Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?

Hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome) là một bệnh lý thường gặp ở cổ tay, do sự chèn ép dây thần kinh giữa, gây ra các triệu chứng như đau, tê ở bàn tay và ngón tay. Bệnh thường gặp ở những người làm việc văn phòng, thợ may, thợ kim hoàn, hay những người thường xuyên có tư thế cổ tay liên tục duy trì ở một tư thế cố định trong một thời gian dài gây tăng áp lực trong ống cổ tay. 

1. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng ống cổ tay

Dây thần kinh giữa có các chức năng gồm cảm giác (3 ngón rưỡi bên ngoài) và vận động (cơ dạng ngón cái ngắn, cơ gấp ngón cái ngắn, cơ đối ngón cái, cơ giun 1 và 2) Sinh lý bệnh chưa được hiểu rõ nhưng có thể do cơ chế tăng áp lực trong ống cổ tay gây rối loạn vi mạch nuôi dưỡng ở bao ngoài và bao trong, từ đó xuất hiện các triệu chứng do tổn thương dây thần kinh giữa.

hoi-chung-ong-co-tay
Hội chứng ổng cổ tay do dây thần kinh giữa bị chèn ép

2. Khám lâm sàng

Tê tay: triệu chứng ban đầu là đau, dị cảm bàn ngón tay theo sự chi phối của dây thần kinh giữa (ở mặt lòng các ngón tay cái, trỏ, giữa và nửa mặt ngoài ngón nhẫn), tăng khi vận động gấp cổ tay.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng nặng mất cảm giác, mất chức năng vận động bàn tay (gò mô cái bị teo rõ ràng, giảm cử động nhóm cơ gò ngón cái ở các động tác đối, dạng ngón cái).

Một số nghiệm pháp thăm khám trên lâm sàng

  • Tìm dấu hiệu Tinel trên dây thần kinh giữa ở cổ tay: gõ trên ống cổ tay ở tư thế duỗi cổ tay tối đa gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón tay.
  • Thực hiện nghiệm pháp Phallen: khi người bệnh gập cổ tay chủ động và giữ cẳng tay thẳng đứng trong 60 giây sẽ thấy tê các ngón tay hay gia tăng tê các ngón tay.

3. Cận lâm sàng

  • Đo điện cơ đồ tay (EMG) là cận lâm sàng quan trọng, để xác định và đánh giá mức độ nặng của hội chứng này.
  • Siêu âm cổ tay: có thể xem xét để xác định tình trạng tổn thương dây thần kinh giữa dựa vào kích thước thiết diện cắt ngang trên siêu âm.

4. Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

4.1. Chẩn đoán xác định

Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định hội chứng này liên quan nghề nghiệp của Viện quốc gia Hoa Kỳ về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp – National Institute of Occupational Safety and Health (NIOSH)): phải có hai hoặc nhiều hơn những tiêu chuẩn sau đây (một hoặc nhiều hơn một triệu chứng cơ năng (TCCN) và một hoặc nhiều hơn một triệu chứng thực thể):

  • Triệu chứng cơ năng gồm những triệu chứng về cảm giác vùng da do thần kinh giữa chi phối ở bàn tay: dị cảm, giảm cảm giác, đau, tê cứng.
  • Triệu chứng thực thể gồm: dấu hiệu Tinel dương tính, nghiệm pháp Phalen dương tính, giảm hoặc mất cảm giác châm chích vùng da thần kinh giữa chi phối hoặc test dẫn truyền thần kinh cho thấy có sự rối loạn chức năng thần kinh giữa vùng ống cổ tay.

VÀ Bằng chứng về sự liên quan đến công việc – tiền sử của một công việc liên đến một hoặc nhiều hoạt động sau đây trước khi phát triển các triệu chứng CTS:

a. Sử dụng bàn tay hoặc cổ tay thường xuyên, lặp đi lặp lại
b. Các công việc thường xuyên đòi hỏi phải tạo ra lực có mức độ lớn bằng tay, xuyên hoặc liên tục vị trí tay
c. Các công việc đòi hỏi duy trì thường
d. Thường xuyên sử dụng các dụng cụ rung
e. Áp lực thường xuyên hoặc kéo dài lên cổ tay hoặc lòng bàn tay.

4.2. Chẩn đoán phân biệt

Hội chứng ống cổ tay dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Giai đoạn đầu thường dễ nhầm sang những bệnh về cơ xương khớp hoặc những bệnh về thần kinh bao gồm Chèn ép thần kinh giữa ở khuỷu; Bệnh rễ C6 – C7; Hội chứng cổ vai tay; Bệnh tủy cổ; Xơ cột bên teo cơ; Bệnh Lyme; Nhiễm độc chì, photpho; Bệnh thần kinh ngoại biên; Chèn ép ở dây chằng Struthers. Lưu ý, Hội chứng ống cổ tay cần phải xác định nguyên phát hay thứ phát để tiếp cận điều trị phù hợp.

5. Những tác động của hội chứng ống cổ tay

  • Cảm giác đau: Bệnh nhân  cảm thấy đau và khó chịu ở khu vực cổ tay, bàn tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
  • Tê tay: Hội chứng ống cổ tay có thể làm giảm dòng máu đến khu vực cổ tay, gây ra cảm giác tê bàn tay, ngón tay. Triệu chứng này có thể làm giảm khả năng cảm nhận và sự linh hoạt của tay và ngón tay.
  • Giảm sức cơ: Hội chứng ống cổ tay có thể làm giảm sức mạnh và khả năng cử động của tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày và công việc.

6. Dự phòng

  • Thay đổi công thái học (Ergonomic) trong công việc và hoạt động hằng ngày đặc biệt trong các ngành nghề/công việc có nguy cơ phát triển thành hội chứng CTS bao gồm sắp xếp vị trí đặt bàn làm việc, màn hình máy tính, chuột và bàn phím máy tính…
  • Mang nẹp cô tay nhất là ban đêm, nghỉ những khoảng thời gian ngắn trong lúc làm việc hoặc thay đổi tư thế hoặc xen kẽ với một hoạt động khác để thư giãn cổ tay; các bài tập tay và cổ tay như xoay cổ tay và giãn lòng bàn tay, ngón tay; tránh gối đầu lên tay khi ngủ. Khám và điều trị sớm các nguyên nhân thứ phát có thể điều trị được của hội chứng ống cổ tay.
  • Kết hợp phục hồi chức năng, hạn chế tái phát sau can thiệp phẫu thuật bằng cách thay đổi lối sống như trên.

Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *