Bài viết này đề cập đến những lưu ý của phục hình Implant riêng lẻ cần lưu tâm đến trong quá trình bảo dưỡng phục hình của Nha sĩ đối với từng bệnh nhân cụ thể. Khi nắm rõ các biến chứng đối với quá trình bảo dưỡng Implant, Nha sĩ có thể dễ dàng kiểm soát và giảm thiểu tối đa rủi ro nguy hiểm có thể xảy đến. Cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này.
1. Tổng quan về biến chứng phục hình Implant trên bệnh nhân
Các biến chứng và những yêu cầu về bảo dưỡng thay đổi khác nhau đối với từng bệnh nhân phụ thuộc vào:
- Sự nhạy cảm với sâu răng và bệnh nha chu ở bệnh nhân còn răng.
- Sự phức tạp và kiểu phục hình trên implant.
- Yêu cầu chức năng của phục hình.
- Khả năng tuân thủ của bệnh nhân đối với các tiêu chuẩn vệ sinh răng miệng.
Người ta khuyên rằng bệnh nhân có điều trị implant thì nên tới kiểm tra liên tục ít nhất mỗi năm một lần, nhưng nhiều trường hợp người ta yêu cầu bệnh nhân có thói quen khám và làm sạch định kỳ mỗi 3, 4, 6 tháng tùy theo mỗi cá nhân.
2. Bảo dưỡng phục hình những đơn vị răng riêng lẻ
Những đơn vị răng riêng lẻ thường yêu cầu bảo trì ít hơn những loại khác. Các biến chứng phổ biến người ta ghi nhận được là nứt gãy sứ (khoảng 1% mỗi năm).
Sự cố này phổ biến hơn ở những loại phục hình lớn. Người ta cho rằng điều này dễ xảy ra hơn trên phục hình trên implant hơn là phục hình trên răng tự nhiên là do sự cứng chắc của hệ thống implant. Sửa chữa nứt bể sứ thường không thể biết trước và thường làm lại mão răng mới cho bệnh nhân.
Nhiều phục hình đơn lẻ dùng xi măng để gắn và ta phải kiểm tra tình trạng gắn có được đảm bảo hay không. Tỷ lệ sút mão trên phục hình đơn lẻ rất thấp (khoảng 1% năm) ngay cả khi sử dụng xi măng gắn tạm tương đối yếu.
Nguyên nhân là do sự khít sát của abutment với mão răng, và một số trường hợp độ song song giữa chúng rất cao khiến cho việc lấy mão ra không thể được hoặc rất khó khăn. Thiết kế abutment song song đôi khi gặp sự cố khi gắn mão bằng kỹ thuật cũ, do không làm giảm được áp xuất thủy tĩnh trong lòng mão bằng việc sử dụng lỗ thoát xi măng (cementation vent).
Kết quả là đường viền kém khít sát và một khối lượng xi măng dư thừa chảy ra ngoài gây viêm mô mềm do tăng nguy cơ lưu giữ mảng bám vi khuẩn. Lỗ hổng (lỗ hổng này trên abutment trong kỹ thuật gắn implant vent technique, ghi chú thêm này của người dịch) giúp giảm bớt lượng xi măng dư đẩy xuống nướu qua đường viền mão, nguyên nhân của viêm mô mềm đáng kể bao gồm áp xe mô mềm và lỗ dò. Tuy nhiên đối với những abutment có thiết kế tích hợp lỗ thoát cho xi măng, abutment cá nhân ít song song và sử dụng lượng xi măng gắn vừa phải thì lượng xi măng dư chắc chắn sẽ ít hơn.
Lưu giữ mảng bám và viêm nhiễm tiến triển có thể là dấu hiệu đầu tiên của lỏng abutment, nguyên nhân do lỏng vít abutment. Ta có thể dễ dàng điều chỉnh lại nếu phục hình lưu giữ bằng vít, nhưng nếu lưu giữ bằng xi măng mà độ lưu giữ của mão cao thì có thể gặp khó khăn khi tháo bỏ mão. Việc khoan xuyên mão để bộc lộ vị trí vít vặn có thể gặp khó khăn mà có nguy cơ phải thay cả abutment và mão.
Biến cố lỏng vít vặn abutment đã giảm trong những năm gần đây so với nhũng năm trước (khoảng 3% năm) vì thiết kế kết nối implant và abutment đã được cải thiện, và người ta kiểm soát được độ torque khi siết chặt vít.
Lỏng vít, sút mão và nứt mão thường gặp nhiều nhất trên những bệnh nhân có thói quen cận chức năng. Những biến cố này thường dẫn tới những hệ quả tiếp theo nghiêm trọng hơn đó là: gãy vít vặn abutment, nặng hơn là gãy implant. Những bệnh nhân có thói quen nghiến răng ban đêm phải được mang máng bảo vệ ban đêm và kiểm tra cẩn thận tiếp xúc trung tâm trong mối lần tái khám. Những tiếp xúc trung tâm cần được đánh giá để đảm bảo rằng tiếp xúc đầu tiên phải là trên răng thật.
Nguồn: Implant trong thực hành Nha khoa – Richard D. Palmer/Nhóm dịch Saigon Young Dentists Việt Nam
Leave a Reply