tăng nguy cơ đột quỵ 
  • S: tiền sử đột quỵ ,TIA , thuyên tắc huyết khối , trên bệnh nhân rung nhĩ thì nguy cơ đột quỵ sau đó rất cao
  • V: bệnh mạch máu là một yếu tố độc lập của đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ Mảng xơ vữa phức tạp trên động mạch chủ xuống một dấu hiệu rõ của bệnh mạch máu nghiêm trọng, cũng là một yếu tố dự báo đột quỵ nhồi máu não.
  • A: tuổi từ 65-74
  • Sc: giới tính nữ 

Cách tính điểm CHA2DS2-VASc 

  đặc điểm lâm sàng Điểm
C Suy tim sung huyết trên lâm sàng hoắc có bằng chứng khách quan rối loạn chức năng thất trái mức độ trung bình đến nặng  1
H Tăng huyết áp hoắc đang điều trị tăng huyết áp   1
A > 75 tuổi  2
D Có bệnh lý tiểu đường 1
S tiền sử đột quỵ ,TIA , thuyên tắc huyết khối  2
V Bệnh lý van tim, tiền sử nhồi máu cơ tim , mảng xơ vữa động mạch chủ  1
A Tuổi từ 64-74 1
Sc Giới tính nữ 1

Tổng điểm trên thang điểm CHA2DS2-VASc có thể từ 0 đến 9 điểm.

Bệnh nhân có điểm tổng CHA2DS2-VASc cao hơn 2 thì được coi là có nguy cơ đột quỵ cao và cần sử dụng thuốc chống đông để ngăn ngừa đột quỵ.

Nếu bệnh nhân có điểm số thấp hơn 2 điểm , quyết định về liệu pháp chống đông máu sẽ được đưa ra dựa trên các yếu tố khác như tuổi, tình trạng sức khỏe và tình trạng chức năng thận.

3.  Ứng dụng

Việc áp dụng thang điểm này trong phòng ngừa đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ và tăng cường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh nhân có điểm tổng CHA2DS2-VASc cao hơn 2 thì được coi là có nguy cơ đột quỵ cao và cần sử dụng thuốc chống đông để ngăn ngừa đột quỵ. Thuốc chống đông như warfarin, dabigatran, apixaban và rivaroxaban có thể được sử dụng để ngăn ngừa đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ cao.

Bệnh nhân cần được theo dõi và đánh giá thường xuyên khi sử dụng liệu pháp chống đông máu để đảm bảo hiệu quả và đồng thời kiểm soát tình trạng tác dụng phụ. Việc sử dụng thuốc chống đông máu có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như chảy máu, nặng hơn có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, và các tác dụng phụ khác. Bệnh nhân cần được đánh giá thường xuyên để phát hiện sớm các tác dụng phụ và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần thiết.

Các yếu tố nguy cơ đặc biệt bao gồm tuổi cao, bệnh tim, bệnh thận, tiểu đường, tiền sử đột quỵ, tình trạng tăng huyết áp, và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc chống đông . Nếu bệnh nhân có các yếu tố này, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc chọn liệu pháp khác để đảm bảo hiệu quả và tránh tình trạng tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, nếu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân thay đổi, ví dụ như bệnh nhân bị nhiễm trùng, suy tim, suy thận hoặc các tình trạng khác, bác sĩ cũng có thể điều chỉnh  thuốc chống đông  để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.

Thang điểm CHA2DS2-VASc là một công cụ hữu ích để đánh giá nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ . Thang điểm này dựa trên một số yếu tố nguy cơ như tuổi, giới tính, tiền sử bệnh tim mạch, tiền sử đột quỵ, tiểu đường, tình trạng tăng huyết áp, và các yếu tố khác. Việc sử dụng thang điểm CHA2DS2-VASc có thể giúp bác sĩ đưa ra quyết định phòng ngừa đột quỵ hiệu quả và giảm thiểu rủi ro tác dụng phụ từ việc sử dụng thuốc chống đông. Tuy nhiên, việc sử dụng thang điểm CHA2DS2-VASc cũng có một số hạn chế, như không đánh giá được tất cả các yếu tố nguy cơ và không thể áp dụng đối với tất cả các bệnh nhân. Do đó, bác sĩ cần kết hợp thang điểm CHA2DS2-VASc với các yếu tố khác trong quá trình đánh giá nguy cơ đột quỵ và đưa ra quyết định phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể.

 


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *