Nội nha tái sinh trong Nha khoa – Tổng quan chung.

Kĩ thuật nội nha tái sinh bao gồm điều trị tủy bảo tồn (vital pulp therapy) và thủ thuật tái tạo. Kĩ thuật này bao gồm che tủy trực tiếp và gián tiếp; lấy tủy bán phần hoặc toàn phần; kích thích đóng chóp; kích thích tạo chóp và phục hồi tuần hoàn. Có lẽ việc điều trị lâm sàng khó khăn nhất là trên những răng sống hoặc chết tủy chưa trưởng thành, nên việc lựa chọn điều trị phải phụ thuộc vào mức độ tổn thương tủy và sự trưởng thành của chân răng. Bài viết này sơ lược các vấn đề liên quan đến kỹ thuật nội nha tái sinh cũng như các đặc trưng của điều trị tuỷ bảo tồn.

1. Giới thiệu về kĩ thuật nội nha tái sinh

Kĩ thuật nội nha tái sinh bao gồm điều trị tủy bảo tồn (vital pulp therapy) và thủ thuật tái tạo. Kĩ thuật này bao gồm che tủy trực tiếp và gián tiếp; lấy tủy bán phần hoặc toàn phần; kích thích đóng chóp; kích thích tạo chóp và phục hồi tuần hoàn. Có lẽ việc điều trị lâm sàng khó khăn nhất là trên những răng sống hoặc chết tủy chưa trưởng thành, nên việc lựa chọn điều trị phải phụ thuộc vào mức độ tổn thương tủy và sự trưởng thành của chân răng.

Những răng này có đặc điểm là sự phát triển chân răng chưa hoàn tất, thành chân răng mỏng và lỗ chóp mở rộng. Ngà răng của răng chưa trưởng thành đồng thời có tính thấm cao vì sự hiện diện của những ống ngà mở, do đó làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn. Sau khi mới mọc lên trong miệng thì răng thường mất từ 1 – 5 năm để phát triển hoàn tất và đóng chóp chân răng.

Khi sự phát triển chân răng bị cản trở hoặc dừng lại, do 1 chấn thương sâu răng hoặc bất thường về giải phẫu, thì tạo thành răng có chân răng ngắn, thành ngà chân răng mỏng dẫn đến răng dễ gãy và mất.

Trong quá trình tạo răng, răng chưa trưởng thành được đặc trưng bởi 1 cơ quan mô mềm duy nhất tại vị trí chóp răng đang phát triển, còn gọi là papilla chóp. Papilla chóp là một nguồn tế bào gốc, góp phần vào sự tăng trưởng của tủy răng và chân răng, và có thể sống sót cả sau khi tủy hoại tử. Việc bảo tồn và quản lý thích hợp cấu trúc mô này có thể thúc đẩy sự phát triển liên tục của cấu trúc quanh chóp, do đó có tác động tích cực đến chức năng và sự tồn tại lâu dài của răng.

Mục tiêu tương tự cũng được áp dụng trên những răng có tủy sống chưa trưởng thành – duy trì và bảo vệ cấu trúc mô lành mạnh để giúp răng trưởng thành và duy trì các chức năng sinh học. Do đó, 1 việc làm rất quan trọng là ứng dụng sinh học vào kế hoạch điều trị nhằm bảo tồn và khai thác tiềm năng tăng trưởng của cả papilla chóp và tủy răng, để thúc đẩy sự hoàn tất của chân răng.

Trước đây, kế hoạch điều trị cho những răng chưa trưởng thành bị hoại tử tủy bao gồm nhổ răng, điều trị tủy chân và thủ thuật kích thích đóng chóp. Răng hoại tử tủy với lỗ chóp mở thường được điều trị bằng Ca(OH)2 qua nhiều lần hẹn nhằm kích thích tạo ra các hàng rào mô cứng cho phép trám bít ống tủy bằng Gutta Percha. Với răng chưa trưởng thành chẩn đoán viêm tủy có khả năng hồi phục hoặc mô tủy còn sống thì thực hiện phương pháp lấy tủy bán phần hoặc che tủy bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, trong đó bao gồm Ca(OH)2. Một số loại vật liệu lỗi thời như formocresol được sử dụng để ướp mô hơn là góp phần bảo tồn và kích thích khả năng tự sửa chữa tiềm tàng của phức hợp ngà – tủy còn lại. Tuy nhiên, với sự hiểu biết của chúng ta về sinh học mô tủy và những khám phá về tế bào của papilla chóp phối hợp với việc sử dụng cement calcium – silicate mà 1 cuộc cách mạng sinh học với các phương pháp điều trị khác nhau đã phát triển. Những phương thức điều trị không chỉ bao gồm điều trị tủy bảo tồn cho răng sống đang có viêm tủy có khả năng hồi phục mà còn áp dụng cho cả răng hoại tử tủy chưa trưởng thành với kĩ thuật nội nha tái tạo, sử dụng cement calcium – silicate để trám bít. Một khi bị bệnh, răng chưa trưởng thành có lỗ chóp mở nay đã có thể tiếp tục phát triển hoàn thiện sau khi giải quyết nhiễm trùng nội tủy và viêm quanh chóp. Phương pháp nội nha tái tạo đã được giới thiệu nhằm thúc đẩy sự phát triển chân răng ở những răng chết cùng với những nỗ lực trong tương lai nhằm tái tạo lại toàn bộ phức hợp ngà tủy.

2. Đặc trưng của điều trị tuỷ bảo tồn.

Kế hoạch điều trị được đề ra nhằm bảo tồn mô tủy sống/phức hợp ngà tủy, thúc đẩy sự lắng đọng của lớp mô cứng tại vị trí tổn thương, thúc đẩy sự phát triển của những chân răng chưa hoàn thiện (kích thích tạo chóp apexogenesis). Chỉ định của phương pháp này bao gồm lỗ sâu lớn hoặc phục hồi gây lộ tủy, bất thường về giải phẫu, tổn thương được chẩn đoán là viêm tủy có khả năng hồi phục.

Các quá trình in vivo đòi hỏi việc sử dụng các tế bào gốc của mô tủy để thay thế cho những nguyên bào ngà bị mất hoặc bị tổn thương, đồng thời kích thích tế bào của papilla chóp đẩy mạnh quá trình tạo chóp ở những răng chưa trưởng thành. Điều trị tủy bảo tồn bao gồm che tủy trực tiếp, che tủy gián tiếp, lấy tủy buồng bán phần và lấy tủy buồng toàn bộ. Các nghiên cứu về kết quả lâm sàng cho thấy kết quả khả quan khi thực hiện các phác đồ điều trị tiên tiến bằng cách sử dụng MTA và các loại cement calcium – silicate khác khi so sánh với những loại vật liệu thường được sử dụng trước đây.

Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng cement calcium – silicate đặc biệt thể hiện những đặc tính lý hóa phù hợp với thủ thuật điều trị tủy bảo tồn. Hoạt tính của vật liệu không bị ảnh hưởng bởi máu, huyết thanh, độ ẩm và tạo thành 1 lớp mỏng bề mặt ở ngà răng, tương tự như hydroxyapatite về thành phần. Sự phóng thích chậm ion Ca và độ pH cao trong quá trình làm lắng đọng sialoprotein ngà và heme oxygenase-1, tiếp nhận các yếu tố tăng trưởng trong lớp ngà kế cận giúp thúc đẩy sự hình thành hàng rào mô cứng. Môi trường pH kiềm kéo dài góp phần trung hòa vi khuẩn, trong khi đó kết dính và bít chặt các ống ngà trong quá trình hoạt động cho phép chôn vùi số vi khuẩn có tính acid còn sót lại. Hình thái bề mặt của MTA đã được xử lý cũng tạo ra môi trường thuận lợi cho sự chọn lọc và biệt hóa các tế bào giống với tế bào tiền nguyên bào ngà.

Nguồn: Clinical Guide for Optimal Treatment Outcome – Springer International Publishing Switzerland 2017


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *