Tổng quan về nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh

Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B Streptococcus – GBS) là một trong những nguyên nhân thường gặp của nhiễm khuẩn huyết sơ sinh sớm (NKHSSS). Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and prevention – CDC), GBS chiếm 45% nguyên nhân NKHSSS ở trẻ đủ tháng, 25% ở trẻ rất nhẹ cân. Tỉ lệ tử vong do GBS ở trẻ đủ tháng là 2,1% và trẻ non tháng là 19,2%. Triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết do GBS xảy ra rất sớm sau sinh, thường trước 12 giờ tuổi đến 24 giờ tuổi. 94,7% trường hợp nhiễm GBS phát hiện trong vòng 48 giờ đầu sau sinh. 

1. Chỉ định phòng ngừa liên cầu khuẩn nhóm B

1.1. Chỉ định phòng ngừa GBS ở sản phụ 

Tiền căn sinh con bị nhiễm GBS giai đoạn sơ sinh

Có 1 trong các yếu tố ở thai kỳ hiện tại:

+ Cấy GBS (+) khi thai ≥ 36 tuần

+ Nhiễm trùng tiểu do GBS trong thai kỳ

Khi chuyển dạ có 1 trong các yếu tố:

+GBS (+) (phương pháp Real-time PCR)

+ Không rõ tình trạng nhiễm GBS khi có chuyển dạ hoặc kết quả xét nghiệm GBS (-) (phương pháp Real-time PCR) VÀ có yếu tố nguy cơ như: tuổi thai <37 tuần, ối vỡ ≥ 18 giờ, mẹ sốt ≥ 38°C )

+ Không rõ tình trạng nhiễm GBS khi có chuyển dạ VÀ nhiễm GBS ở  thai kỳ trước

1.2. Điều trị dự phòng GBS đủ 

Nếu mę có chỉ định dự phòng GBS khi chuyển dạ và được sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) đường tĩnh mạch Ampicillin hoặc Cefazolin ≥ 4 giờ trước khi sinh.

1.3. Điều trị dự phòng GBS không đủ 

Dự phòng GBS bằng các kháng sinh khác như Clindamycin hoặc Vancomycin (sử dụng đối với các trường hợp nguy cơ cao phản ứng phản vệ với Penicillin) hoặc thời gian sử dụng kháng sinh <4 giờ.

1.4. Nhiễm khuẩn huyết sớm do GBS

Phân lập được GBS từ máu, dịch não tuỷ hoặc các vị trí bình thường là vô khuẩn từ thời điểm sau sinh đến 6 ngày tuổi.

1.5. Nhiễm khuẩn huyết muộn do GBS

Phân lập được GBS từ máu, dịch não tuỷ hoặc các vị trí bình thường là vô khuẩn từ 7 ngày tuổi đến 89 ngày tuổi.

2. Yếu tố nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B

  • Sinh non
  • Ối vỡ > 18 giờ
  • Mẹ sốt trong khi sinh (từ khi chuyển dạ đến lúc sổ nhau)
  • Mẹ có chẩn đoán nhiễm GBS và điều trị dự phòng GBS không đầy đủ
  • Tiền sử mẹ sinh con bị nhiễm GBS

3. Chẩn đoán

3.1. Lâm sàng 

Trẻ có lâm sàng bất thường nếu:

  • Sinh hiệu (nhiệt độ, nhịp thở, nhịp tim) bất thường
  • Cần sử dụng Oxy và hỗ trợ hô hấp, không ngưng được sau 4 giờ tuổi
  • Cần sử dụng thuốc vận mạch

3.2. Cận lâm sàng 

Cấy máu trước khi sử dụng kháng sinh nếu trẻ có lâm sàng bất thường.

Theo dõi diễn tiến và quyết định ngưng kháng sinh dựa vào CRP (chỉ định 18-24 giờ sau sinh) và tổng phân tích tế bào máu (TPTTBM) trong các trường hợp không có triệu chứng lâm sàng.

Sử dụng procalcitonin để theo dõi diễn tiến và quyết định ngưng kháng sinh nếu trẻ có lâm sàng bất thường và chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết.

Chọc dò tủy sống nếu:

+ Cấy máu dương tính hoặc

+ Không đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh ban đầu

– PCR dịch não tuỷ nếu trẻ <34 tuần tuổi thai và có lâm sàng bất thường.

minh-hoa-lien-cau-khuan-nhom-B

4. Xử trí

4.1. Xử trí cho trẻ sơ sinh > 35 tuần tuổi thai 

Tình huống lâm sàng

 

Xử trí

 

Triệu chứng lâm sàng bất thường

 

Cấy máu, kháng sinh;

TPTTBM và CRP lúc 48 giờ tuổi

Mẹ sốt > 38°C Cấy máu, kháng sinh;

TPTTBM và CRP lúc 48 giờ tuổi

 

Mẹ không sốt, có chỉ định dự phòng GBS và dự phòng không đủ

 

Xét nghiệm (*) và theo dõi lâm sàng (**)
Mẹ không sốt, có chỉ định dự phòng GBS và dự phòng đủ Chăm sóc thường quy

 

 

(*) Xét nghiệm: cấy máu và TPTTBM lúc 6-12 giờ tuổi; TPTTBM và CRP lúc 48 giờ tuổi.

(**) Theo dõi lâm sàng: hộ sinh theo dõi lâm sàng của trẻ mỗi 12 giờ, ghi nhận vào phiếu chăm sóc. Bác sĩ khám lâm sàng mỗi buổi sáng hoặc khi có triệu chứng bất thường, ngưng theo dõi lúc 48 giờ tuổi nếu lâm sàng và xét nghiệm bình thường.

4.2. Xử trí cho trẻ sơ sinh < 35 tuần tuổi thai 

Tình huống lâm sàng

 

Xử trí

 

Triệu chứng lâm sàng bất thường

 

Cấy máu và kháng sinh ngay sau sinh TPTTBM và CRP lúc 48 giờ tuổi
Mẹ bị nhiễm trùng ối hoặc

Chuyển dạ sinh non (tự phát) hoặc

Ối vỡ non

 

Cấy máu và kháng sinh ngay sau sinh

 

Mẹ có chỉ định dự phòng GBS | Cây máu và kháng sinh ngay sau sinh

và dự phòng không đủ

 

Cấy máu và kháng sinh ngay sau sinh

 

Mẹ có chỉ định dự phòng GBS và dự phòng đủ; không nhiễm trùng ối, không chuyển dạ sinh non (tự phát),  không ối vỡ non

 

Theo dõi lâm sàng (**)
Sinh mổ do chỉ định sản khoa/thai và ối còn trước mổ Theo dõi lâm sàng (**)

 

 

(**) Theo dõi lâm sàng: hộ sinh theo dõi lâm sàng của trẻ mỗi 12 giờ, ghi nhận vào phiếu chăm sóc. Bác sĩ khám lâm sàng mỗi buổi sáng hoặc khi có triệu chứng bất thường, ngưng theo dõi lúc 48 giờ tuổi nếu lâm sàng và xét nghiệm bình thường.

4.3. Chỉ định kháng sinh 

Có triệu chứng lâm sàng bất thường

Trẻ > 35 tuần tuổi thai và mẹ sốt ≥ 38C

Trẻ < 35 tuần tuổi thai và mẹ bị nhiễm trùng ối hoặc chuyển dạ sinh non (tự phát) hoặc ối vỡ non

Trẻ < 35 tuần tuổi thai và mẹ có chỉ định dự phòng GBS và dự phòng  không đủ

4.4. Chọn lựa kháng sinh 

Chọn lựa kháng sinh ban đầu: Ampicillin và Aminoglycoside (Tobramycin hoặc Gentamicin)

Nếu điều trị không đáp ứng, chọn lựa kháng sinh tiếp theo dựa vào kháng sinh đồ hoặc hội chẩn khoa.

4.5. Thời gian sử dụng kháng sinh 

Thời gian điều trị kháng sinh:

+ Ngưng kháng sinh sau 36-48 giờ nếu lâm sàng và xét nghiệm bình  thường hoặc khuynh hướng tiến triển tốt.

+ Cấy máu dương tính: ít nhất 7 ngày hoặc 2 ngày sau khi cấy máu kiểm  tra âm tính.

+ Cấy máu âm tính nhưng lâm sàng có triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết:  7 ngày.

+ Viêm màng não do GBS: ít nhất 14 ngày.

Chọc dò tuỷ sống 48-72 giờ sau điều trị kháng sinh đối với viêm màng não. Chọc dò tuỷ sống hoặc chụp cắt lớp vi tính sọ não nếu kết quả dịch não tủy không tốt hơn.

Lưu ý: trong trường hợp đa thai, cần đánh giá trẻ còn lại nếu 1 trẻ bị nhiễm GBS, điều trị kháng sinh nếu có triệu chứng lâm sàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

  1. American Academy of Pediatrics, Management of Infants at Risk for Group B Streptoccal Disease, PEDIATRICS Volume 144, number 2, August 2019:e20191881.
  2. Control of Disease Center, Prevention of Perinatal Sreptococcal Disease, Revised Guide lines from CDC, Recommendations and Reports, November 19, 2010; Vol.59, No. RR-10.
  3. Phác đồ “Nhiễm khuẩn huyết sớm do Liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh” tại Bệnh viện Từ Dũ .

Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *