Bài viết này chỉ ra các bước thực hiện trên lâm sàng đối với một cầu răng bắt vít cơ bản, đồng thời tóm tắt quy trình lựa chọn Abutment trên loại cầu răng bắt vít này. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau.
1. Các bước thực hiện trên lâm sàng đối với một cầu răng bắt vít cơ bản
Trong trường hợp đơn giản, như làm một cầu răng bắt vít có nhịp cầu ngắn, hướng của implant cho phép lỗ vặn vít thoát ra ở mặt nhai (lắp chốt định hướng vào implant sẽ cho phép thấy rõ hơn hướng của implant), ta có thể thực hiện theo các bước trên lâm sàng như sau:
- Xác định khoảng cách từ đầu implant đến răng đối diện bằng các sử dụng một cây đo túi hoặc thước đo. Nếu khoảng cách dưới 7mm, cần sử dụng abutment ngắn nhất với chóp thuôn nhất (cho dù ngay cả khi implant ở vị trí tốt) mục đích là tạo kích thước dọc nhỏ nhất.
- Sử dụng cây đo túi hoặc dụng cụ đo chiều sâu, xác định chiều cao nướu của cổ abutment. Đường hoàn tất nên được đặt dưới nướu khoảng 1 đến 2mm tại điểm thấp nhất ở viền nướu của mặt răng nhìn thấy được.
- Đặt abutment nhưng không siết chặt. Kiểm tra hướng và khoảng hở khớp cắn. Sự khít sát thì cần được kiểm tra bằng phim XQuang.
- Nếu ta định giữ nguyên abutment tại vị trí và gắn phục hình tạm thì có thể xiết chặt vít vặn abutment theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu abutment được tháo ra để đặt healing giữa các lần hẹn thì chỉ nên vặn chặt bằng tay.
- Một dấu chuyển của abutment nên được lấy (vì nó tốt hơn là một dấu đầu implant)
- Có thể đặt nắp bảo vệ lên nếu abutment được giữ nguyên tại chỗ, lúc này phục hình tạm sẽ được điều chỉnh để phù hợp với kích thước hiện tại.
Nếu không thể chọn lựa abutment qua thăm khám lâm sàng, ta nên lấy dấu đầu implant, và abutment được chọn từ mẫu hàm làm việc như đã trình bày. Mẫu hàm đầu implant có thể được sử dụng như mẫu hàm làm việc cho cầu răng sau cùng miễn là nó chính xác và thể hiện đầy đủ chi tiết của cung răng còn lại. Nhiều phẫu thuật viên cho rằng đối với những cầu răng dài hơn, tốt hơn là nên lựa chọn abutment từ mẫu đầu implant và sau đó lấy lại một dấu với abutment được đặt trong miệng. Tác giả thì nhận thấy điều này thì không cần thiết nếu dấu đầu implant đã chính xác. Bởi vậy abutment được chọn được đặt vào mẫu đầu implant và và được vặn chặt với lực tay bằng vít labo (vì vít vàng hoặc titan dùng trong miệng có thể bị hư hỏng do analog implant bằng thép không gỉ). Các abutment sau cùng được dùng để thực hiện cầu răng, do đó cần phải được làm sạch và tiệt trùng trước khi gắn lại trong miệng.
Cần cẩn thận không được tháo trụ lành thương ra ngoài trong khoảng thời gian dài vì nướu sẽ nhanh chóng co lại và sẽ gây đau cho bệnh nhân khi bị ép căng ra lại.
2. Khay lấy dấu của cầu răng bắt vít
Khay lấy dấu cá nhân có ích trong trường hợp đường vào khó hoặc hàm có hình dạng phức tạp, ngoại cỡ hoặc trong những trường hợp có nhiều implant sẽ tốn nhiều thời gian chỉnh sửa khay lấy dấu làm sẵn. Khay nên thiết kế cứng chắc và nên tạo dạng để có thể nâng đỡ coping lấy dấu trên toàn bộ chiều cao của nó bằng thiết kế dạng ống. Khoảng trống đòi hỏi ít nhất là 2mm.
Khay lấy dấu làm sẵn nên có chất lượng tốt sao cho vẫn đủ cứng chắc sau khi đục lỗ cho chốt hướng dẫn. Kích cỡ khay làm sẵn được chọn lựa theo kiểu thông thường và vị trí thoát ra của chốt hướng dẫn được đánh dấu. Lỗ vào được sửa soạn để chắc chắn rằng khay sẽ không chạm coping lấy dấu, vì coping không nên chạm vào khay.
Lỗ vào cho chốt hướng dẫn được phủ sáp để tránh chất lấy dấu không bị tràn ra ngoài qua lỗ hổng.
3. Vật liệu lấy dấu trong kỹ thuật cầu răng bắt vít
Vật liệu lấy dấu polyether và silicone có những đặt tính vật lý phù hợp để lấy dấu implant:
- Vật liệu nên đủ cứng để nâng đỡ coping và ngăn ngừa sự dịch chuyển của coping khi lấy ra khỏi miệng và đổ mẫu.
- Nó nên ghi dấu đủ chi tiết để có thể xác định đường viền nướu và những răng khác trên miệng.
- Nó nên có kích cỡ ổn định và không phản ứng với những vật liệu khác được sử dụng trong quá trình xử lí mẫu như là chất làm bản sao nướu.
- Nó cho phép quy trình tiệt khuẩn.
Với những lý do này, không khuyến cáo sử dụng vật liệu lấy dấu cao su loại nhẹ quanh coping vì chúng không đủ cứng, và vật liệu lấy dấu cao su nặng sẽ không chảy quanh coping hoặc không ghi lại tốt chi tiết. Lấy dấu một thì bằng cao su trung bình thì thích hợp hơn.
Một số bác sĩ đề nghị nẹp các coping với nhau bằng acrylic trước khi lấy dấu để đảm bảo các coping giữ được tương quan ổn định. Không có những khuyến cáo phức tạp nào hơn.
4. Pick-up impressions (kỹ thuật lấy dấu khay mở)
Kỹ thuật lấy dấu đáng tin cậy nhất để thực hiện là kỹ thuật pick-up.
Như đã mô tả trước, các coping được siết chặt với abutment bằng chốt hướng dẫn. Có sẵn các chiều dài khác nhau để đảm bảo chốt xuyên qua khay trong khi vẫn có thể đặt cây vặn vít vào chốt. Vật liệu lấy dấu được bơm xung quanh coping và phủ đầy khay. Khi khay được đặt vào trong miệng, chốt hướng dẫn có thể được cảm nhận bởi ngón tay của bác sĩ khi đi xuyên qua sáp ở trên lỗ khay. Nếu không cầm được chốt, khay nên được đặt xuống sát hơn nữa khi vật liệu lấy dấu vẫn còn ở dạng lỏng. Khay lấy dấu được giữ vững đến khi chất lấy dấu đông cứng hoàn toàn và chốt hướng dẫn được tháo ra. Các coping sẽ được tháo ra cùng với khay và nằm khít sát hoàn toàn trong chất lấy dấu suốt quá trình. Chốt hướng dẫn được dùng để định vị và lưu giữ các bản sao implant khi đổ mẫu.
5. Reseating impression (kỹ thuật lấy dấu khay đóng)
Kỹ thuật khay đóng có thể được sử dụng ở những vùng khó tiếp cận, nơi sẽ khó xác định vị trí và tháo chốt hướng dẫn khi có khay lấy dấu trong miệng. Coping lấy dấu, có hình dạng lưu giữ đặc biệt trên bề mặt, được vặn chặt vào abutment.
Coping không nhô cao hơn răng kế cận và khay lấy dấu nên có điểm chặn để không chạm vào coping khi đưa vào miệng. Khay lấy dấu cũng không cần khoét lỗ. Bơm chất lấy dấu quanh các coping và đưa khay vào miệng. Sau khi chất lấy dấu đông cứng, lấy khay ra khỏi miệng và ta được một dấu có hình dạng của coping bên trong. Coping sẽ lưu lại trong miệng sau khi tháo dấu. Sau đó coping được tháo khỏi abutment và được gắn với bản sao abutment để đỗ mẫu. Coping được đặt lại vào trong dấu và kiểm tra độ vững ổn. Điều quan trọng là vật liệu phải đủ trải rộng ra quanh coping, nếu không coping sẽ khó xác định được vị trí hoặc không vững ổn. Mặc dù người ta vẫn nghi ngại rằng kỹ thuật này có nguy cơ bị lỗi, các tác giả vẫn nhận thấy nó đáng tin cậy nếu sử dụng đúng và kiểm tra một cách cẩn thận để chắc chắn các bản sao vững ổn. Đây là kỹ thuật hữu dụng cho những bệnh nhân bị nôn hoặc khó cho phép lấy dấu tốt chẳng hạn như trong trường hợp răng sau khi mà đường vào cho cây vặn vít bị giới hạn.
6. Cho phục hình gắn bằng cement
Abutment cá nhân cần được lựa chọn và sản xuất trên mẫu hàm đầu implant và theo các kỹ thuật đã được trình bày. Abutment cá nhân cần được thử lại trong miệng với sự hỗ trợ của khóa chuyển để giúp định hướng chính xác. Nếu cần lấy dấu abutment tại vị trí trong miệng, sử dụng kỹ thuật lấy dấu cầu răng cổ điển. Cao su nhẹ được bơm quanh các abutment và dùng cao su nặng cho phần chính của dấu.
Có thể khó để ghi dấu tốt các chi tiết của đường hoàn tất sâu dưới nướu. Chỉ co nướu không được lưu giữ tốt trong khe nướu và phải cẩn thận để không đẩy nó xuống bên dưới chỗ lồi của abutment nơi mà có thể khó để lấy ra. Chống chỉ định hoàn toàn với đốt điện. Có thể đạt kết quả tốt nhất bằng cách tháo phục hình tạm một cách cẩn thận và can thiệp mô mềm với sự chăm chút cao để tránh chảy máu viền nướu. Chất co nướu dạng bột nhão cũng có thể hữu dụng. Coping bằng nhựa cũng có thể được làm trong quá trình sửa soạn abutment ở lab. Các coping này cũng có thể được giữ lại trong dấu mới, tuy nhiên chúng chỉ hữu ích khi không cần phải điều chỉnh đường hoàn tất thêm trên miệng.
Nguồn: Implant trong thực hành Nha khoa – Richard D. Palmer/Nhóm dịch Saigon Young Dentists Việt Nam
Leave a Reply