Kỹ thuật lượng giá dáng đi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ não

Kỹ thuật lượng giá dáng đi chức năng ( Functional Gait Assessment) là một phương pháp đo lường và phân tích các thông số chức năng của cơ thể trong quá trình di chuyển. Đối với bệnh nhân đột quỵ não, kỹ thuật này có thể giúp đánh giá và theo dõi sự phục hồi chức năng của họ trong quá trình điều trị. Các thông số chức năng này sẽ được đánh giá và phân tích để đưa ra các kết luận về sự phục hồi chức năng của bệnh nhân đột quỵ não và thiết lập kế hoạch điều trị phù hợp.

Kỹ thuật lượng giá dáng đi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ não
Kỹ thuật lượng giá dáng đi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ não

1. Tổng quan về kỹ thuật lượng giá dáng đi chức năng

  Lượng giá dáng đi chức năng là kỹ thuật đánh giá cử động của con người khi đi lại thông qua việc phân tích cử động phối hợp của thân mình và chi thể, đồng thời đánh giá khả năng giữ thăng bằng trong không gian.

  Là phương pháp lượng giá có giá trị cao trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh đồng thời cũng là kỹ thuật tập luyện đem lại hiệu quả trong quá trình điều trị.

  Thang điểm lượng giá gồm 10 mục, là những tư thế đi khác nhau. Căn cứ theo khả năng giữ thăng bằng của người bệnh khi thực hiện động tác đó, người lượng giá sẽ cho điểm từng tiêu chí theo thang điểm từ 0 đến 3. Tổng điểm tối đa là 30, thể hiện khả năng di chuyển và giữ thăng bằng tốt trong khi đi.

2. Chỉ định

Người bệnh bị khiếm khuyết về vận động dẫn đến khó khăn trong việc đi lại gây ra do các bệnh lý thần kinh:

   Đột quỵ não (Tai biến mạch máu não)

  Chấn thương sọ não. Bệnh Parkinson.

  Tổn thương tủy sống. Xơ cứng rải rác.

  Xơ cột bên teo cơ. Bệnh Alzheimer.

  Viêm não – màng não.

  Sau các phẫu thuật thần kinh sọ não khác. 

  Các bệnh lý tổn thương não khác. 

3. Chống chỉ định

  Người bệnh đang giai đoạn cấp tính có nguy cơ ung  cao. Rối loạn nhận thức mức độ nặng.

4. Chuẩn bị

4.1.  Người thực hiện

 Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vận động trị liệu, người đ  được đào tạo về phân tích dáng đi.

4.2.  Phương tiện, dụng cụ

  Đường kẻ dài 6m, rộng 30,48 cm theo mô tả như hình trên Đồng hồ bấm giây.

  Hai hộp giấy có chiều cao 11.43 cm.

  Thang điểm lượng giá chức năng dáng đi.

4.3.  Người bệnh 

Đi giày hoặc dép xăng đan.

5. Các bước tiến hành

Hướng dẫn người bệnh thực hiện 10 động tác đi như sau:

5.1.  Đi bình thường

Hướng dẫn: đi với tốc độ bình thường đến hết 6 m.

Cho điểm:

  • 3 điểm = Bình thường: đi 6m trong thời gian < 5.5 giây, không cần trợ giúp với tốc độ ổn định, không mất thăng bằng, bước chân bình thường, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm không vượt quá 15,24 cm.
  • 2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: đi 6m trong thời gian từ 5.5 – 7 giây, cần sự trợ giúp với tốc độ chậm hơn, độ lệch giữa các bước chân ít , bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm trong khoảng 15,24 – 25,4 cm.
  • 1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: đi với tốc độ chậm trên 7 giây, mất thăng bằng, bước chân không bình thường, mất thăng bằng, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48cm trong khoảng 25,4 – 38,1 cm.
  •  0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: không thể đi hết 6m mà không có sự trợ giúp, mất thăng bằng, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48cm hơn 38,1 cm hoặc phải vịn vào tường.

5.2. Đi với tốc độ thay đổi

Hướng dẫn: bắt đầu đi với tốc độ bình thường (1,5 m). Khi tôi nói: “Đi”, bước với tốc độ nhanh nhất có thể (1,5 m). Khi tôi nói: “Chậm lại”, bước đi với tốc độ chậm nhất có thể (1,5 m). Sau đó trở về tốc độ bình thường.

Cho điểm:

  • 3 điểm = Bình thường: có thể đi đúng tốc độ mà không mất thăng bằng. Cho thấy sự khác biệt rõ ràng trong khi thay đổi tốc độ từ bình thường sang nhanh và chậm lại. Bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm không vượt quá 15,24 cm.
  • 2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: có thể thay đổi tốc độ nhưng có độ lệch giữa các bước chân, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm trong khoảng 15,24 – 25,4 cm. Hoặc không có sự di   lệch bước chân nhưng tốc độ thay đổi không rõ ràng, hoặc phải dùng dụng cụ trợ giúp.
  • 1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: có thể thay đổi tốc độ không nhiều hoặc thay đổi đúng tốc độ nhưng có sự di lệch bước chân ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm trong khoảng 25,4 – 38,1 cm. Hoặc thay đổi tốc độ nhưng mất thăng bằng rồi sau đó lại có thể đi tiếp.
  • 0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: không thể thay đổi tốc độ, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm hơn 38,1 cm hoặc mất thăng bằng hoặc phải vịn vào tường.

5.3. Đi với tư thế xoay đầu luân phiên

Hướng dẫn: bắt đầu đi với tốc độ bình thường, đi thẳng sau 3 bước xoay đầu sang bên phải mà vẫn tiếp tục đi thẳng. Sau 3 bước tiếp tục đi thẳng với đầu xoay sang trái. Tiếp tục luân phiên bước đi mỗi 3 bước với đầu xoay sang phải và trái cho đến khi mỗi tư thế được lặp lại 2 lần.

Cho điểm: 

  • 3 điểm = Bình thường: có thể xoay đầu một cách nhịp nhàng mà không có sự thay đổi trong dáng đi. Bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm không vượt quá 15,24 cm.
  • 2 đi nhẹ: thực hiện xoay đầu sang 2 bên với sự thay đổi ít trong dáng đi, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm trong khoảng 15,24 – 25,4 cm. Hoặc cần có sự trợ giúp.
  • 1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: thực hiện xoay đầu sang 2 bên với sự thay đổi rõ rệt trong dáng đi, tốc độ chậm, nhưng có thể tiếp tục đi, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm trong khoảng 25,4 – 38,1 cm.
  • 0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: thực hiện xoay đầu với sự gián đoạn trong khi bước đi, tốc độ chậm, mất thăng bằng, phải vịn tường, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48cm hơn 38,1 cm.

5.4.  Đi với tư thế đầu ngẩng lên, cúi xuống luân phiên

Hướng dẫn: bắt đầu đi với tốc độ bình thường, đi thẳng sau 3 bước ngẩng đầu lên mà vẫn tiếp tục đi thẳng. Sau 3 bước tiếp tục đi thẳng với đầu cúi xuống. Tiếp tục luân phiên bước đi, mỗi 3 bước với đầu ngẩng lên và cúi xuống cho đến khi mỗi tư thế được lặp lại 2 lần.

Cho điểm:

  • 3 điểm = Bình thường: có thể thay đổi tư thế đầu một cách nhịp nhàng mà không có sự thay đổi trong dáng đi. Bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm không vượt quá 15,24 cm.
  • 2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: thực hiện thay đổi tư thế đầu với sự thay đổi ít trong dáng đi, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48cm trong khoảng 15,24 – 25,4 cm. Hoặc cần có sự trợ giúp.
  • 1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: thực hiện thay đổi tư thế đầu với sự thay đổi rõ rệt trong dáng đi, tốc độ chậm, nhưng có thể tiếp tục đi, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm trong khoảng 25,4 – 38,1 cm.
  • 0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: thực hiện xoay đầu với sự gián đoạn trong khi bước đi, tốc độ chậm, mất thăng bằng, phải vịn tường, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48cm hơn 38,1 cm.

5.5. Đi bình thường rồi dừng lại đột ngột và quay người

Hướng dẫn: bắt đầu đi với tốc độ bình thường, khi tôi nói: “Dừng lại và quay người”, quay người nhanh nhất có thể và đi theo hướng ngược lại. 

Cho điểm:

  • 3 điểm = Bình thường: quay người lại an toàn trong thời gian 3 giây, và dừng lại nhanh không mất thăng bằng.
  • 2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: quay người lại an toàn trong thời gian > 3 giây và dừng lại không mất thăng bằng, hoặc quay người lại an toàn trong thời gian 3 giây nhưng mất thăng bằng một chút, sau đó bước đi chậm và ngắn để lấy lại thăng bằng.
  • 1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: quay người lại chậm, cần có sự hướng dẫn bằng lời nói, hoặc cần di chuyển bằng bước nhỏ để giữ thăng bằng trong khi dừng lại và quay người.
  • 0 điểm = Rối loạn mức độ trung nặng: không thể quay người lại an toàn, cần trợ giúp để dừng lại và quay người.

5.6. Bước qua vật cản

Hướng dẫn: bắt đầu đi với tốc độ bình thường. Khi nhìn thấy hộp đồ, bước qua mà không đi vòng qua rồi đi tiếp.

Cho điểm:

  • 3 điểm = Bình thường: có thể bước qua 2 hộp đồ chồng lên nhau (tổng chiều cao 22, 86cm) mà không có sự thay đổi tốc độ và mất thăng bằng.
  • 2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: có thể bước qua 1 hộp đồ (chiều cao 11.43 cm) mà không có sự thay đổi tốc độ và mất thăng bằng.
  • 1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: có thể bước qua 1 hộp đồ (chiều cao 11,43 cm) nhưng phải đi với tốc độ chậm và bước từ từ qua hộp. Cần có sự hướng dẫn bằng lời nói.
  • 0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: không thể thực hiện nếu không có sự trợ giúp.

5.7. Đi trên một đường thẳng

Hướng dẫn: hai tay vòng qua ôm trước ngực, đi trên đường thẳng 3,6 m với mũi chân sau nối với gót chân của bàn chân trước. Số bước chân tối đa thông thường là 10 bước.  Cho điểm:  

  • 3 điểm = Bình thường: có thể di chuyển 10 bước như trên mà không mất thăng bằng.
  • 2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: có thể di chuyển từ 7 – 9 bước.
  • 1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: có thể di chuyển 4 – 7 bước.
  • 0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: di chuyển ít hơn 4 bước hoặc không thể thực hiện nếu không có sự trợ giúp.

5.8. Nhắm mắt khi đi

Hướng dẫn: nhắm mắt đi hết quãng đường 6m.

Cho điểm:  

  • 3 điểm = Bình thường: đi hết quãng đường 6m mà không cần trợ giúp trong khoảng thời gian < 7 giây, không mất thăng bằng, dáng đi bình thường, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm không vượt quá 15,24 cm.
  • 2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: đi 6m trong thời gian từ 7 – 9 giây, cần sự trợ giúp với tốc độ chậm hơn, độ lệch giữa các bước chân ít , bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48cm trong khoảng 15,24 – 25,4 cm.
  • 1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: đi với tốc độ chậm trên 9 giây, mất thăng bằng, bước chân không bình thường, mất thăng bằng, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm trong khoảng 25,4 – 38,1 cm.
  • 0 điểm = Rối loạn mức độ trung nặng: không thể đi hết 6m mà không có sự trợ giúp, mất thăng bằng nhiều, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48cm hơn 38,1 cm hoặc không thực hiện được.

5.9. Đi cầu thang

Hướng dẫn: đi cầu thang giống như ở nhà (nếu cần có thể vịn tay). Khi lên trên cùng (10 bậc) quay người lại và bước xuống. Cho điểm:  

  • 3 điểm = Bình thường: di chuyển chân luân phiên, không cần vịn tay.
  • 2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: di chuyển chân luân phiên, cần vịn tay.
  • 1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: hai chân ở một bậc, có vịn tay.
  • 0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: không thể đi một cách an toàn.

* Thời gian 30 – 60 phút.

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *