Bài viết này giới thiệu chung về phục hình cầu răng trên Implant, đồng thời nêu ra những nguyên tắc của loại phục hình này đối với thực hành lâm sàng trên bệnh nhân cụ thể. Cuối cùng, bài viết đề cập đến các phương pháp gắn dính cầu răng nhằm mang đến cho Nha sĩ một góc nhìn tổng quát nhất. Cùng tìm hiểu.
1. Giới thiệu chung về phục hình cầu răng trên Implant
Việc tạo một cấu trúc liên kết nhiều trụ implant lại với nhau đòi hỏi một tiêu chuẩn cao về lâm sàng và kĩ thuật nhằm giúp việc lấy dấu, chế tạo phục hình đạt được độ chính xác cao. Với một cầu răng thông thường được nâng đỡ bởi răng thật, những lỗi nhỏ khi gắn có thể được bù trừ nhờ vào sự di chuyển của trụ răng, nhờ vào dây chẳng nha chu. Nhưng đối với một cầu răng trên implant, việc gắn cầu răng đòi hỏi độ chính xác cao sao cho nó được đặt 1 cách thụ động lên những implant chắc chắn. Yêu cầu này khắt khe hơn ở cầu răng được gắn bằng vít vặn so với loại gắn bằng xi măng.
Phần này sử dụng thuật ngữ cầu răng để mô tả tất cả các dạng của phục hình răng cố định có liên kết các implant lại với nhau. Có thể bao gồm trường hợp không có nhịp cầu giữa các implant.
2. Nguyên tắc của phục hình cầu răng trên Implant
2.1. Cầu răng nhịp ngắn và cầu răng nhịp dài
Abutment và implant dùng để nâng đỡ cho cầu răng về cơ bản giống nhau giữa các cầu răng chỉ có 2 implant với các cầu răng toàn hàm được nâng đỡ bởi 6 trụ implant hay nhiều hơn.
Tuy nhiên để đạt được một kết quả chấp nhận được, độ phức tạp sẽ gia tăng khi mà nhiều trụ implant được liên kết lại với nhau. Sự kết nối giữa các implant có những lợi ích sau đây:
- Implant ngắn hơn (dưới 8mm) có thể được bảo vệ khỏi sự quá tải nhờ vào các implant khác, bởi vì cấu trúc cứng chắc khi đó sẽ góp phần chịu tải thông qua liên kết bề mặt giữa các implant.
- Implant được đặt ở những vùng tiềm năng chịu lực lớn sẽ được bảo vệ nhờ sự liên kết này. Ví dụ, sự kết nối giữa các implant có thể bảo vệ implant xa nhất trong phục hồi răng sau.
- Việc liên kết các implant với nhau cho phép vài nhịp vói nhất định được kết nối với cầu răng. Đối với những implant ở phía xa, hơi khó khăn để đạt được chiều dài thích hợp vì có liên quan đến việc thiếu xương, và cấu trúc giải phẩu. Bằng sự kết nối của những implant phía trước, vấn đề này của bệnh nhân có thể được giải quyết.
Trong một vài trường hợp nếu có thể cắm được những implant đủ kích thước, tốt nhất là nên chia chúng ra thành những phục hình riêng lẻ để việc sửa chữa và duy trì được thuận lợi hơn nếu có biến chứng sau này.
Nhiều tranh luận đã nổ ra liên quan đến việc có nên mở rộng cầu răng qua đường giữa do liên quan đến lực uốn của hàm (đặc biệt là hàm dưới) hay không? Tuy nhiên, thực tế lâm sàng đã không chứng minh được giả thuyết này, và tác giả cũng không nghĩ điều này có thể xảy ra.
2.2. Nhịp với ở phía xa
Nhịp với ở phía xa có thể được chỉ định là một phục hồi yên ngựa ở vị trí sau cùng, nơi gặp khó khăn khi đặt thêm 1 implant nhưng về chức năng vẫn cần dự hiện diện của răng. Việc thực hiện nhịp với ở phía xa phụ thuộc vào một vài yếu tố:
- Lực tải tiềm năng lên nhịp với. Trường hợp đối diện nhịp với là răng tự nhiên, đặc biệt lưu ý ở những bệnh nhân đã có những thói quen cận chức năng trước đó, ta phải cẩn trọng hơn so với trường hợp đối diện nhịp với là phục hình tháo lắp. Khi trên dưới đều là phục hình implant thì lực tải tiềm năng lên nhịp với sẽ là lớn nhất.
- Chiều dài và đường kính của implant xa nhất, nơi sẽ nhận tải lực nén lớn nhất
- Kích thước và vị trí của implant trước nhất, vì đây là nơi nhận lực căng kéo lớn nhất.
- Kích thước theo chiều trước sau được tính từ điểm giữa đường thẳng nối hai implant xa nhất ở cả hai bên hàm cho đến implant trước nhất. Khoảng cách này càng lớn, nhịp với có thể được thiết kế dài hơn bởi vì khi đó implant phía trước sẽ không phải chịu tải lực quá mức như khi các implant được đặt trên một đường thẳng.
Một vài tác giả đề nghị cầu với có thể thiết kế an toàn trong khoảng 20 mm. Các tác giả cũng đề nghị nên xem xét kích thước này cẩn thận, một nhịp với phía xa lý tưởng, ngay cả khi chúng được gánh bởi một vài implant có kích thước đầy đủ và trong nằm trong một cung hình dạng tối ưu, thì giới hạn cũng nên trong khoảng từ 10 – 15 mm (tương đương kích thước khoảng 2 nhịp răng cối nhỏ).
Các biến chứng có thể xảy ở cầu vói thường có liên quan đến yếu tố tự nhiên, bao gồm lỏng ốc vặn, nứt vỡ veneer, và thậm chí là nứt gãy sườn của cầu răng
2.3. Lưu giữ cầu răng bằng vít vặn hay bằng xi măng
Gắn cầu răng lên trụ implant với vít vặn cho phép chỉnh sửa các phục hồi được dễ dàng và thuận lợi hơn so với việc gắn bằng xi măng, điều này cũng có thể xem là thuận lợi hơn so với những cầu răng thông thường. Hầu hết các thiết kế của abutment làm cầu răng được sản xuất theo dạng lưu giữ bằng vít vặn.
Loại này có thể được chia thành 1 hoặc 2 khối, nằm trên hoặc bên trong đầu implant và có ren.
Abutment được thiết kế dạng nón, cân xứng, đỉnh có ren để gắn với 1 vít nhỏ, được xem như là 1 “cầu nối”, giúp lưu giữ cầu răng. Vít này được gắn xuyên qua 1 ống vàng (machined gold cylinder), gắn vào bên trong cấu trúc cầu răng và được đặt chính xác lên trên abutment. Abutment được gắn ở 1 góc độ sao cho phù hợp với sự thay đổi hướng của vít vặn cầu răng. Vít vặn nhỏ dùng để cố định cầu răng là bộ phận yếu nhất trong khối cầu răng-implant, dễ bị hỏng khi quá tải hay chấn thương.
Cầu răng lưu giữ bằng vít được cố định một cách thụ động lên trên abutment. Nếu vít cố định cầu răng được siết chặt vào ống vàng (gold cylinder) và ống vàng này không được khớp đúng vị trí của nó thì vít vặn sẽ chịu 1 áp lực, và hậu quả là không chỉ cầu răng bị sai vị trí, dẫn tới hở bờ phục hình, mà còn gây lỏng vít vặn hoặc nứt gãy theo thời gian. Mỗi ống vàng (gold cylinder) phải được đặt ở góc độ chính xác, và những biến chứng của hệ thống cầu răng với nhiều trụ implant chính là nằm ở việc có đạt được góc độ chính xác này hay không. Vì vậy với nhiều nha sĩ, việc giải quyết các khó khăn tiềm ẩn nói trên lại tỏ ra nặng nề hơn ưu điểm dễ tháo để chỉnh sửa của loại phục hình bắt vít.
Ngược lại phục hình gắn bằng xi măng không đòi hỏi những tiêu chuẩn chính xác như trường hợp gắn bằng vít, vì xi măng khi gắn sẽ cho phép cầu răng được cố định mà không phải chịu áp lực. Điều này không có nghĩa cho phép giảm tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sàng và labo, mà chỉ cho thấy một chuẩn hoàn hảo trong trường hợp này có thể không cần thiết. Kỹ thuật labo của cầu răng implant gắn bằng xi măng cũng giống với việc làm cầu răng cố định thông thường, kết hợp thêm kĩ thuật làm phục hình cho từng implant đơn lẻ. Khi đó thời gian cho labo sẽ nhiều hơn so với kỹ thuật có sử dụng những thành phần tiêu chuẩn làm bới chính nhà sản xuất.
Cầu răng bằng xi măng có thể được kiểm soát, chỉnh sửa lại sau khi gắn tạm. Sự tan rã xi măng ở đường viền cũng không dẫn đến sâu răng như ở cầu răng thông thường. Cầu răng bằng xi măng không cần chừa lỗ cho screw xuyên qua cầu răng. Cầu răng gắn cement ko đòi hỏi lỗ vặn cho vít xuyên qua. Mặc dù xuất hiện lỗ vặn vít hiếm khi gây ra vấn đề với hầu hết các bệnh nhân. Tuy nhiên nó vẫn có thể làm xuất hiện biến chứng, nếu lỗ vặn vít bắt buộc phải đặt ở vị trí nhìn thấy được, hoặc tại những điểm chạm khớp quan trọng Vì những lý do đó, mà cầu răng implant được chỉ định gắn bằng xi măng khi việc đặt implant không theo hướng lắp mong muốn của phục hình. Đối với nhiều nha sĩ, việc gắn bằng xi măng trong trường hợp này không khác mấy so với trường hợp gắn cầu răng hay mão răng thông thường.
Việc gắn bằng xi măng hay vít vặn còn phụ thuộc vào khả năng của labo. Quyết định gắn bằng phương pháp gì nên phụ thuộc vào tình huống lâm sàng và mẫu sau khi lên giá khớp trước giai đoạn lựa chọn trụ abutment, kĩ thuật được lựa chọn phù hợp nhất phải dựa trên từng trường hợp lâm sàng cụ thể. Thông thường, điều này được quyết định ở giai đoạn lên kế hoạch điều trị dưới sự đồng ý của bệnh nhân.
3. Ưu và nhược điểm các cách gắn phục hình cầu răng
3.1. Ưu điểm của phục hình cầu răng lưu giữ bằng vít vặn
- Dễ tái tạo lại được.
- Kiểm tra việc gắn hoàn tất cho phục hồi dễ được đảm bảo hơn
- Sử dụng tất cả các thành phần của nhà sản xuất cho việc cố định bề mặt
- Không có nguy cơ bị xi măng dư ở đường viền, và bị rơi xuống khe nướu
3.2. Nhược điểm của phục hình cầu răng lưu giữ bằng vít vặn
- Implant phải đảm bảo đúng theo hướng lắp của phục hình và vì thế lại tồn tại lỗ cho vít vặn trên mặt nhai hoặc abutment gập góc được sử dụng.
- Lỗ của ốc vặn có thể hiện diện ở vị trí quan trọng của mặt nhai
- Đòi hỏi sự cố định thụ động của mỗi ống vàng (gold cylinder) trên abutment
- Nguy cơ lỏng và gãy cầu răng
3.3. Ưu điểm của cầu răng gắn bằng xi măng
- Cố định thụ động không yêu cầu bắt buột nhưng nếu thực hiện được thì tốt hơn
- Không có lỗ cho ốc vặn
- Giống như 1 cầu răng thông thường
- Có thể chấp nhận được sự không phù hợp hướng giữa trục implant và phục hình
3.4. Nhược điểm của phục hình cầu răng gắn bằng xi măng
- Việc chỉnh sửa khó khăn hơn
- Đòi hỏi tốn thời gian labo hơn do phải chỉnh sửa abutment cho phù hợp
- Cần kiểm soát xi măng dư và tránh rớt vào khe nướu
- Khó giám sát trong việc cầu răng đã được cố định đúng hay chưa trong trường quá chặt hay khe nướu sâu.
- Đòi hỏi chiều cao phù hợp của abutment lưu giữ
4. Chỉ số/vị trí của abutment
Abutment đơn lẻ cần chọn theo thông số (có thể là cấu trúc lục giác phẳng đối với implant loại flat-top hoặc cấu trức kết nối bên trong đối với implant loại kết nối trong,dạng nón) để đảm bảo sự vững ổn trước lực xoay. Khi các implant được liên kết với nhau, điều này không bắt buộc, để tiện sử dụng nhà sản xuất đã thiết kế những abutment cho cầu răng bắt vít để không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cản trở tạo lực xoay trên implant. Khi abutment điều chỉnh (customed abutment) được sử dụng, bao gồm cả implant gập góc, để đảm bảo tương quan với những implant có vị trí đặc biệt, abutment cần được lựa chọn theo những thông số để phù hợp (Hình trên).
Thông số này cũng cần thiết khi tiến hành chuyển abutment từ mẫu vào miệng và ngược lại để giúp đảm bảo chính xác vị trí. Ngoài ra, labo cần hỗ trợ làm một khoá ghi dấu để ghi nhớ.
Nguồn: Implant trong thực hành Nha khoa – Richard D. Palmer/Nhóm dịch Saigon Young Dentists Việt Nam
Leave a Reply