Hiểu rõ về giải phẫu và sinh lý dòng chảy động mạch vành là rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của tim và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến động mạch vành.
1.Giới thiệu
Tầm quan trọng của việc hiểu giải phẫu động mạch vành là giúp các chuyên gia y tế hiểu rõ hơn về cấu trúc và chức năng của động mạch vành, từ đó phát hiện và điều trị các vấn đề liên quan đến sự cố về động mạch vành. Nếu không có kiến thức về giải phẫu động mạch vành, các chuyên gia y tế khó có thể xác định chính xác vị trí của các tổn thương hoặc tắc nghẽn động mạch vành, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Sinh lý dòng chảy động mạch vành cũng là yếu tố quan trọng trong việc hiểu và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến động mạch vành. Việc duy trì dòng chảy máu tốt trong động mạch vành là cần thiết để cung cấp đủ máu và oxy cho cơ tim, giúp duy trì chức năng của cơ tim. Nếu dòng chảy bị ngưng trệ hoặc giảm sút, cơ tim có thể bị tổn thương và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Việc hiểu rõ về giải phẫu và sinh lý dòng chảy động mạch vành là rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của tim.
2.Sơ lược giải phẫu hệ động mạch vành
Bình thường quả tim được nuôi dưỡng bởi 2 động mạch vành: động mạch vành phải và động mạch vành trái. Hai động mạch này xuất phát từ gốc của động mạch chủ và nhận máu từ động mạch chủ qua các xoang Valsalva, chạy trên bề mặt của tim (giữa cơ tim và lớp thượng tâm mạc).
– động mạch vành trái:
động mạch vành trái xuất phát từ xoang Valsalva trước trái, sau khi chạy một đoạn ngắn giữa động mạch H phổi và nhĩ trái (gọi là thân chung động mạch vành trái) sẽ chia ra thành hai nhánh: động mạch liên thất trước (động mạch LTT) và động mạch mũ (động mạch M).
- Thân chung động mạch vành trái bình thường dài khoảng 10 mm, đôi khi giải phẫu hệ mạch vành có thể không có thân chung, động mạch liên thất trước và mũ xuất phát từ hai lỗ riêng biệt.
- Động mạch LTT chạy dọc theo rãnh liên thất trước về phía mỏm tim, thành những nhánh vách và nhánh chéo. Khoảng 37% các trường hợp có nhánh trung gian và được coi như là nhánh chéo thứ nhất.
– Những nhánh vách chạy xuyên vào vách liên thất, có số lượng và kích thước rất thay đổi.
– Những nhánh chéo chạy sang thành trước bên, có từ 1-3 nhánh, có thể phát triển nhiều hay ít.
– Động mạch LTT cấp máu cho khoảng 45-55% thất trái, gồm thành trước bên, mỏm tim và vách liên thất.
Động mạch M chạy trong rãnh nhĩ thất trái cho 2-3 nhánh bờ, cung cấp máu cho thành bên thất trái. Động mạch M cấp máu khoảng 15-25% thất trái (trừ trong trường hợp động mạch M ưu năng, cấp máu khoảng 40-50% thất trái) gồm vùng sau bên và trước bên thất trái
Động mạch vành phải:
Động mạch vành phải xuất phát từ xoang Valsalva trước phải, chạy trong rãnh nhĩ thất phải, ở đoạn gần chia nhánh vào nhĩ phải (động mạch nút xoang), và thất phải (động mạch H nón) rồi vòng ra bờ phải của tim, đi tới đầu sau của rãnh liên thất sau chia làm hai nhánh động mạch liên thất sau và nhánh quặt ngược thất trái.
– Cách gọi tên động mạch vành theo CASS (Coronary Artery Surgery Study):
– Động mạch vành phải chia làm ba đoạn:
- Đoạn gần (I): 1/2 đầu tiên từ lỗ động mạch tới nhánh thất phải.
- Đoạn giữa (II): giữa đoạn gần và đoạn xa.
- Đoạn xa (III): từ nhánh bờ phải tới động mạch H liên thất sau.
– Thân chung động mạch vành trái từ lỗ động mạch vành trái cho tới chỗ chia thành động mạch LTT và động mạch M.
– Động mạch LTT chia làm ba đoạn:
- Đoạn gần (I): từ chỗ chia cho tới nhánh vách đầu tiên.
- Đoạn giữa (II): từ nhánh vách đầu tiên tới nhánh chéo thứ hai.
- Đoạn xa (III): từ sau nhánh chéo thứ hai.
– Động mạch M chia làm hai đoạn:
- Đoạn gần (I): từ chỗ chia tới nhánh bờ 1.
- Đoạn xa (II): từ sau nhánh bờ 1 chạy trong rãnh nhĩ thất trái.
3. Sinh lý tưới máu của tuần hoàn vành
Tuần hoàn vành diễn ra trên một khối cơ rỗng co bóp nhịp nhàng nên tưới máu của tuần hoàn vành cũng thay đổi nhịp nhàng. Tưới máu cho tâm thất trái chủ yếu được thực hiện trong thì tâm trương trong khi tâm thất phải được tưới máu đều hơn cả hai thì, tuy vậy trong thì tâm thu cũng bị hạn chế.
Có rất ít hệ thống nối thông (bàng hệ) giữa các động mạch vành, vì vậy nếu một động mạch vành nào bị tắc thì sự tưới máu cho vùng cơ tim đó sẽ bị ngừng trệ, và nếu tắc nghẽn kéo dài sẽ gây hoại tử cơ tim. Có sự khác biệt về sự tưới máu cho cơ tim ở lớp dưới nội tâm mạc và lớp dưới thượng tâm mạc. Trong thì tâm thu, cơ tim co làm tăng áp suất riêng phần trong cơ tim. Có một bậc thang áp suất tăng dần từ ngoài vào trong và mạnh nhất ở lớp dưới nội tâm mạc, vì vậy trong thì tâm thu dòng máu đến lớp dưới nội tâm mạc rất ít so với lớp dưới thượng tâm mạc.
Bình thường lưu lượng máu qua động mạch vành khoảng 60 – 80ml/phút/100 gam cơ tim (250ml/phút), chiếm 4,6% lưu lượng tuần hoàn của toàn cơ thể. Dự trữ oxy của cơ tim hầu như không có. Chuyển hóa của cơ tim chủ yếu là ái khí nên khi có tăng nhu cầu oxy cơ tim thì phải đáp ứng bằng tăng cung lượng vành đến lớp dưới nội tâm mạc rất ít so với lớp dưới thượng tâm mạc.
Leave a Reply